Giải pháp đối với người nuô

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra, cá basa xuất khẩu vào thị trường mỹ thực trạng và giải pháp (Trang 68)

Các hộ nuôi cá Tra, cá Basa, đặc biệt là các hộ nhỏ lẻ luôn phải đối mặt với vấn rất nhiều khó khăn trong suốt quá trình nuôi. Do đó, để giảm thiểu tối đa rủi ro cho người nuôi cần có những biện pháp sau:

Cá hộ nuôi cần tìm kiếm nguồn tiêu thụ và kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trước khi quyết định nuôi cá. Khi giá thành cá Tra trên thị trường giảm, nhiều doanh nghiệp chế biến cá Tra xuất khẩu đã ép giá người dân, đẩy họ rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn. Phần lớn người dân đều rất thiếu vốn nên nếu sản xuất ra mà không bán được hay bán được nhưng với giá thấp, dẫn đến tình trạng thua lỗ liên tục thì họ sẽ không thể tiếp tục sản xuất. Hơn nữa, việc có được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trước khi nuôi sẽ giúp người dân yên tâm hơn trong quá trình nuôi, từ đó họ sẽ có thể tập trung hơn vào việc chăm sóc ao nuôi. Tuy nhiên, để có thể có được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trước khi nuôi thì người dân cũng phải tạo được uy tín với doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí như: Chất lượng có đảm bảo không? Có cung cấp được đủ lượng cá nguyên liệu như trong hợp đồng không? Cá có đạt tiêu chuẩn về kích cỡ không? Quy trình nuôi có tuân theo tiêu chuẩn mà doanh nghiệp yêu cầu không? Có đủ dữ liệu để truy xuất nguồn gốc từ con giống đến nguồn cung cấp

thức ăn hay thuốc chữa bệnh hay không?... Trong tình trạng khan hiếm cá Tra nguyên liệu như mấy năm gần đây thì việc này là không hề khó khăn đối với người nuôi cá Tra. Tuy nhiên, các hộ nuôi cá vẫn không nên chủ quan để tránh tình trạng bị thiệt hại khi giá cả trên thị trường biến động bất ngờ, không lường trước được.

Thả nuôi với mật độ vừa phải để nâng cao tỷ lệ sống cá giống nhằm giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản xuất. Để cá Tra có thể phát triển tốt nhất thì mật độ nuôi vào khoảng 15-20 con/m2. Tuy nhiên, trước tình trạng khan hiếm cá Tra nguyên liệu thì nhiều hộ nuôi đã không ngần ngại thả cá Tra với mật độ từ 35-40 con/m2. Điều này xuất phát từ lòng tham với mong muốn sẽ có nhiều cá thành phẩm để bán cũng như sự thiếu hiểu biết trong kĩ thuật nuôi trồng của người nông dân. Hậu quả là cá bị chết do thiếu oxi vì mật độ quá dày và người dân không kịp xử lí chất thải do cá thải ra nên đã gây ô nhiễm nguồn nước, bộ phận còn lại cũng không thể phát triển bình thường và dẫn đến chất lượng của cả vụ nuôi suy giảm rõ rệt. Hơn nữa, việc đầu tư một số lượng lớn giống như vậy cũng rất tồn kém, làm tăng chi phí đầu vào, từ đó tăng giá thành sản xuất. Tuy nhiên việc thay đổi quan điểm của người nuôi cũng không thật sự dễ dàng, phụ thuộc vào sự nhận thức của họ và cách truyền đạt thông điệp từ người tư vấn.

Các cơ quan chức năng tăng cường hỗ trợ kiểm tra chất lượng đầu vào, nâng cao chất lượng sử dụng đàn cá Tra bố mẹ chọn giống, nâng cao chất lượng cá Tra giống. Do người nông dân ham rẻ cùng với công tác quản lý chất lượng giống chưa được thực hiện triệt để nên nhiều hộ nuôi cá Tra đã sử dụng nguồn cá giống không đảm bảo, dẫn đến cá chậm phát triển, hay mắc bệnh và chất lượng kém. Vì vậy, nếu cơ quan khuyến nông của từng địa phương bắt tay vào việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng cá Tra bố mẹ cũng như cá Tra giống tại các cơ sở sản xuất giống, đồng thời các trại sản xuất giống có sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ nhằm tạo ra những con cá giống khỏe mạnh, đảm bảo chất lượng thì sẽ góp phần rất lớn vào việc tạo ra các sản phẩm tốt ở giai đoạn cuối cùng.

