R: bit chỉ quá thang (over-range), nếu ở mức cao, chỉ ra rằng ngõ vào đã vượt quá giới hạn cho phép.

Một phần của tài liệu luận văn đề tài mạng thu thập dữ liệu và quảng bá (Trang 61)

I. SƠ LƯỢC VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP BIẾN ĐỔI AD

O R: bit chỉ quá thang (over-range), nếu ở mức cao, chỉ ra rằng ngõ vào đã vượt quá giới hạn cho phép.

quá giới hạn cho phép.

B1÷B12 : ngõ ra ba trạng thái, là các bit dữ liệu tương ứng.

TEST : ngõ vào, khi TEST = 1 thì ADC hoạt động bình thường, TEST = 0 thì tất cả bit dữ liệu ra đều ở mức cao, còn khi không kết nối thì các chốt ngõ ra bộ đệm được cho phép. Trong hoạt động bình thường : nối TEST lên +5v.

LBEN : ở chế độ trực tiếp (MODE = 0 và CE/LOAD = 0) thì LBEN là ngõ vào, khi ở mức tích cực sẽ cho phép xuất byte thấp; ở chế độ bắt tay (MODE = 1) thì LBEN là ngõ ra, có chức năng là cờ byte thấp.

HBEN : ở chế độ trực tiếp (MODE = 0 và CE/LOAD = 0) thì HBEN là ngõ vào, khi ở mức tích cực sẽ cho phép xuất byte cao; ở chế độ bắt tay (MODE = 1) thì HBEN là ngõ ra, có chức năng là cờ byte cao.

CE/LOAD : ở chế độ trực tiếp, là ngõ vào, khi tích cực sẽ cho phép xuất ra 12 bit dữ liệu B1÷B12, POL, OR nếu LBEN, HBEN tích cực. Ơû chế độ bắt tay, là ngõ ra strobe.

MODE : ngõ vào, khi ở mức thấp : ADC hoạt động ở chế độ trực tiếp, còn khi ở mức cao : ADC hoạt động ở chế độ bắt tay.

OSC IN : ngõ vào của bộ dao động.

OSC OUT : ngõ ra của bộ dao động.

OSC SEL : ngõ vào, dùng để chọn bộ dao động. ICL 7109 có một bộ dao động với 3 ngõ, nó có thể hoạt động với bộ dao động RC hay dao động thạch anh, cũng có thể hoạt động với nguồn xung clock bên ngoài.

Nếu chân OSC SEL để hở (có pullup kéo lên) hay nối với mức cao thì xung clock sẽ lấy từ bộ dao động RC bên ngoài. Khi đó, xung clock sẽ cùng pha, cùng tần số với tín hiệu trên chân BUF OSC OUT và tần số xung clock tính theo công thức :

RC f = 0.45

Điện trở nên chọn là 100K, tụ chọn sao cho khoảng thời gian của 2048 chu kỳ xung clock gần với một bội số tích phân của 50Hz để loại trừ nhiễu 50Hz, nhưng không nên nhỏ hơn 50pF.

Nếu chân OSC SEL được kéo xuống mức thấp thì xung clock lấy từ dao động thạch anh bên ngoài có tần số từ 1MHz đến 5MHz. Tần số xung clock bên trong khi đó sẽ bằng tần số của tín hiệu trên chân BUF OSC OUT chia cho 58.

BUF OSC OUT : ngõ ra của bộ dao động được đệm, tiện dụng làm nguồn xung clock cho các IC khác.

RUN/HOLD : sau khi pha autozero hoàn tất trong khoản thời gian nhỏ nhất, cần có một xung lên cao ít nhất 200ns tác động vào chân RUN/HOLD để bắt đầu một quá trình biến đổi. Tuy nhiên cần chú ý rằng nếu có bất kỳ xung nào xuất hiện trong quá trình biến đổi hay trong vòng 2048 chu kỳ xung clock sau khi chân STATUS xuống thấp sẽ bị bỏ qua. Nếu ICL 7109 đang ở vào thời điểm kết thúc pha autozero, một quá trình biến đổi sẽ được bắt đầu và chân STATUS sẽ lên cao trong vòng 7 chu kỳ xung clock sau khi RUN/HOLD lên cao.

Thêm vào đó, để bắt đầu và kết thúc một quá trình biến đổi, chân này cũng có thể được sử dụng để cực tiểu thời gian biến đổi. Bởi vì một quá trình biến đổi bình thường sẽ tốn mất 8192 chu kỳ xung clock, trong đó riêng pha de-integrate đã lấy mất 4096 chu kỳ xung clock và độc lập với điện áp vào. Nhưng nếu sau khi STATUS xuống thấp, RUN/HOLD xuống thấp theo thì ICL 7109 sẽ nhảy tức thời đến pha autozero hơn là phải mất toàn bộ 4096 chu kỳ xung clock cho pha de- integrate.

SEND : ngõ vào, báo hiệu rằng thiết bị bên ngoài đã chấp nhận dữ liệu khi ADC hoạt động ở chế độ bắt tay. Nối lên +5v nếu không sử dụng.

V- : nguồn âm cho ICL 7109, thường nối đến -5v.

REF OUT : ngõ ra điện áp tham chiếu, thường nhỏ hơn V+ là 2,8v.

BUF : ngõ ra bộ khuếch đại đệm.

Một phần của tài liệu luận văn đề tài mạng thu thập dữ liệu và quảng bá (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w