9. Cấu trúc luận văn
3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
Ở các lớp TN, GV tiến hành dạy theo các giáo án TN đã thiết kế. Do hạn chế về khuôn khổ của luận văn nên dưới đây chỉ trình bày đại diện một tiết dạy TN, ở lớp 10A1 trường THPT Trần Kỳ Phong.
Tiết 53: Bài tập về định luật bảo toàn cơ năng
Hoạt động 1: GV ổn định lớp, kiểm tra bài cũ (5 phút)
Qua việc kiểm tra bài cũ, GV hệ thống lại các kiến thức liên quan đến việc giải bài tập về ĐLBT cơ năng
Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động giải BT định tính (10 phút)
GV: Phát phiếu học tập cho từng HS, và yêu cầu HS đọc đề bài tập 1, GV trình chiếu đề bài, hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
HS: Nhận phiếu học tập, đọc đề bài tập 1.
GV: Gọi 1 HS đứng tại lớp xác định đề bài cho gì, hỏi gì. Gọi 1 HS khác nhận xét, lấy ý kiến cả lớp, khi cả lớp không còn ý kiến, GV nhận xét, kết luận.
GV hỏi: Xác định những vị trí cần khảo sát trong bài, kí hiệu cho các vị trí đó. GV gọi 1 HS trả lời, hỏi ý kiến cả lớp, sau đó GV nhận xét và kết luận: Hai vị trí là vị trí ban đầu, kí hiệu O; vị trí chạm đất, kí hiệu A.
GV gọi Thắm và Bình lên bảng, Thắm tóm tắt đề bài, Bình vẽ hình. Các HS dưới lớp theo dõi để góp ý kiến. Gọi Trung nhận xét phần trả lời của Thắm, Bình. Hỏi ý kiến của các HS khác. GV nhận xét và hoàn chỉnh.
GV tổ chức cho HS làm việc nhóm để phân tích hiện tượng bài toán. Phân lớp thành 6 nhóm, 2 bàn kề nhau làm 1 nhóm, cử nhóm trưởng. GV tổ chức cho các nhóm thi đua bằng cách: sau mỗi hoạt động nhóm, GV chấm điểm từng nhóm, cuối buổi tổng kết và khen thưởng.
GV trình chiếu các câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi: 1. Vật 1 thả rơi có vận tốc đầu không? 2. Tại vị trí ban đầu, hai vật có mang năng lượng không? 3. Xác định lực tác dụng lên các vật.
HS: Tích cực thảo luận nhóm, nhóm trưởng ghi lại kết quả thảo luận.
GV: Gọi đại diện các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi, cho các nhóm khác nhận xét, góp ý.
HS: Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác góp ý sôi nổi.
GV: Nhận xét, hoàn chỉnh các câu trả lời: 1. vật 1 có v01=0; 2. ban đầu vật 1 chỉ có thế năng, vật 2 vừa có động năng, vừa có thế năng; 3. hai vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực.
GV khen nhóm 1, nhóm 4 làm việc rất tích cực, có câu trả lời đúng.
GV tiếp tục hướng dẫn HS xây dựng lập luận, xác định phương pháp giải và tiến hành giải. GV nêu câu hỏi cho từng cá nhân suy nghĩ, xung phong trả lời: Dùng kiến thức nào để giải BT, vì sao?
HS: Tất cả cùng suy nghĩ, xung phong trả lời, rất nhiều HS xin được trả lời và tập trung vào 3 ý kiến sau:
- Dùng định luật bảo toàn cơ năng, vì vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực, cơ năng bảo toàn.
- Có thể dùng định lí động năng, vì đề bài yêu cầu so sánh động năng, mà động năng ban đầu của các vật đã biết.
- Dùng phương pháp động lực học, xét bài toán rơi tự do và bài toán chuyển động của vật bị ném ngang để tính vận tốc chạm đất của các vật rồi từ đó tính động năng.
GV kết luận: Cả ba cách trên đều có thể dùng để giải quyết câu a của bài toán, ở lớp các em hãy cùng giải bằng cách thứ nhất, 2 cách còn lại các em về nhà giải. GV cho điểm tốt đối với những HS đưa ra ý kiến nhanh, chính xác.
