Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giải bài tập Vật lí chương Các định luật bảo toàn lớp 10 trung học phổ thông theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh (Trang 82)

9. Cấu trúc luận văn

3.6. Kết luận chương 3

Từ việc quan sát các giờ dạy thực tế ở các lớp trong quá trình TNSP và sự phân tích, xử lí các số liệu thống kê, chúng tôi đã có cơ sở để khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đưa ra ban đầu của đề tài. HS đã được phát huy tính tích cực, tự lực và có kết quả cao trong học tập khi GV tổ chức hoạt động giải BTVL theo tiến trình đã thiết kế, cụ thể như sau:

- Ở các lớp TN, lớp học có không khí sôi nổi, thoải mái, HS hoạt động nhóm tích cực, chủ động tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập. Trong các tiết học này, vai trò của GV và HS đã thật sự thay đổi. GV chuyển từ vai trò là người chủ động truyền đạt tri thức sang là người tổ chức, điều khiển các hoạt động của HS, GV không trực tiếp giải BT để HS chép, mà chỉ hướng dẫn để HS tự tìm ra lời giải cho BT. HS chuyển từ bị động sang chủ động chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, tự lực giải BT dưới sự hướng dẫn của GV.

- Việc tổ chức hoạt động giải BT theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực đã đem lại kết quả học tập cao hơn cho HS. Chất lượng các câu trả lời, các bài giải trên lớp của HS ở các lớp TN tốt hơn các lớp ĐC. Các số liệu thống kê kết quả bài kiểm tra cuối đợt TNSP cũng đã cho thấy tỉ lệ HS đạt loại yếu, kém, trung bình của nhóm TN thấp hơn nhóm ĐC nhưng ngược lại tỉ lệ khá, giỏi của nhóm TN thì cao hơn nhiều so với nhóm ĐC.

Như vậy, tiến trình tổ chức hoạt động giải BTVL mà chúng tôi thiết kế đã theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, nâng cao kết quả học tập của HS. Việc

vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế dạy học ở trường phổ thông là hoàn toàn khả thi.

KẾT LUẬN

Đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi thu được một số kết quả sau:

1. Làm sáng tỏ cơ sở lí luận về tính tích cực, tự lực của HS trong học tập, về BTVL và phương pháp giải BTVL. Nêu được các biện pháp cụ thể để phát huy tính tích cực, tự lực của HS và xây dựng được các tiêu chí để đánh giá tính tích cực, tự lực của HS theo 4 mức độ: tốt, khá, trung bình và yếu.

2. Tổ chức điều tra, lấy ý kiến của 28 GV giảng dạy môn Vật lí và 488 HS ở 3 trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi về thực trạng của việc tổ chức hoạt động giải BTVL hiện nay, đồng thời làm rõ được nguyên nhân của những thực trạng trên.

3. Dựa trên việc nghiên cứu phương pháp giải BTVL của các nhà lí luận dạy học Vật lí trước đây, kết hợp với các biện pháp phát huy tính tích cực, tự lực, chúng tôi đã thiết kế tiến trình giải BTVL theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của HS. Tiến trình được xây dựng gồm 4 bước, trong từng bước cụ thể của tiến trình có sử dụng những biện pháp để phát huy tính tích cực, tự lực của HS.

4. Nghiên cứu nội dung kiến thức chương “Các định luật bảo toàn”, tìm hiểu những đặc điểm, mục tiêu của chương, từ đó chúng tôi đã xây dựng hệ thống BTVL gồm 6 chủ đề. Các bài tập trong từng chủ đề được sắp xếp theo mức độ khó tăng dần, mỗi chủ đề đều có bài tập định tính, bài tập định lượng ở cả 2 dạng tự luận và trắc nghiệm. Hệ thống BTVL này là một trong những nguồn tư liệu phục vụ cho GV và HS, giúp GV và HS thuận lợi hơn trong quá trình dạy và học chương “Các định luật bảo toàn”.

