6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng về đội ngũ nhân lực khuvực hành chính công của
2.2.1. Thực trạng về đội ngũ nhân lực khu vực hành chính công của thành phố Quảng Ngãi hiện nay thành phố Quảng Ngãi hiện nay
Đội ngũ NNL khu vực HCC thành phố Quảng Ngãi được hình thành từ nhiều nguồn: cán bộ, bộ đội chuyển ngành, cán bộđịa phương và tuyển dụng mới... Sau 40 năm, kể từ sau ngày thống nhất đất nước, trải qua thử thách và rèn luyện, đội ngũ NNL khu vực HCC của thành phố từng bước trưởng thành và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Lớp cán bộ, công chức mới được tuyển dụng sau ngày miền Nam giải phóng được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản là nguồn lực phong phú bổ sung cho các ngành, các cấp. Lớp cán bộ trưởng thành trong chiến tranh có lập trường chính trị vững vàng, giữ được phẩm chất, đạo đức cách mạng, trong đó có một bộ phận không nhỏ có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, đã đóng góp tích cực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố.
Trong những năm đầu mới chia tách tỉnh Nghĩa Bình, công tác cán bộ ở thành phố gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ NNL khu vực HCC vừa thiếu, vừa yếu, tổ chức bộ máy còn nhiều bất cập, nhưng với tinh thần vượt khó và nỗ lực vươn lên, thành phố Quảng Ngãi đã dần dần xây dựng được đội ngũ nguồn nhân lực đông đảo, có khả năng gánh vác được công việc. Qua thực tiễn nguồn nhân lực khu vực hành chính công từ thành phốđến xã, phường đã thể hiện được tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, thực hiện đường lối,
chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có hiệu quả.
Về tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị của thành phố Quảng Ngãi gồm 34 cơ quan, đơn vị (trong đó khối Đảng 5; Mặt trận và các đoàn thể 6; Cơ quan chuyên môn 12; Sự nghiệp thuộc khối Nhà nước 11) và 23 phường, xã với 781 cán bộ, công chức đang công tác trong các cơ quan thuộc khối Đảng, đoàn thể và khối Nhà nước từ cấp thành phốđến xã, phường; ngoài ra còn có 2.607 viên chức sự nghiệp ngành Giáo dục.
Đội ngũ nguồn nhân lực khu vực HCC chiếm tỷ lệ lớn trong đội ngũ cán bộ, công chức toàn thành phố, được phân thành 2 khối lớn: Cán bộ, công chức (CBCC) các cơ quan hành chính cấp thành phố và CBCC các xã, phường.
Hiện nay, tại Ủy ban nhân dân thành phố Quảng Ngãi, biên chế hành chính của 12 cơ quan chuyên môn, 11 đơn vị sự nghiệp trực thuộc và cán bộ, công chức của 10 xã, phường là 416 người (gồm 199 cán bộ, công chức khối các cơ quan hành chính, 217 cán bộ, công chức của 10 xã, phường) và 150 nhân viên hợp đồng.
Bảng 2.1. Nhân lực khu vực HCC Thành phố Quảng Ngãi từ năm 2010 - 2014 Năm Lĩnh vực 2010 2011 2012 2013 2014 CB, CC HCC 400 402 406 412 416 - CB, CC cấp TP 189 191 192 196 199 - CB, CC xã, phường 211 211 214 216 217 Tổng số CB,CC 496 497 499 501 503 Tỷ lệ (%) 80.65 81.87 81.36 82.24 82.70 (Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Quảng Ngãi)
(Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Quảng Ngãi) Biểu đồ 2.1. Diễn biến nguồn nhân lực khu vực HCC
Thành phố Quảng Ngãi từ năm 2010 – 2014
Trước tình hình khối lượng công việc nhiều do chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan QLNN tăng lên, đểđáp ứng kịp thời yêu cầu của tổ chức và nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã giao bổ sung thêm biên chế cho các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực QLNN. Năm 2014, tổng biên chế của khối các cơ quan khu vực hành chính công là 416 người, so với năm 2010 là 400 người, tăng 4%.
- Về trình độ chuyên môn của đội ngũ nguồn nhân lực khu vực HCC thành phố Quảng Ngãi được biểu hiện ở Bảng số 2.2:
Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của đội ngũ nguồn nhân lực khu vực HCC thành phố Quảng Ngãi năm 2014
Đơn vị Trên ĐH Đại học Cao đẳng Trung cấp Chưa qua đào tạo Tổng cộng Cấp TP 11 162 8 12 6 199 Cấp XP 0 55 8 120 36 217 Tổng cộng 11 217 16 130 42 416 Tỷ lệ (%) 2.64 52.16 3.85 31.25 10.10 100 (Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Quảng Ngãi)
(Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Quảng Ngãi) Biểu đồ 2.2. Diễn biến trình độ chuyên môn của đội ngũ nguồn
nhân lực khu vực HCC thành phố QN năm 2014
Số cán bộ, công chức có trình độ trên đại học và đại học chiếm tỷ lệ gần 55% so với tổng số cán bộ, công chức khu vực HCC trong toàn thành phố; Số có trình độ cao đẳng chiếm 3,85%; Số có trình độ trung cấp chiếm 31,25%; Số chưa qua đào tạo chiếm 10,1%.