GV cho các nhóm tiến hành giải, với câu a, những nhóm nào giải xong lên bảng trình bày.
HS: Cả 6 nhóm đều xin lên bảng.
GV: Gọi đại diện 2 nhóm 4, 5, là 2 nhóm nhanh nhất lên bảng trình bày, cho 4 nhóm còn lại nhận xét, sau đó GV nhận xét, đánh giá và chấm điểm các nhóm.
GV: Với câu b, cho đứng tại chỗ trả lời. GV gọi đại diện nhóm 1, nhóm xin trả lời sớm nhất, trình bày. Cho 5 nhóm còn lại nhận xét góp ý. Sau cùng, GV kết
luận: Vì cơ năng của mỗi vật ở mọi vị trí trong quá trình chuyển động là không đổi và bằng cơ năng ban đầu, do đó không có vị trí nào để cơ năng hai vật bằng nhau.
GV ghi điểm cho các nhóm.
GV: Yêu cầu từng HS kiểm tra lại đã trả lời hết các yêu cầu của đề bài chưa, có vi phạm gì so với dữ kiện đề bài ra không.
HS: Kiểm tra lại các câu trả lời.
GV: Kết luận, nhắc nhở HS về nhà giải lại câu a bằng cách dùng định lí biến thiên động năng và dùng phương pháp động lực học. So sánh mức độ tiện lợi của các phương pháp.
Hoạt động 3: Giải bài tập định lượng (17 phút)
GV yêu cầu HS đọc đề bài tập 2 trong phiếu học tập đồng thời trình chiếu đề bài. GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân để tìm hiểu đề bài, gọi 1 HS đứng tại lớp xác định cái đã cho, cái phải tìm, gọi HS khác góp ý.
HS: Tất cả đọc đề bài tập 2, xác định cái đã cho, cái phải tìm. GV nhận xét và kết luận.
GV hỏi: Những vị trí nào cần khảo sát trong bài? Kí hiệu cho các vị trí đó. HS: Nhiều HS xin trả lời câu hỏi: 3 vị trí là vị trí ban đầu, kí hiệu O, vị trí vật lên độ cao cực đại, kí hiệu là A và vị trí tại đó thế năng bằng 3 lần động năng, kí hiệu là D.
GV chỉ định Yến và Hồng lên bảng, Yến tóm tắt bài toán, Hồng vẽ hình minh họa, yêu cầu HS dưới lớp cùng làm, GV gọi Tuấn nhận xét bài của Yến và Hồng. GV nhận xét, hoàn thiện phần tóm tắt và hình vẽ.
GV ném thẳng đứng viên phấn lên cao, yêu cầu HS: “Các em hãy quan sát chuyển động của viên phấn và trả lời các câu hỏi sau, mỗi em hãy ghi vào giấy câu trả lời của mình, 1. Mô tả quá trình chuyển động của vật, vật chuyển động gồm những giai đoạn nào? 2. Xác định tính chất chuyển động của vật trong các giai đoạn; 3. Xác định lực tác dụng lên vật trong suốt quá trình chuyển động”.
HS: Tất cả đọc các câu hỏi GV trình chiếu và trả lời vào giấy.
GV: Thu bài của 5 HS xong sớm nhất, gọi lần lượt 3 HS trả lời 3 câu hỏi, cho các HS khác ý kiến.
HS: Nhiều em xin nhận xét câu trả lời của bạn và góp ý, bổ sung.
GV: Nhận xét, đánh giá và đưa ra câu trả lời đúng: 1. chuyển động của vật gồm hai giai đoạn: ném thẳng đứng đi lên và rơi tự do đi xuống; 2. đi lên: chậm dần đều từ vận tốc ban đầu 20m/s đến khi có vận tốc bằng 0, đi xuống: nhanh dần đều với vận tốc đầu bằng 0; 3. Trong quá trình chuyển động vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
GV chấm điểm cho 5 bài nộp sớm, khen thưởng những HS có câu trả lời nhanh, đúng, động viên, nhắc nhở những HS khác.