5. Trên cơ sở những nghiên cứu ở trên, chúng tôi đã thiết kế hoạt động giải bài tập cho 3 tiết bài tập trong chương “Các định luật bảo toàn” theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của HS. Để giờ học đạt kết quả tốt thì khâu chuẩn bị của GV đóng vai trò quan trọng, do đó trong các giáo án, công việc chuẩn bị của GV thể hiện rõ, cụ thể, GV cần phải xác định mục tiêu của tiết dạy để lựa chọn bài tập (về số lượng bài tập, nội dung bài tập, dạng bài tập). Dựa vào các BT đã lựa chọn, GV xác định PPDH, hình thức dạy học, phương tiện dạy học phù hợp, lựa chọn các biện pháp để phát huy tính tích cực, tự lực của HS.

6. Tiến hành TNSP ở 6 lớp thuộc 2 trường THPT Trần Kỳ Phong và THPT Bình Sơn ở Quảng Ngãi để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài. Các số liệu thực nghiệm được thu thập một cách trung thực, chính xác, việc xử lí số liệu theo đúng lí thuyết của phương pháp thống kê toán học. Kết quả TN cho phép khẳng định giả thuyết đã nêu của đề tài là hoàn toàn đúng đắn. Việc vận dụng tiến trình đã thiết kế vào tổ chức hoạt động giải BTVL theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực đã nâng cao được kết quả học tập của HS. Kết quả này cũng đã cho thấy việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế giảng dạy ở các trường THPT là hoàn toàn khả thi.

Trên đây là những kết quả thu được của đề tài, cho thấy đề tài đã thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra. Chúng tôi hi vọng đề tài sẽ là nguồn tư liệu phục vụ GV trong giai đoạn đổi mới PPDH hiện nay, đặc biệt là trong quá trình tổ chức hoạt động giải BT chương “Các định luật bảo toàn”. Khi sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào việc giải BTVL, GV cần chú ý việc lựa chọn các biện pháp để phát huy tính tích cực, tự lực của HS. Lựa chọn biện pháp nào là tùy vào điều kiện thực tế của từng trường, tùy thuộc vào nội dung BT, vào các bước trong tiến trình giải BT, tùy vào đối tượng HS. Điều này phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm giảng dạy của GV.

Một số ý kiến đề xuất

Để việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế giảng dạy ở trường THPT có hiệu quả, chúng tôi có một số ý kiến đề xuất sau:

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị như máy tính, máy chiếu, bảng phụ, các dụng cụ thí nghiệm…để GV có đủ điều kiện cho việc áp dụng các biện pháp phát huy tính tích cực, tự lực của HS vào việc tổ chức hoạt động giải BTVL.

- Tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, các Sở Giáo dục đối với các tiết dạy về BTVL. Thường xuyên kiểm tra giáo án, dự giờ các tiết BT, đưa tiết dạy bài tập vào nội dung của các kì thi GV dạy giỏi.

- Đối với GV trực tiếp giảng dạy môn vật lí, cần phải nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của GV trong quá trình đổi mới giáo dục, nhận thức được tầm quan trọng của BTVL đối với quá trình dạy học để từ đó đầu tư thời gian cho việc chuẩn bị tổ chức hoạt động giải BT theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của HS. GV luôn

luôn phải có ý thức nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ thông qua việc nghiên cứu tài liệu trên sách, báo, mạng internet, trao đổi với đồng nghiệp, biết học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp…để phục vụ cho công việc giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập của HS.

Hướng phát triển của luận văn

Mở rộng phạm vi nghiên cứu cho các chương, các phần khác trong chương trình vật lí THPT và cho các địa bàn khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.V.Muraviep (1978), Dạy thế nào cho học sinh tự lực nắm kiến thức vật lí, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

2. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Tài liệu BDTX chu kì 1993-1996 cho giáo viên THPT, Bộ Giáo dục và đào tạo, Vụ Giáo viên, Hà Nội.

3. BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị của Ban bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí, Số 40- CT/TW.

4. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên) (2007), Vật lí 10, NXB Giáo dục. 5. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên) (2007), SGV Vật lí 10, NXB Giáo dục. 6. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo

dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Cúc (2005), Giáo dục học II, NXB Giáo dục.

8. Nguyễn Thị Phương Dung (2009), Tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương “Chất khí”, vật lí 10 nâng cao theo hướng rèn luyện và phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Huế.

