ĐIỀU KHIỂN SUY NGHĨ THÔNG QUA NHỮNG HÌNH ẢNH TRONG TÂM TRÍ

Một phần của tài liệu Tôi tài giỏi Bạn cũng vậy (Edit by Lê Nguyên Thịnh) (Trang 97)

- Sau mỗi 2 tiếng học, nên thư giãn trong nửa giờ

CHƯƠNG 16: TẠO QUYẾT TÂM MẠNH MẼ TỨC THÌ CẢM XÚC LÀM CHỦ CUỘC SỐNG

ĐIỀU KHIỂN SUY NGHĨ THÔNG QUA NHỮNG HÌNH ẢNH TRONG TÂM TRÍ

Bạn đã biết từ ngữ bạn dùng ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần và cảm xúc của bạn như thế nào. Việc tiếp theo bạn cần biết để làm chủ cảm xúc chính là kiểm soát những hình ảnh trong tâm trí bạn.

Chúng ta thường cảm thấy lười biếng, ko có động lực vì chúng ta tạo ra những hình ảnh trong tâm trí về sự khó khăn, tẻ nhạt, tốn thời gian của việc học. Kết quả là chúng ta ko thích học. Hoặc chúng ta luôn cảm thấy chán nản vì cứ liên tục quay đi quay lại trong tâm trí những hình ảnh bị la rầy hay thất bại.

Bạn cần phải hiểu rằng bạn có thể điều khiển những hình ảnh, những đoạn phim diễn ra trong đầu bạn giống như 1 nhà quay phim vậy. Bạn có thể ngừng quay những hình ảnh chán nản, thất vọng và chỉ tập trung vào những hình ảnh vui vẻ, phấn khởi trong tâm trí bạn.

Điều khiển cường độ cảm xúc của bạn

Bạn có bao giờ để ý rằng chúng ta cảm nhận được những mức độ khác nhau của hạnh phúc, động lực, của lười biếng hay thất vọng? Đôi khi chúng ta cảm thấy một chút quyết tâm, trong những lúc khác nhau, chúng ta lại cảm thấy rất quyết tâm và thậm chí thỉnh thoảng là cực kỳ quyết tâm. Có những lúc chúng ta cảm thấy chỉ hơi buồn, nhưng một vài lúc khác lại cực kỳ buồn thảm.

Thật tuyệt vời nếu chúng ta có thể kiểm soát được cường độ cảm xúc của chúng ta đúng không? Chúng ta sẽ luôn tăng cường những cảm xúc tích cực như vui vẻ, phấn chấn. Đồng thời, chúng ta sẽ giảm thiểu những cảm xúc tiêu cực. Đúng thế, bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó bằng cách thay đổi những hình ảnh trong tâm trí bạn. Điều này có ý nghĩa gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua một thực nghiệm nhỏ.

Thực nghiệm

Tôi muốn bạn nhắm mắt lại và nghĩ đến một thời điểm trong quá khứ mà bạn cảm thấy rất vui vẻ, hạnh phúc. Đó có thể là lúc bạn đạt điểm 10 trong kỳ thi, hoặc là lúc bạn thắng một giải thi đấu hoặc bất cứ thời điểm nào khiến bạn cảm thấy tuyệt vời nhất.

Khi bạn nghĩ về giây phút đó, bạn có cảm thấy tự tin và vui vẻ không? Tốt lắm. Bây giờ tôi muốn bạn để ý về hình ảnh trong tâm trí bạn. Hình ảnh đó:

Đen trắng hay đầy màu sắc?

_______________________________________________________________________________ Gần hay xa? _______________________________________________________________________________ Sáng hay mờ? _______________________________________________________________________________ Lớn hay nhỏ? _______________________________________________________________________________

* Hình ảnh nhập tâm là hình ảnh bạn dùng để mường tượng về sự việc theo góc nhìn của bản thân (giống như cách bạn luôn nhìn thế giới xung quanh). Hình ảnh không nhập tâm là hình ảnh bạn dùng để mường tượng về sự việc theo cách nhìn của một người khác (giống như bạn xem một đoạn phim trong đó có bạn).

Bây giờ tôi muốn bạn hãy đạo diễn những hình ảnh trong tâm trí bạn. Trong lúc đạo diễn, hãy để ý liệu cảm xúc của bạn đang mạnh hơn hay yếu đi. Nếu hình ảnh của bạn màu đen trắng, hãy thêm màu sắc cho nó. Nếu hình ảnh nằm phía xa, hãy kéo nó lại gần. Tương tự, nếu hình ảnh bạn mờ mịt nhỏ bé, hãy phóng to ra và thêm ánh sáng. Thay đổi vị trí hình ảnh trên màn ảnh tâm trí bạn cho đến khi cảm xúc của bạn tăng mạnh hơn. Nếu đó vẫn là một hình ảnh tĩnh, hãy biến nó thành một đoạn phim. Cuối cùng, nếu bạn đang hình dung sự việc theo con mắt của người khác quan sát bạn, hãy nhập tâm để hình dung sự việc theo cách nhìn của chính bạn.

