Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khu vực hành chính công thành phố quảng ngãi (Trang 46)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực

Động lực thúc đẩy người lao động chính là một động lực có ý thức hay vô thức khơi dậy và hướng hành động vào việc đạt được một mục tiêu mong đợi, là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường, nổ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức. Chúng xuất phát từ trong tiềm thức, lý trí của bản thân con người mong muốn được hành động, được

thể hiện và được cống hiến.

Động lực thúc đẩy là kết quả của rất nhiều nguồn lực hoạt động đồng thời trong con người và trong môi trường sống và làm việc của con người.

Tạo động lực là một hệ thống các hoạt động của nhà quản trị nhân sự nhằm duy trì và động viên, khích lệ người lao động làm việc. Do đó hành vi có động lực hay là hành vi được thúc đẩy, được khuyến khích trong tổ chức là kết quả tổng hợp của sự kết hợp tác động của nhiều yếu tố như: Bản thân công việc, các chính sách lương thưởng và các khoản phúc lợi, việc đánh giá thành tích, cũng như các cơ hội phát triển cho người lao động giỏi. Các yếu tố thuộc về người lao động cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực làm việc cho chính họ, như nhu cầu, mục đích, các quan niệm về giá trị…

Tạo động lực cho người lao động có thể bằng các yếu tố vật chất hoặc yếu tố phi vật chất:

- Các yếu tố vật chất như tiền lương, tiền hoa hồng, tiền thưởng, các khoản bảo hiểm, các loại trợ cấp xã hội và các loại phúc lợi bao gồm: các kế hoạch về hưu, y tế, an sinh xã hội, những khoản phụ cấp làm việc trong môi trường độc hại, làm việc ngoài giờ, làm việc thay ca, làm việc vào ngày lễ…

- Các yếu tố phi vật chất, đó chính là bản thân công việc, môi trường làm việc, các chương trình đào tạo phát triển và hệ thống đánh giá thành tích cho người lao động.

Nhà quản trị nhân sự ngoài nhiệm vụ phải nâng cao năng lực đội ngũ còn phải nắm bắt được thông tin, nguyện vọng, những nhu cầu cá nhân và vận dụng một cách khoa học, linh hoạt, sáng tạo các phương pháp động lực như: thuyết cổ điển của Taylor, lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow, lý thuyết về bản chất con người của Mc Gregor, lý thuyết 2 yếu tố của HerzBerg, thuyết kỳ vọng, lý thuyết thúc đẩy theo nhu cầu của David McCleland để có chính sách, chế độ nhằm tạo động lực cho người lao động, tác dụng của việc

tạo động lực thể hiện ở:

- Đối với bản thân người lao động, động lực thúc đẩy làm việc là điều kiện và là nhân tố quyết định đến hành vi và hiệu quả công việc. Một khi con người có động lực thúc đẩy họ hăng say hơn trong công việc, luôn cố gắng phấn đấu, đóng góp những giá trị thiết thực và hữu hiệu nhất, công việc của mỗi người hiệu quả hơn, đạt năng suất cao hơn. Bên cạnh đó, khi người lao động được thúc đẩy một cách hiệu quả họ sẽ có cảm giác thoả mãn trong công việc và trong các mối quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên.

- Đối với tổ chức, làm tốt công tác tạo động lực sẽ làm cho các mối quan hệ trong tổ chức trở nên tốt đẹp và lành mạnh hơn, không khí làm việc thoải mái, mọi người hỗ trợ nhau trong công việc, đặc biệt là tạo được khả năng cạnh tranh giữa các cá nhân trong tổ chức cũng như tổ chức với các tổ chức bên ngoài khác, là một trong những nhân tố tạo tiền đề để phát triển cho tổ chức trong tương lai.

Vì vậy, để tạo động lực thúc đẩy làm việc một cách hiệu quả các tổ chức, đơn vị phải nổ lực trong việc xác định các nhu cầu, các giá trị, các ưu tiên của người lao động và các công việc giúp họ đạt đến việc thoả mãn các nhu cầu. Cụ thể phải đặt người lao động vào trong môi trường làm việc có tính thử thách, sự kích thích tính ganh đua trong công việc, cải thiện môi trường làm việc, chế độ về lương, thưởng thoả đáng, chính sách đãi ngộ phù hợp, đề bạt, địa vị xã hội… và một sốđộng lực thúc đẩy dựa trên nhu cầu cơ bản như tâm sinh lý, an toàn, chấp nhận, tôn trọng, khẳng định mình…

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khu vực hành chính công thành phố quảng ngãi (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)