GV hỏi: Với câu c, cần tính thời gian vật chuyển động trên đoạn đường nào? GV cho thảo luận nhóm: 2 HS ngồi gần nhau làm một nhóm. Gọi đại diện 4 nhóm gồm nhóm của Trung, Vi, Tâm, Minh lần lượt trả lời.
HS: Nhóm Trung, Vi, Minh: t=tOD; Nhóm Tâm: t=tOD hoặc t=tOA+tAD GV lấy ý kiến của các nhóm khác.
HS: 14 nhóm đồng ý với nhóm của Trung, 7 nhóm đồng ý với nhóm của Tâm, không có nhóm nào có ý kiến khác.
GV hỏi nhóm Tâm: Vì sao t=tOD hoặc t=tOA+tAD?
Đại diện nhóm Tâm trả lời: trong quá trình chuyển động của vật, vật qua vị trí D 2 lần, lúc đi lên và lúc đi xuống, do đó có 2 giá trị của t là t=tOD hoặc t=tOA+tAD.
GV hỏi ý kiến của các HS khác, sau đó nhận xét, khẳng định bạn Tâm đã trả lời đúng, ghi điểm tốt cho nhóm Tâm, tuyên dương các nhóm có kết quả đúng và cho các nhóm sai sửa chữa.
GV và HS thống nhất chọn gốc thế năng tại mặt đất. GV hỏi: Để giải câu a, câu b cần dùng kiến thức nào?
HS: Nhiều HS xin được trả lời, với câu a, cần áp dụng công thức tính WđO, WtO và WO. Câu b có hai ý kiến, một là dùng công thức vA2− =vo2 2gh, hai là dùng
ĐLBT cơ năng cho 2 điểm O và A.
GV đồng ý có hai cách giải câu b. Gọi 3 HS lên bảng, Yến giải câu a, Hoàng giải câu b bằng cách 1, Trang giải câu b bằng cách 2. Yêu cầu HS dưới lớp tự giải vào vở. Khi HS giải xong, GV thu vở của 5 HS, gọi 3 HS lần lượt nhận xét bài của 3 bạn trên bảng. Sau đó GV nhận xét, hoàn thiện bài giải, đánh giá và ghi điểm cho các HS lên bảng. Chọn 5 HS chấm 5 bài đã thu, GV kiểm tra lại, ghi điểm.
GV cho HS nhận xét 2 cách giải ở câu b, cách nào thuận tiện hơn? HS nhận xét: về tính tiện lợi thì cả hai cách là như nhau.
GV cho HS làm việc nhóm để giải câu c, giữ nguyên 6 nhóm như đã chia. GV hỏi: Dựa vào các dữ kiện đề bài, thời gian t có thể tìm bằng phương trình nào? GV cho các nhóm thảo luận, gọi đại diện nhóm 1 trả lời và lấy ý kiến các nhóm khác.
HS: Các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm trả lời, có 2 ý kiến: một là từ
công thức 2 0 1 2 D h =v t+ at , hai là từ công thức vD = +v0 at.
GV đồng ý với 2 ý kiến, tiếp tục cho các nhóm thảo luận các câu hỏi: 1. Với mỗi cách, để tìm t cần tìm các đại lượng nào? 2. Các đại lượng đó được tìm như thế nào? Gọi đại diện nhóm 4 trả lời, cho các nhóm khác góp ý, bổ sung.
HS: Các nhóm thảo luận và 6 nhóm có câu trả lời giống nhau: 1. nếu dùng cách 1 thì tìm hD, dùng cách 2 thì tìm vD; 2. hD và vD tìm được bằng cách áp dụng ĐLBT cho 2 vị trí O và D.
GV đồng ý với các nhóm, đánh giá và ghi điểm cho các nhóm.
GV phát bảng phụ cho các nhóm và phân nhiệm vụ: các nhóm trình bày lập luận trên bảng phụ dưới dạng sơ đồ. Nhóm 1, 3, 5 làm với công thức 1, nhóm 2, 4, 6 làm với công thức 2.
HS: Các nhóm nhận bảng phụ, hăng hái tích cực thảo luận để xây dựng lập luận giải trên bảng phụ, nộp cho GV.
