Nitrate là sản phẩm cuối cùng của quá trình oxy hóa amoniac, không độc đối với thủy sinh vật. Đây là chất dinh dƣỡng đƣợc tảo hấp thu trực tiếp và chuyển hóa thành chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp. Do môi trƣờng dinh dƣỡng của các nghiệm thức khác nhau dẫn đến hàm lƣợng dinh dƣỡng ban đầu trong môi trƣờng nƣớc khác nhau.
Theo Richmond (1986), muối dinh dƣỡng mà tảo hấp thụ chủ yếu là nitrate và đây là chất dinh dƣỡng chính cho sự phát triển của tảo, vì vậy các nghiệm thức có khuynh hƣớng giảm dần đến gần cuối thí nghiệm.
Bảng 4.3 Hàm lƣợng nitrate trung bình (mg/l) các nghiệm thức trong TN1
Ngày NT W NT U NT B NT F NT A NT N
1 45,1 ± 0,21c 39,0 ± 0,34d 92,4 ± 0,46a 26,9 ± 0,59e 57,9 ± 0,36b 14,2 ± 3,96f
4 3,0 ± 0.96c 5,3 ± 0.65b 7,9 ± 2,41a 7,4 ± 0.86ab 6,7 ± 1,26ab 6,0 ± 0,54ab
7 8,5 ± 0,12abc 9,9 ± 1,83a 8,4 ± 3.37abc 5,5 ± 1,48d 6,0 ± 0,21bc 8,9 ± 0,29ab
Ghi chú: Các trị số trên nằm cùng một hàng có kí tự giống nhau là không có sự khác biệt. Các kí tự khác nhau chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05
-26-
Nhìn chung, hàm lƣợng nitrate có xu hƣớng giảm nhanh từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 4, do thời gian này tốc độ tăng trƣởng của tảo cao (Bảng 4.5), tảo sử dụng nguồn đạm nhiều. Và sau đó tăng lên ở các ngày tiếp theo đến khi kết thúc thí nghiệm. Riêng NTF và NTA thì tiếp tục giảm. Hàm lƣợng nitrate trung bình của các nghiệm thức NT W; NT U; NT B; NT F; NT A và NT N ở ngày đầu tiên bố trí thí nghiệm lần lƣợt là 45,1 ± 0,21 mg/l; 39,0 ± 0,34 mg/l; 92,4 ± 0,46 mg/l;
26,9 ± 0,59 mg/l; 57,9 ± 0,36 mg/l; 14,2 ± 3,96 mg/l. Nhƣ vậy có thể thấy hàm
lƣợng nitrate có sự khác biệt giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm, điều này là một trong những nguyên nhân làm cho sự phát triển của tảo ở các nghiệm thức khác nhau.