Tăng cường tập huấn quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt đối với cá tra như VietGAP, GLobalGAP... Hiện nay rất nhiều hộ nuôi cá Tra chỉ nuôi cá theo kinh nghiệm truyền miệng của những người nuôi trước mà không thực sự có kiến thức một cách hệ thống về lĩnh vực này. Điều đó dẫn đến hậu quả là năng suất, chất lượng không đảm bảo và trong quá trình nuôi nếu gặp sự cố thì không biết cách giải quyết nào là tốt nhất. Vì vậy, các khóa tập huấn nhằm trang bị thêm kiến thức, cung cấp thêm thông tin về thị trường cũng như giải đáp các thắc mắc của người nông dân là rất cần thiết. Việc này sẽ do các trung tâm khuyến nông của huyện, của tỉnh lên kế hoạch và triển khai thực hiện. Tuy phải đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc nhưng kết quả đem lại là rất lớn, góp phần phát triển bền vững cho ngành cá Tra trong dài hạn.

3.2.3. Giải pháp đối với doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu

Để có thể đạt được mục tiêu mà ngành đã đề ra thì từng doanh nghiệp phải có những nỗ lực để cải thiện hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Sau đây là một số giải pháp mà các doanh nghiệp có thể áp dụng:

Thực hiện sản xuất sạch hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tăng tính cạnh tranh trên thị trường Mỹ nói riêng và thị trường thế giới nói chung thông qua các việc như:

Quản lý chặt chẽ hơn hệ thống nước. Doanh nghiệp sẽ quy định nguồn nước sử dụng trong quy trình chế biến cá Tra phải là nước sạch, lấy từ các nhà máy nước của tỉnh, thành phố chứ không được sử dụng nước giếng, ao, hồ... Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên đầu tư lắp đặt hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời để vừ tiết kiệm chi phí vừa không gây ô nhiễm môi trường.

Chất thải trong quá trình sản xuất phải được thu gom, dọn dẹp trong ngày để tránh ô nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây hại cho người và làm sản phẩm nhiễm bẩn.

Đầu tư mới dây chuyền sản xuất bột cá, dầu cá để tận dụng phế phẩm, tăng nguồn thu cho doanh nghiệp.

Để có thể thực hiện được chương trình sản xuất sạch hơn cần có sự cam kết và ủng hộ từ lãnh đạo cao nhất của các doanh nghiệp. Bắt đầu với

phạm vi, quy mô thực hiện nhỏ kết hợp với mô hình hoạt động nhóm với sự tham gia tích cực của mọi thành viên. Trong quá trình thực hiện cần thường xuyên, liên tục cải tiến và có đánh giá kết quả định kỳ để có những điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp.

Đa dạng hóa các mặt hàng. Doanh nghiệp cần có sự sáng tạo để phát triển các dòng sản phẩm mới trên cơ sở nguồn nguyên liệu sẵn có để có thể đáp ứng thị hiếu của khách hàng như ngoài các sản phẩm cá Tra đông lạnh, doanh nghiệp có thể phát triển các dòng sản phẩm đã qua chế biến như cá Tra đóng hộp kho tương, kho cà chua, ruốc cá Tra, chả cá Tra...

Thiết kế logo ấn tượng, làm nổi bật hình ảnh của doanh nghiệp để gây sự chú ý với khách hàng và được khách hàng nhớ lâu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đăng kí nhãn hiệu cho sản phẩm của mình tại Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (USPTO) qua hình thức đăng ksi điện tử hoặc văn bản để tránh có những tranh chấp đáng tiếc xảy ra.

Đa dạng hóa các hình thức bao bì như hộp, khay, túi với các kích thước và kiểu dáng khác nhau phù hợp với từng loại sản phẩm nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về kĩ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như: phải đảm bảo sản phẩm trong quá trình vận chuyển không bị nát, biến hình...; không bị hỏng do bao bì kém chất lượng;...