9. Huỳnh Trọng Dương (2005), “Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh phổ thông trong dạy học vật lí”, Tạp chí giáo dục, (128), tr. 32-33. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành

TW Đảng khóa VII, NXB Sự thật.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành TW Đảng khóa VIII, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà nội.

12. Nguyễn Văn Đồng, An Văn Chiêu, Nguyễn Trọng Di, Lưu Văn Tạo (1980),

Phương pháp giảng dạy vật lý ở trường phổ thông, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Hồ Thân Em (2001), Nghiên cứu một số biện pháp hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề trong quá trình dạy học chương “Dao động cơ học” lớp 12 THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Huế.

14. Lê Văn Giáo (2007), Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, Bài giảng cho học viên cao học, Trường ĐHSP Huế.

15. Lê Văn Giáo, Lê Công Triêm, Lê Thúc Tuấn (2005), Một số vấn đề về phương pháp dạy học vật lí ở trường Trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội. 16. Lê Thị Hà (2009), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy giải

bài tập vật lí chương “Động học chất điểm” và “Động lực học chất điểm” 10 nâng cao với sự hỗ trợ của Mind Map, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Huế.

17. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm.

18. Đỗ Xuân Hội (2007), Phương pháp giải bài tập và trắc nghiệm vật lí 10, tập 2, NXB Giáo dục.

19. Vũ Thanh Khiết (chủ biên) (2006), Phương pháp giải toán vật lí 10, NXB Giáo dục.

20. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên) (2007), Vật lí 10 Nâng cao, NXB Giáo dục. 21. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên) (2007), SGV Vật lí 10 Nâng cao, NXB Giáo

dục.

22. K.N.Êlidarốp, Cách tổ chức giờ học vật lí, NXB Giáo dục.

23. Lê Thị Minh Lành (2009), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh theo hướng dạy học giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của bài tập vật lí chương “Chất khí” lớp 10 nâng cao, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Huế.

24. Phan Hoài Nam (2009), Tổ chức dạy học các nội dung kiến thức chương “dòng điện trong các môi trường” Sách giáo khoa Vật lí 11 nâng cao theo quan điểm dạy học chủ đề nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong học tập, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội.

25. N.M.Zvereva (1985), Tích cực hóa tư duy của học sinh trong giờ học Vật lí, NXB Giáo dục.

26. Hoàng Phê (2009), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

28. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 29. Đỗ Văn Thông (2004), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Giáo

dục.

30. Phạm Hữu Tòng (2003), Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB Đại học Sư phạm.

31. Phạm Hữu Tòng (1989), Phương pháp dạy bài tập Vật lí, NXB Giáo dục.

32. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục.

33. Lê Công Triêm (2002), Những vấn đề cơ bản của giáo dục phổ thông hiện nay, Giáo trình đào tạo thạc sĩ, Trường ĐHSP - Đại học Huế.

34. Lê Công Triêm, Lê Văn Giáo, Lê Thúc Tuấn (2006), Thiết kế bài dạy học và trắc nghiệm khách quan môn vật lý trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

35. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

36. Phạm Quang Trực, Phạm Hồng Tuấn (dịch) (1975), Phương pháp giải bài tập vật lí, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

37. Lê Trọng Tường (Chủ biên) (2006), Bài tập Vật lí 10 nâng cao, NXB Giáo dục.

38. Nguyễn Thị Hồng Việt (2003), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông, NXB Giáo dục.

39. Vưgôtxki, L.X (1997), Tuyển tập tâm lí học, NXB ĐHQG Hà Nội.

40. Trịnh Thị Hải Yến, Nguyễn Phương Hồng (2003), “Những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học vật lí”, Tạp chí giáo dục, (54), tr. 21-22-23.

Các trang web tham khảo:

41. http://bachkim.vn

42. http://giaoan.violet.vn/present/list/cat_id/1154/page/2 43. http://edu.net.vn/media/82/default.aspx

44. http://thuvienvatly.com

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giải bài tập Vật lí chương Các định luật bảo toàn lớp 10 trung học phổ thông theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w