Tăng cường công tác quản lý tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại (Trang 39)

Tài sản bảo đảm càng đa dạng, phong phú càng khó khăn trong khâu quản lý – nhất là đối với SCB – chi nhánh Hà Nội – với quy mô còn nhỏ, số lượng nhân viên còn khiêm tốn thì quả là công việc khó khăn. Do đó, để bảo đảm tài sản vẫn ở trong tình trạng bình thường và kịp thời phát hiện các sự cố liên quan để có biện pháp xử lý, tránh tình trạng giá trị tài sản bảo đảm bị giảm sút so với giá trị tài sản trong hợp đồng, hoặc không tồn tại do khách hàng lừa đảo… thì công tác quản lý tài sản bảo đảm có vai trò quyết định. Quản lý tài sản bảo đảm là quá trình theo dõi, kiểm tra, đánh giá lại tài sản bảo đảm. Cần thực hiện công tác này một cách liên tục, thường xuyên, hoặc bất thường khi phát hiện có những điều bất ổn xảy ra. Nếu không làm tốt điều này, khi có

những thay đổi về mặt số lượng cũng như chất lượng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan ngân hàng sẽ không phản ứng kịp, gây lên những rủi ro cho ngân hàng.

Do đó, chi nhánh cần tăng cường công tác quản lý tài sản bảo đảm đồng thời tăng cường giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Với chính sách đa dạng hóa tài sản bảo đảm, mỗi loại lại có những đặc điểm khác nhau về hình thức, về tính thanh khoản, tính ổn định cũng như những quy định pháp luật. Vì vậy, chi nhánh cần đưa ra từng chính sách quản lý đối với mỗi loại tài sản. Cụ thể, đối với tài sản là bất động sản như nhà cửa, QSD đất ở, căn hộ…chi nhánh chỉ cần nắm giữ các giấy tờ sở hữu gốc, kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng tài sản của khách hàng, đồng thời cập nhập những thông tin về thị trường bất động sản, và các diễn biến của thị trường khác có liên quan để có những thông tin phục vụ cho quá trình quản lý tốt hơn; đối với các tài sản là động sản, trước hết là đối với sổ tiết kiệm, sổ tiền gửi, việc quản lý đơn giản và dễ dàng hơn. Chi nhánh có thể theo dõi và phong tỏa các hoạt động thu chi trên tài khoản của người vay; đối với kỳ phiếu, trái phiếu thì cần kiểm tra ngày đáo hạn; đối với chứng khoán thì bán sát cập nhập thông tin hàng ngày, hàng giờ từ thị trường chứng khoán để có những ứng phó kịp thời vì cho đến thời điểm hiện nay, thị trường này còn khá nhiều bất ổn khó dự đoán; đối với những tài sản thế chấp là hàng hóa, nguyên vật liệu… cần theo dõi và định kỳ đánh giá lại tài sản vì đây là loại tài sản khó quản lý vì nó liên quan đến hao mòn vô hình, sự sụt giá do biến động của thị trường… Song như ta đã biết, rủi ro là tất yếu, khách quan chỉ có thể đề phòng hạn chế chứ không thể loại trừ. Do đó, nếu không quản lý một cách chặt chẽ sẽ gây ra nhiều tổn thất cho chi nhánh. Chính vì vậy, chi nhánh cần phối hợp với các chính quyền địa phương để quản lý tài sản bảo đảm một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại (Trang 39)