Hình sau đây thí dụ về một ký tự được truyền theo frame gồm : 1 bit bắt đầu, 8 bit dữ liệu, 1 bit chẵn lẻ, và 1 bit kết thúc.
RS-232 sử dụng cách truyền thông tin theo kiểu không đồng bộ, khuôn mẫu dữ liệu với các bit bắt đầu và dừng, như chỉ ra trên hình 3-4. Ta có thể thấy rõ là tại một thời điểm chỉ có một kí tự được truyền đi và có thời gian phân cách giữa chúng. Khoảng thời gian trì hoãn này thực chất là khoảng thời gian hoạt động không hiệu quả và được đặt ở mức logic cao ( -12V ) như chỉ ra trên hình 3-4. Bo truyền gởi một bit start để thông báo cho bộ nhận biết một kí tự sẽ được gởi đến trong lần gởi bit tiếp theo. Bit bắt đầu này luôn ở mức 0. Tiếp theo 5, 6 hoặc 7 bit dữ liệu được gởi dưới dạng kí tự mã ASCII 7 bit, tiếp theo là một bit chẵn lẻ và cuối cùng là 1, 1.5, 2 bit stop. Hình 3-5 chỉ ra một khuôn dạng khung truyền một kí tự ‘A’ và sử dụng tính chẵn lẻ là lẻ. Khoảng thời gian phân cách của một bit đơn quy định tốc độ truyền . Cả bộ đệm truyền và nhận cần phải được đặt ở củng khoảng thời gian bit dó hay nói cách khác là bộ truyền và nhận phải có cùng tốc độ baund. Việc thiết lặp đồng bộ chỉ mang tính tương đối để bộ truyền và nhận có tốc độ xấp xỉ nhau, lý do là tín hiệu mang dữ liệu chỉ xuất hiện trong thời gian tương đối ngắn.
Ví dụ trên hình 3-5 mô tả giản đồ mức logic thể hiện một khung truyền dữ liệu nối tiếp RS-232 sử dụng: 1 bit start, 7 bit data, 1 bit parity, 2 bit stop. Đây là một đoạn của thông báo gửi trên luồng dữ liệu sau đây: Bit đầu tiên gửi
11111010001011000001111111111111100000111111110001100111101100 111111111111
khuôn mẫu của xâu dữ liệu gửi được chỉ ra dưới đây:
-12V+12V +12V 1 0 0 0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Bit chẵn lẻ (tùy chọn) Bit kết thúc Trạng thái đánh dấu Bit thấp trước Bit cao sau 8 bit dữ liệu 11001001B Bit bắt đầu (mức 0) Trạng thái đánh dấu (mức 1)
{idle: khoảng trống } 11111 { bit bắt đầu } 0 {‘A’} 1000001 { bit parity } 0 { các bit stop } 11 { bit bắt đầu } 0 {‘p’} 0000111 { bit parity } 1 { các bit stop } 11 {idle} 11111111 { bit bắt đầu } 0 {‘p’} 0000111 { bit parity } 1 { các bit stop } 11 {idle} 11 { bit bắt đầu } 0 {‘L’} 0011001 { bit parity } 1 { các bit stop } 11
Như vậy thông điệp đã gửi là ‘AppL’ BIT CHẴN LẺ:
Thực chất quá trình kiểm tra lỗi khi truyền dữ liệu là bổ sung thêm dữ liệu vào dòng dữ liệu được truyền để tìm ra hoặc sửa chữa lỗi trong quá trình truyền. Chuẩn RS-232 sử dụng một kỹ thuật đơn giản gọi là chẵn lẻ để có khả năng phát hiện lỗi.
Một bit chẵn lẻ sẽ được bổ sung vào dữ liệu được truyền để cho thấy số các số 1 ( các bit có giá trị bằng 1 ) được gởi trong một khung truyền là chẵn hay lẻ. Đây là một phương pháp đơn giản để mã hoá lỗi và chỉ cần đến một cổng XOR để tạo ra bit chẵn lẻ. Bit chẵn lẻ bổ sung vào dữ liệu được truyền bằng cách chèn nó vào một vị trí chính xác của bit trong thanh ghi dịch sau khi đã đếm xem có bao nhiêu số 1 đã được gởi.
Một bit chẵn đơn giản chỉ có thể tìm ra một số lẻ các lỗi, chẳng hạn 1, 3, 5, … Nếu như có một số chẵn các bit lỗi thì bit chẵn lẻ sẽ trùng với bit không mắc lỗi và không phát hiện ra lỗi. Kỹ thuật mã hoá lỗi theo cách này thường không được sử dụng trong trường hợp một vài bit mắc lỗi.