Các nhân tố thuộc về tổ chức, đơn vị

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khu vực hành chính công thành phố quảng ngãi (Trang 50)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Các nhân tố thuộc về tổ chức, đơn vị

- Mục tiêu của tổ chức: Tổ chức mong muốn nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng được yêu cầu thì trong quá trình phát triển nguồn nhân lực phải gắn chiến lược nguồn nhân lực với mục tiêu của tổ chức. Phát triển nguồn nhân

lực phải phù hợp với mục tiêu tổ chức đang theo đuổi.

- Môi trường làm việc và tính chất công việc: Môi trường làm việc năng động hay môi trường làm việc yên tĩnh nó cũng tác động đến công tác đào tạo. Nó đòi hỏi công tác đào tạo sao cho phù hợp với môi trường và tính chất của tổ chức để sau quá trình đào tạo và phát triển, người lao động có thể phát huy hết kỹ năng họđược trang bị.

- Chính sách sử dụng con người: Các chính sách là chỉ nam hướng dẫn chứ không phải luật lệ cứng nhắc và phải linh hoạt, uyển chuyển phù hợp với thực tế trong từng thời kỳ. Đặc biệt chính sách sử dụng con người, nhất là người lao động qua đào tạo, có trình chuyên môn, kỹ năng tay nghề cao sẽ ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn nhân lực.

1.3.4. Các nhân tố thuộc về bản thân người lao động

- Quyết định gắn bó lâu dài với nghề nghiệp: Người lao động luôn quan tâm đến những cơ hội mới trong nghề nghiệp của họ, tại một số thời điểm nhất định trong cuộc đời, người lao động phải có những quyết định quan trọng đối với nghề nghiệp của mình. Quyết định lựa chọn và gắn bó lâu dài với nghề nghiệp của người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực của tổ chức.

- Kỳ vọng của người lao động về lương và lợi ích: Sự kỳ vọng của người lao động về chế độ tiền lương, nơi làm việc ổn định và được ưu tiên xem xét khi có một địa vị nào đó cần thay thế sẽ là động cơ thúc đẩy quá trình đào tạo mang lại hiệu quả.

- Nhu cầu tự khẳng định, tự hoàn thiện mình, được tôn trọng và thừa nhận: Trong một xã hội tri thức, việc một lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao thường được mọi người ngưỡng mộ và trọng vọng hơn những người khác. Chính sự cảm nhận này đã tạo ra một nhu cầu rất chính đáng của người lao động, đó là nhu cầu “được tôn trọng và thừa nhận”. Để thoả mãn nhu cầu “được tôn

trọng và thừa nhận”, người lao động sẽ sẵn sàng tham gia đào tạo.

1.4. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHU VỰC HÀNH CHÍNH CÔNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ ĐỊA

PHƯƠNG Ở NƯỚC TA

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khu vực hành chính công thành phố quảng ngãi (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)