Mục tiêu của ngành thủy sản trong những năm tớ

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra, cá basa xuất khẩu vào thị trường mỹ thực trạng và giải pháp (Trang 63)

Trong khu vực Châu Á, Trung Quốc có vai vai trò chủ đạo trong hoạt động nuôi trồng và cung cấp thủy sản toàn cầu với tỷ trọng chiếm 62% và các nước Châu Á khác chiếm 28% tổng nguồn cung thủy sản nuôi trồng toàn cầu và Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về sản lượng nuôi trồng thủy sản, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và giữ vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn thủy sản nuôi trồng toàn cầu. Theo kết quả tổng hợp của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, sản lượng cung cấp thủy sản của thế giới cả từ khai thác và nuôi trồng tăng bình quân 2,3%/năm trong giai đoạn 2007 - 2012, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng trong nhu cầu về các mặt hàng thủy sản, bình quân khoảng 2,7%/năm. Do đó, nhiều khả năng trong tương lai nguồn cung thủy sản toàn cầu sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu. Đứng trước tình trạng này, ngành thủy sản Việt Nam đã có những kế hoạch và mục tiêu cụ thể như sau:

Dự thảo kế hoạch 5 năm (2011-2015) với các chỉ tiêu về tăng trưởng đối với ngành thủy sản đến năm 2015 như sau: sản lượng thủy sản tăng với tốc độ bình quân 2,66%/năm; giá trị sản xuất thủy sản tăng trung bình 8-10%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 6,5 tỷ USD với tổng sản lượng thủy sản khai thác đạt 5,7 triệu tấn; số lao động nghề cá năm 2015 đạt 4,8 triệu người; ngành thủy sản sẽ phát triển theo hướng bền vững, trở thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc trong nền kinh tế thế giới đồng thời góp phần nâng cao thu nhập và điều kiện sống của ngư dân.. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám thì bản kế hoạch 5 năm phát triển ngành thủy sản này được xây dựng dựa trên Chiến lược Phát triển thủy sản đến năm 2020, Quy hoạch tổng

thể phát triển ngành đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt.

Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020: ngành thủy sản phấn đấu đến năm 2020 đạt tổng sản lượng thủy sản khoảng 7 triệu tấn; trong đó sản lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 35%, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 65%; Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 11 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7 - 8%/năm (giai đoạn 2011 - 2020); Thu nhập bình quân đầu người của lao động cao gấp 3 lần hiện nay và giảm tổn thất sau thu hoạch sản phẩm khai thác hải sản từ trên 20% hiện nay xuống dưới 10%. Cụ thể là:

Về khai thác thủy sản: đến năm 2020 giữ ổn định sản lượng khai thác thủy sản 2,4 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác hải sản 2,2 triệu tấn, sản lượng khai thác nội địa 0,2 triệu tấn. Số lượng tàu thuyền khai thác đến năm 2020, tổng số tàu thuyền khai thác giảm còn 110.000 chiếc, đến năm 2030 giảm xuống còn 95.000 chiếc; Số lượng tàu cá hoạt động khai thác tại vùng ven bờ và vùng lộng giảm từ 82% hiện nay xuống 70% vào năm 2020; Số tàu đánh bắt xa bờ khoảng 28.000 - 30.000 chiếc, trong đó: Vịnh Bắc bộ khoảng 16%; miền Trung (bao gồm cả vùng biển các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) khoảng 28%; Đông Nam bộ khoảng 30% và Tây Nam bộ khoảng 25%.

Về nuôi trồng thủy sản: đến năm 2020 diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 1,2 triệu ha; Diện tích nuôi công nghiệp các đối tượng chủ lực chiếm 190.000 ha: Tôm sú 80.000 ha, tôm chân trắng 60.000 ha, cá tra 10.000 ha, nhuyễn thể 40.000 ha.

Tầm nhìn phát triển của ngành thủy sản đến năm 2030, Quy hoạch xác định tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 9 triệu tấn trong đó sản lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 30%; Sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 70%; Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 20 tỷ USD; Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6 - 7%/năm (giai đoạn 2020 - 2030); Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng xuất khẩu đạt 60%; Khoảng 80% số lao động thủy sản được đào tạo, tập huấn..

Như đã phân tích ở chương hai, trong số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thì cá Tra giữ một vị trí quan trọng, góp phần không nhỏ vào thành công của toàn ngành. Do đó, để có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra thì việc chú trọng phát triển bền vững ngành cá Tra là vô cùng cần thiết. Trong khi đó, bên cạnh các rào cản rào cản kỹ thuật về chất lượng sản phẩm hay hàm lượng chất kháng sinh trong sản phẩm thì đặc biệt ở thị trường Mỹ lại xuất hiện các rào cản thương mại như vụ kiện chống bán phá giá đối với cá Tra... gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của ngành cá Tra Việt Nam nói riêng và cả ngành thủy sản Việt Nam nói chung. Ngoài ra, vấn đề vấn đề con giống, thức ăn, nuôi trồng của ngành cá Tra cũng như toàn ngành thủy sản Việt Nam đang có nhiều điểm bất cập, gây ảnh hưởng đến sự ổn định và chất lượng nguồn nguyên liệu cho toàn ngành. Do vậy trong phần tiếp theo người viết sẽ đưa ra một số giải pháp thiết thực để giải quyết các vấn đề này cả trong ngắn hạn và dài hạn.

3.2. Giải pháp

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra, cá basa xuất khẩu vào thị trường mỹ thực trạng và giải pháp (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w