- Về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ nguồn nhân lực khu vực HCC thành phố Quảng Ngãi đến năm 2014 được thể hiện ở Bảng số 2.3:
Bảng 2.3. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ nguồn nhân lực khu vực HCC thành phố QN năm 2014
Cử nhân, cao cấp Trung cấp Sơ cấp
Đơn vị Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Cấp TP 42 10.10 48 11.54 85 20.43 Cấp XP 6 1.44 107 25.72 52 12.5 Tổng cộng 48 11.54 155 37.26 137 32.93 (Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Quảng Ngãi)
Số cán bộ, công chức khu vực HCC có trình độ lý luận chính trị cử nhân và cao cấp chiếm tỷ lệ 11,54%, trung cấp chiếm tỷ lệ 37,26%, sơ cấp chiếm tỷ lệ 32,93%, chưa qua đào tạo 18,27% so với tổng số cán bộ, công chức khu vực HCC toàn thành phố.
- Về trình độ kiến thức quản lý nhà nước được thể hiện ở Bảng số 2.4:
Bảng 2.4. Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ nguồn nhân lực khu vực HCC thành phố QN năm 2014 CV cao cấp+TĐ CV chính+TĐ CV+TĐ Cán sự Đơn vị S.lượng (người) Tỷ lệ (%) S.lượng (người) Tỷ lệ (%) S.lượng (người) Tỷ lệ (%) S.lượng (người) Tỷ lệ (%) Cấp TP 1 0.24 28 6.73 36 8.65 12 2.88 Cấp XP 0 0 1 0.24 51 12.26 127 30.53 TC 1 0.24 29 6.97 87 20.91 139 33.41 (Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Quảng Ngãi)
Tổng số cán bộ, công chức được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chiếm tỷ lệ 61,54% so với tổng số cán bộ, công chức khu vực HCC toàn thành phố.
- Về trình độ ngoại ngữ, tin học được thể hiện ở Bảng số 2.5:
Bảng 2.5. Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ nguồn nhân lực khu vực HCC thành phố QN năm 2014 Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học Đại học Chứng chỉ Đại học Chứng chỉ Đơn vị S. lượng (người) Tỷ lệ (%) S. lượng (người) Tỷ lệ (%) S. lượng (người) Tỷ lệ (%) S. lượng (người) Tỷ lệ (%) Cấp TP 7 1.68 154 37.02 13 3.13 148 35.58 Cấp XP 4 0.96 66 15.87 7 1.68 58 13.94 Tổng cộng 11 2.64 220 52.88 20 4.81 206 49.52 (Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Quảng Ngãi) + Tổng số cán bộ, công chức có trình độ ngoại ngữ từ chứng chỉ A trở
lên chiếm tỷ lệ 55,53% so với tổng số cán bộ, công chức khu vực HCC toàn thành phố.
+ Tổng số cán bộ, công chức có trình độ tin học từ trình độ A trở lên chiếm tỷ lệ 54,33% so với tổng số cán bộ, công chức khu vực HCC toàn thành phố.
Theo số liệu trên nguồn nhân lực khu vực HCC của thành phố có trình độ ngoại ngữ, tin hoc là thấp so với yêu cầu hiện nay, nhất là số cán bộ, công chức cấp xã, phường có trình độ ngoại ngữ, tin học từ chứng chỉ A trở lên chiếm tỷ lệ quá thấp (16,83%, 15,63%) so với cán bộ, công chức cấp thành phố. Với trình độ ngoại ngữ như vậy, thì khá nhiều cán bộ, công chức chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của ngạch công chức.
Nhìn chung, trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị của đội ngũ nguồn nhân lực khu vực HCC thành phố Quảng Ngãi qua các năm không ngừng được nâng lên, phản ánh đúng xu hướng chung của công tác phát triển đội ngũ nguồn nhân lực khu vực HCC của thành phố.
Tuy nhiên, về năng lực nghiệp vụ, nhất là năng lực quản lý, nhiều cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức do trình độ hoặc tuổi tác đã có biểu hiện không còn khả năng vươn lên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Theo như đánh giá của Uỷ ban nhân dân thành phố Quảng Ngãi tại Báo cáo số 398/BC- UBND ngày 22/12/2014: “năng lực tham mưu của một số phòng, ban, đơn vị
chức năng chưa đáp ứng theo yêu cầu chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố. Còn một số cơ quan, đơn vị chưa xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong xử lý công việc; đôi khi sợ trách nhiệm hoặc không nắm chắc quy định,... có việc phải giải quyết nhiều lần”. Sở dĩ như vậy là do trong bộ máy QLNN ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân vô điều kiện, việc chấp hành luật pháp và sự chỉđạo của Uỷ ban nhân dân thành phố của một số
cơ quan chuyên môn và Uỷ ban nhân dân cấp dưới còn hạn chế. Đây là những yếu kém, tồn tại của bộ máy Nhà nước thành phố Quảng Ngãi, nhưng cũng chính là hạn chế về năng lực của đội ngũ nguồn nhân lực khu vực HCC của thành phố. Những hạn chế đó đã trở thành thách thức đối với sự phát triển của thành phố nếu không có giải pháp khắc phục hiệu quả, kịp thời.