Đầu tư sửa chữa, nâng cấp nhà xưởng, trang thiết bị máy móc để đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Đối với những trang thiết bị đã bị rỉ hay hư hỏng cần được thanh lí và đầu tư mới để tránh ảnh hưởng, gây chậm trễ, làm gián đoạn đến cả quá trình sản xuất.

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Nhân lực là yếu tố then chốt, quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chiến lược để đầu tư phát triển nguồn nội lực này thông qua các giải pháp như:

Đối với công nhân sản xuất: cán bộ doanh nghiệp tổ chức định kì (có thể là 1 buổi/tháng) các buổi hướng dẫn, thực hành mẫu quy trình sản xuất; thường xuyên theo dõi hoạt động của công nhân để có những điều chỉnh, nhắc nhở kịp thời; phát tài liệu đều đặn về các vấn đề liên quan đến cách thức xử lý từng

giai đoạn trong quá trình chế biến cũng như các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm để họ có thể nghiêm cứu thêm.

Đối với cán bộ doanh nghiệp: cử đi tham dự các lớp tập huấn do tỉnh, nhà nước tổ chức; hàng năm tổ chức các chuyến tham quan, tìm hiểu về thị trường Mỹ để có thể nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng. Trên cơ sở đó về lên kế hoạch để thay đổi cách thức sản xuất cho phù hợp với thị trường mục tiêu của doanh nghiệp mình.

Về chế độ đãi ngộ với nhân viên: các nhà quản lí doanh nghiệp cần xây dựng một chế độ đãi ngộ thỏa đáng để có thể thu hút nhân tài cũng như cổ vũ tinh thần nhân viên. Một số biện pháp có thể làm như: trang bị quần áo bảo hộ cho công nhân, lương và thưởng dựa theo năng suất và chất lượng công việc, hàng năm đều có thưởng vào những ngày lễ, tổ chức cho toàn thể cán bộ nhân viên đi du lịch 1 lần/năm,...

Mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác để cùng phát triển. Thông thường, các đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu Mỹ thường rất lớn và họ rất chú trọng khả năng giao hàng đúng hạn. Trong tình trạng khan hiếm nguyên liệu đầu vào như hiện nay thì việc đáp ứng được các đơn hàng như vậy là tương đối khó khăn. Do đó, việc hợp tác giữa các doanh nghiệp cùng ngành mang lại lợi ích rất lớn, không chỉ giữ chân được khách hàng mà còn tạo sự vững mạnh cho cả ngành cá Tra Việt Nam. Bên cạnh đó, sự liên kết còn giúp các doanh nghiệp giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong suốt quá trình kinh doanh. Ví dụ như các doanh nghiệp có thể hỗ trợ nhau về vốn, nhân lực, kĩ thuật, máy móc, nhà xưởng, nguyên liệu đầu vào...

Tìm hiểu kĩ về hệ thống pháp luật của Mỹ cũng như cập nhật các quy định mới của Mỹ về các tiêu chuẩn như dư lựng kháng sinh hay điều kiện về sinh an toàn thực phẩm… đối với sản phẩm cá Tra được nhập khẩu vào thị trường này thông qua các phương tiện truyền thông. Trên cơ sở đó có những điều chỉnh kịp thời để đối phó.

Lập văn phòng đại diện ở Mỹ để có thể quảng bá thương hiệu, tiếp cận khách hàng thường xuyên hơn, tìm kiếm đối tác, theo dõi thị hiếu cũng như yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên để làm được điều này doanh nghiệp cần có đủ tiềm lực về kinh tế và một thị phần tiêu thụ sản phẩm khá lớn ở nước ngoài. Vì vậy,

đây có thể được xem như là một giải pháp dài hạn mà doanh nghiệp có thể hướng tới.

Tham gia các hội chợ, triển lãm về thủy sản được tổ chức định kì ở Mỹ như hội chợ Boston được tổ chức vào tháng 3 hàng năm, hội chợ thủy sản bờ Tây được tổ chức tại Los Angeles vào đầu tháng 11 hàng năm… để giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp mình cũng như tăng thêm cơ hội tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên chi phí tham gia hội chợ là không hề nhỏ nên doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ xem hội chợ nào thật cần thiết và mang lại nhiều lợi ích thì nên đầu tư tham gia.