GV treo 3 bảng của 3 nhóm 1, 3, 5, gọi đại diện nhóm có kết quả tốt lên thuyết trình, các nhóm khác góp ý. Với ba nhóm 2, 4, 6, GV cũng tổ chức tương tự.
GV góp ý, hoàn chỉnh các sơ đồ giải, GV trình chiếu cho HS xem sơ đồ mẫu đã chuẩn bị sẵn. Sau đó, GV đánh giá tinh thần làm việc và kết quả của các nhóm, chấm điểm thi đua cho các nhóm. Yêu cầu HS về nhà tự trình bày bài giải hoàn chỉnh vào vở.
HS: Nhận nhiệm vụ về nhà, trình bày hoàn chỉnh bài giải vào vở.
GV yêu cầu HS kiểm tra lại kết quả bài toán có phù hợp không, đã trả lời hết các yêu cầu đề bài chưa, đơn vị đã đúng chưa. Gọi 1 HS trả lời và lấy ý kiến cả lớp.
HS: Tất cả HS cùng kiểm tra kết quả bài toán, 1HS trả lời, cả lớp thống nhất. GV hỏi (với HS khá, giỏi): Từ BT đã cho, em hãy xây dựng các BT khác. HS khá, giỏi suy nghĩ, đề xuất ý kiến với GV, có 2 ý kiến đề xuất.
GV lựa chọn bài tập hay, hợp lí cho các em khá, giỏi về nhà giải, bài tập HS xây dựng được có nội dung: “Sau khi vật rơi đến đất, đất mềm, vật lún sâu vào đất 1 đoạn 10 cm thì dừng, tính lực cản trung bình của đất tác dụng lên vật”.
Hoạt động 4: Giải bài tập trắc nghiệm (7 phút) GV trình chiếu đề BT 3 trong phiếu học tập 1.
GV cho các nhóm giải nhanh, các nhóm trình bày vào giấy lập luận để đi đến đáp án, những nhóm nào giải nhanh, chính xác sẽ lấy điểm tốt.
HS: Cả 6 nhóm đều hăng hái thảo luận, trình bày vào giấy và nộp cho GV, có 2 nhóm nộp bài rất nhanh.
GV: Chấm điểm các nhóm theo tiêu chí nhanh và chính xác. Chọn nhóm 2 là nhóm có lập luận tốt và chọn đáp án đúng, nhanh lên trình bày trước lớp.
HS: Nhóm 2 lên trình bày lập luận, đáp án chọn là D; các nhóm khác theo dõi, nêu câu hỏi thắc mắc.
GV góp ý cho từng nhóm, hoàn chỉnh những lập luận của nhóm 2: Bài toán xét một vật trong hai trường hợp, trường hợp 1 là chuyển động với vận tốc v, quãng đường đi được là s; trường hợp thứ 2 là chuyển động với vận tốc 2v, thì quãng đường đi được là S, yêu cầu so sánh S với s. Xe chuyển động có tác dụng của lực
ma sát, cơ năng không bảo toàn, nên ta dùng mối liên hệ giữa độ biến thiên cơ năng với công của lực không thế, trong trường hợp này chính là định lí biến thiên động năng. Viết định lí biến thiên động năng cho 2 trường hợp, giải 2 phương trình sẽ tìm được S=4s.
HS: Các nhóm giải sai nhận ra những sai lầm và chỉnh sửa.
Hoạt động 5. Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (6 phút)
GV cho HS rút ra phương pháp giải chung để giải BT bằng phương pháp ĐLBT.
HS: Từ các bài tập đã giải, rút ra phương pháp giải chung. GV: Gọi 1 HS trả lời, GV hoàn chỉnh phương pháp. HS: Ghi lại phương pháp giải chung.
GV giao nhiệm vụ về nhà: phát phiếu học tập 2 và 3 cho từng HS. Yêu cầu HS làm các bài tập 1, 2 trong phiếu học tập 2, đối với HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3. Ở BT 2, HS trình bày lập luận giải theo sơ đồ trong phiếu học tập 3 và giải hoàn chỉnh vào vở.
Cuối giờ, GV tổng kết điểm của các nhóm, khen thưởng những cá nhân, nhóm có thành tích tốt trong giờ học.