Gia nhập Công ước Viên nhằm hài hòa hóa pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam với nhiều quốc gia trên thế giớ

Một phần của tài liệu Vi phạm cơ bản theo công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật việt nam (Trang 158)

hàng hóa quốc tế của Việt Nam với nhiều quốc gia trên thế giới

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Hiện nay, Việt Nam đang thực thi các cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là thành viên có trách nhiệm của nhiều tổ chức quốc tế. Các tiến trình đàm phán, ký kết, gia nhập các Hiệp định thương mại song phương, khu vực đang ngày càng trở nên mạnh mẽ như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP), Hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam với khu vực châu Âu…Do đó, việc tạo sự tương thích giữa pháp luật thương mại của Việt Nam và pháp luật thương mại quốc tế là một ưu tiên hàng đầu, trong đó chủ yếu nhằm thực thi các cam kết quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên hoặc đang trong quá trình đàm phán để gia nhập [74].

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế…Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”. Với chủ trương đó, các chuẩn mực chung của thương mại quốc tế đang được Việt Nam từng bước áp dụng thông qua quá trình đàm phán, ký kết, gia nhập và thực thi các điều ước quốc tế, trong đó có Công ước Viên.

Trên thực tế, mức độ tham gia của Việt Nam vào các Điều ước quốc tế đa phương quan trọng có ảnh hưởng đến thương mại đang ở mức thấp, dưới mức trung bình của khu vực và trên toàn thế giới (Việt Nam đã tham gia 52 trong số 210 điều ước quốc tế quan trọng trong lĩnh vực thương mại quốc tế, trong khi đó tỷ lệ trung bình trên thế giới là 72/210 và trong khu vực là 59/210. Về vấn đề này, Việt Nam được xếp hạng thứ 132 trên thế giới (trên 192 quốc gia) và thứ 14 trong khu vực Châu Á (trên 23 quốc gia)[120, tr.98]. Nhiều chuyên gia nước ngoài cũng đã đưa ra khuyến nghị Việt Nam cần gia nhập Công ước Viên trong thời gian sớm nhất, vì đây là một trong những công ước quốc tế đa phương có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nền thương mại toàn cầu [119, tr.183]. Gia nhập Công ước Viên sẽ giúp tăng cường mức độ của Việt Nam tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương về thương mại, từ đó cũng tăng cường mức độ hội nhập của Việt Nam.

Các quốc gia ASEAN, tại Diễn đàn Pháp luật ASEAN lần thứ ba, diễn ra tại Viên-chăn (Lào) vào ngày 11-13/9/2006, đã khuyến nghị các quốc gia gia nhập Công ước Viên nhằm hài hòa hóa pháp luật về mua bán hàng hóa trong khuôn khổ ASEAN. Việc Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN khác gia nhập Công ước này cũng sẽ giúp hài hòa hóa pháp luật về mua bán hàng hóa trong khuôn khổ ASEAN hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng Kinh tế ASEAN như đã hoạch định trong Hiến chương ASEAN.

Khi Việt nam gia nhập Công ước Viên (không bảo lưu Phần II và Phần III) thì các điều khoản của Công ước này, trong đó có quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng sẽ trở thành các quy phạm của pháp luật Việt Nam áp dụng cho các giao dịch MBHHQT có liên quan. Đây là một cách thức hiệu quả và ít tốn kém để hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực MBHHQT. Ngoài ra, tại các quốc gia thành viên của Công ước Viên, người ta nhận thấy rằng quá trình áp dụng Công ước có tác động tích cực tới việc hoàn thiện pháp luật mua bán hàng hóa quốc gia [87; 111]. Tại Việt Nam, trong quá trình soạn thảo Luật Thương mại, các nhà làm luật đã tham khảo các điều khoản của Công ước Viên. Khi Việt Nam gia nhập Công ước Viên, sự ảnh hưởng của Công ước Viên đến việc hoàn thiện pháp luật về MBHHQT của Việt Nam sẽ càng rõ nét và thuận lợi hơn nữa.

Cơ sở cho đề xuất định hướng gia nhập Công ước Viên của Việt Nam là Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị các điều kiện cho việc gia nhập Công ước Viên. Từ

ngày 22/10/2010, trên cơ sở kiến nghị của Bộ Công thương, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã giao cho Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư

Một phần của tài liệu Vi phạm cơ bản theo công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật việt nam (Trang 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)