3.2.4. Giải pháp đối với vấn đề truy xuất nguồn gốc

Do nguồn nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp đến từ nhiều nguồn khác nhau, hơn nữa nhiều người nuôi cá Tra vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc lưu giữ thông tin để phục vụ cho việc truy xuất nên việc nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra vào thị trường Mỹ đã gặp không ít khó khăn khi nhà nhập khẩu yêu cầu chứng minh nguồn gốc sản phẩm. ở Việt Nam hiện nay hầu như chỉ áp dụng việc truy xuất nguồn gốc dựa trên văn bản, giấy tờ. Do vậy, việc thất lạc những tài liệu đó là hoàn toàn có thể. Hơn nữa, biện pháp này khá rườm rà, gây tốn thời gian mỗi khi tìm lại một tài liệu cụ thể nào đó. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin chúng ta có thể sử dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) để cải thiện và nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng và truy nguồn gốc sản phẩm. Đây là một kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa, cho phép dữ liệu trên một con chíp được đọc một cách "không tiếp xúc" qua đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 50 cm tới 10 mét. Ưu điểm của phương pháp này là khả năng truy xuất nhanh và chính xác; lưu trữ được lượng thông tin lớn và không bị hạn chế; dễ dàng nhập dữ liệu và tìm kiếm dữ liệu; gọn nhẹ, không gây phức tạp khi sử dụng; thông tin được bảo mật và an toàn. Tuy nhiên, để có thể sử dụng công nghệ này đòi hỏi doanh nghiệp cần đủ mạnh về tài chính và năng lực. Do vậy, trước mắt các doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp kết hợp giữa truyền thống và hiện đại để từng bước cải tiến công nghệ truy xuất đối với sản phẩm của doanh nghiệp mình.

3.3. Kiến nghị với cơ quan chức năng

3.3.1. Giải pháp đối với vấn đề tiếp cận nguồn vốn nhà nước của người nuôi

và doanh nghiệp chế biến cá Tra xuất khẩu.

Giai đoạn 2011- 2012 là giai đoạn khó khăn cho cả người nuôi và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá Tra phần vì lãi suất cho vay do ngân hàng nhà nước ấn định là khá cao, thời gian sử dụng vốn ngắn, hơn nữa do các tác động tiêu cực từ thị trường xuất khẩu đã ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian quay vòng vốn của doanh nghiệp để trả lãi suất ngân hàng, thu mua nguyên liệu, đầu tư vùng nuôi...nên cả người dân và doanh nghiệp đều khó có khả năng tận dụng được nguồn vốn này. Tuy nhiên, đến cuối năm 2012 lãi suất cho vay đã giảm từ 5-9%/năm so với cuối năm 2011, lãi suất cho vay ưu tiên giảm về mức 12%/năm, cho vay sản xuất kinh doanh ở mức 12-15%/năm, riêng lãi suất cho vay đối với các khách hàng tốt chỉ còn 9-11%/năm. Sang năm 2013, lãi suất cho vay tiếp tục giảm 3-5%/năm, tạo điều kiện cho người nuôi và doanh nghiệp chế biến có cơ hội tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng hơn. Điều này cho thấy chủ trương điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng của nhà nước đã gắn với việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, phù hợp với mục tiêu tập trung vốn tín dụng ngân hàng cho lĩnh vực sản xuất và kinh doanh.

Tuy nhiên, nếu lãi suất cho vay giảm xuống thấp quá và việc sử dụng nguồn vốn từ ngân hàng nhà nước hay các tổ chức tín dụng trở nên quá dễ dàng thì có thể dẫn đến hậu quả ngược lại với những gì mà chính sách tiền tệ của nhà nước đã kì vọng như người dân vay tiền để đầu tư dàn trải hay sử dụng với mục đích kinh doanh tiền mà không phải là để phục vụ cho việc sản xuất,... Do đó, cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra, cá basa xuất khẩu vào thị trường mỹ thực trạng và giải pháp (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w