Nếu bạn đã đạo diễn thành công, bạn chắc chắn hẳn cũng cảm nhận thấy cảm xúc của bạn đang thay đổi một cách mạnh mẽ khi họ:

KHOANĐÃ ĐÃ

Hãy ngừng đọc và làm thực nghiệm trên ngay bây giờ

• Thay đổi hình ảnh trong tâm trí từ đem trắng sang đầy đủ màu sắc • Kéo hình ảnh từ xa đến gần

• Phóng to kích cỡ hình ảnh

• Chuyển từ một ảnh bất động thành một đoạn phim • Làm hình ảnh sáng hơn

• Làm hình ảnh sắc nét hơn

• Thay đổi từ hình ảnh không nhập tâm đến hình ảnh nhập tâm

Tương tự, khi bạn làm ngược lại, cảm xúc của bạn sẽ yếu đi và giảm cường độ.

Biết được lúc nào nên tăng cường, lúc nào nên giảm thiểu cảm xúc

Vậy thì, bạn nên tận dụng những kiến thức này như thế nào trong cuộc sống? Bất cứ khi nào bạn rơi vào trạng thái tồi tệ, bạn cũng có thể làm giảm cảm giác tệ hại đó bằng cách thay đổi hình ảnh trong tâm trí bạn, nghĩa là điều chỉnh hình ảnh nhỏ đi, mờ dần, không nhập tâm và đẩy nó ra xa.

Khi bạn cảm thấy vui vẻ tự tin, hãy tăng cường cảm xúc bằng cách điều chỉnh hình ảnh trong tâm trí bạn to hơn, sáng ra, với nhiều màu sắc rực rỡ. Nhập tâm hoàn toàn vào hình ảnh, biến nó thành một đoạn phim và kéo nó lại gần phía bạn.

Làm thế nào để thay đổi cảm giác tồi tệ?

Giả sử có ai đó hay một việc gì đó làm bạn bực bội. Ví dụ, một bạn cùng lớp xúc phạm bạn khiến bạn cảm thấy rất chán nản, thất vọng, thậm chí giận dữ. Nếu bạn giống như hầu hết mọi người, bạn sẽ nghĩ mãi về chuyện này cả ngày và cứ quay đi quay lại những hình ảnh tồi

tệ đó trong tâm trí bạn. Thế là cả ngày của bạn (và có thể là những ngày tiếp theo) sẽ bị phá hủy vì bạn không có tâm trạng để làm gì cả.

Thay vào đó, bạn có thể chọn cách thay đổi hình ảnh trong tâm trí giúp bạn chuyển từ cảm giác tồi tệ sang cảm giác bình tâm hoặc thậm chí vui vẻ ngay lập tức.

Đó là những việc bạn nên làm. Trước hết, tách rời bản thân bạn ra khỏi hình ảnh nếu hiện tại bạn đang nhìn sự việc theo cách nhập tâm. Tưởng tượng ra cảnh bạn bước ra khỏi bức tranh đó, đi xa mười bước và đây bức tranh ra xa cho đến khi nó nhỏ lại chỉ còn khoảng một phần tư kích cỡ ban đầu. Bây giờ, hãy tưởng có hai tai chuột móc mọc ra từ tai của người bạn đó và mũi của hắn sưng tấy lên như một quả cà chua to đùng. Cuối cùng, tóm lấy hình ảnh đó trong tay bạn, vò nát, rồi quăng mạnh nó ra xa về phía mặt trời và thưởng thức cảnh nó vỡ tung ra hàng triệu mảnh. Bạn cảm thấy thế nào? Tuyệt!

Làm thế nào để có động lực ngay tức thì?

Bạn đã bao giờ ở trong tình huống là phải hoàn tất một công việc nhưng lại cảm thấy quá lười biếng và mệt chưa? Xin nhớ rằng điều bạn cảm thấy chỉ đơn thuần là một trạng thái tinh thần có thể thay đổi ngay lập tức. Chúng ta hãy áp dụng những gì vừa học theo các bước sau đây.

Một phần của tài liệu Tôi tài giỏi Bạn cũng vậy (Edit by Lê Nguyên Thịnh) (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w