Đặc điểm chiều cao cây, bông, cổ bông

Một phần của tài liệu Đánh giá tập đoàn giống lúa tại Gia Lâm Hà Nội vụ xuân 2011 (Trang 44)

* Chiều cao cây

Thân lúa giữ vai trò rất lớn, nó không chỉ giữ cho cây lúa đứng vững mà còn là cơ quan vật chất cung cấp cho các hoạt động của cây. Các giống lúa dài ngày thường có chiều cao cao hơn các giống ngắn ngày, và nhìn chung các giống thuộc loại hình cao cây thường dễ đổ và cho năng suất không cao. Do đó xu hướng hiện nay của các nhà chọn giống là chọn cây có than thấp (bán lùn) thì sẽ tạo điều kiện cho cây lúa có khả năng thân cây chống đổ, cho năng suất cao.

Tính trạng chiều cao cây là tính di truyền của giống. Các giống khác nhau có chiều cao cây khác nhau. Kết quả nghiên cứu các mẫu dòng, giống trong tập đoàn được thể hiện ở bảng 4.3.4 cho thấy chiều cao cây của các dòng, giống trong tập đoàn biến động từ 92,4 (29) đến 194,4 (15) cm

Theo viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI (1996) về chiều cao cây được chia thành 3 nhóm như sau: Nhóm thấp cây (bán lùn) có chiều cao < 90cm.

Nhóm trung bình có chiều cao từ 90 – 125cm. Nhóm cao cây có chiều cao > 125cm.

Với cách phân loại như trên thì trong trong tập đoàn các mẫu dòng, giống của chúng tôi chủ yếu là các dòng, giống có chiều cao cây từ trung bình đến cao, không có dòng nào có chiều cao cây thấp. Có 20/40 dòng thuộc nhóm trung bình, chiếm 50%, 20/40 dòng thược nhóm cao cây chiếm 50%.

Khi đánh giá hệ số biến động chiều cao cây chúng tôi thấy CV% của các mẫu dòng, giống biến động từ 1,4% (50) đến 7,3% (90). Điều này chứng tỏ các dòng, giống khác nhau thì có chiều cao cây khác nhau. Và độ biến động CV% càng lớn thì dẫn tới độ đồng nhất trong quần thể càng thấp.

Bảng 4.3.4: Đặc điểm chiều cao cây, chiều dài bông, chiều dài cổ bông

Stt Dòng Chiều cao cây Chiều dài bông Chiều dài cổ bông

X ± S X (cm) CV (%) X ± S X (cm) CV (%) 1 2 120,9 ± 4,73 3,9 24,8 ± 3,04 12,2 7.0 2 5 117,6 ± 6,52 5,5 21,3 ± 3,94 18,4 7.3 3 12 171,6 ± 9,98 5,8 32,2 ± 3,62 11,2 6.7 4 13 176,0 ± 11,25 6,3 33,7 ± 2,23 6,6 7.7 5 15 194,4 ± 9,18 4,7 30,2 ± 2,54 8,4 7.7 6 18 138,0 ± 6,41 4,6 27,4 ± 4,02 14,6 9.8 7 19 135,8 ± 6,70 4,9 22,6 ± 3,84 16,9 4.0 8 20 125,4 ± 4,54 3,6 32,4 ± 2,87 8,8 1.0 9 29 92,4 ± 3,97 4,3 25,1 ± 3,53 14,0 1.8 10 30 106,9 ± 5,68 5,3 23,2 ± 1,46 6,2 3.9 11 31 113,3 ± 3,82 3,3 24,6 ± 2,10 8,5 7.1 12 35 113,3 ± 5,44 4,8 28,7 ± 2,04 7,1 5.4 13 50 111,1 ± 1,58 1,4 26,5 ± 0,98 3,7 5.4 14 53 110,8 ± 5,07 4,5 26,9 ± 3,09 11,4 6.3 15 55 106,1 ± 4,28 4,0 28,4 ± 4,30 15,1 7.0 16 57 104,6 ± 7,02 6,7 26,2 ± 2,23 8,4 3.7 17 58 106,8 ± 7,97 7,4 28,1 ± 3,50 12,4 2.2 18 62 99,9 ± 5,60 5,6 26,8 ± 3,36 12,5 2.6 19 65 103,2 ± 8,29 8,0 28,0 ± 3,98 14,1 3.3 20 69 114,3 ± 5,72 5,0 27,2 ± 1,81 6,6 -0.3 21 70 113,6 ± 3,06 2,7 26,1 ± 2,77 10,5 1.0 22 71 111,9 ± 9,45 8,4 26,8 ± 1,33 4,9 2.6 23 73 121,7 ± 6,44 5,2 25,3 ± 1,20 4,7 5.1 24 74 126,7 ± 8,93 7,0 35,2 ± 2,08 5,9 7.3 25 79 125,5 ± 7,11 5,6 32,8 ± 3,24 9,8 6.2 26 82 144,4 ± 5,72 3,9 24,9 ± 2,13 8,5 13.3 27 83 134,2 ± 5,38 4,0 32,0 ± 1,62 5,0 8.4 28 84 143,3 ± 6,13 4,2 29,6 ± 1,23 4,1 8.0 29 85 148,6 ± 4,99 3,3 33,8 ± 2,53 7,4 13.3 30 86 124,9 ± 5,43 4,3 32,6 ± 3,19 9,7 6.3 31 87 137,2 ± 4,99 3,6 34,1 ± 2,42 7,1 10.7 32 88 119,5 ± 5 ,68 4,7 35,1 ± 2,91 8,3 11.0 33 90 143,2 ± 10,47 7,3 27,1 ± 3,58 13,2 4.3 34 91 127,8 ± 4,11 3,2 30,9 ± 1,81 5,85 7.2 35 94 146,7 ± 7,57 5,1 30,2 ± 1,80 5,9 14.5 36 95 117,2 ± 5,35 4,5 33,1 ± 1,94 5,8 8.3 37 101 147,2 ± 7,48 5,0 25,5 ± 3,31 12,9 -1.2 38 102 150,0 ± 6,57 4,3 29,4 ± 4,02 13,6 14.8 39 106 127,6 ± 6,06 4,7 33,5 ± 4,04 12,0 8.0 40 107 137,0 ± 7,85 5,7 27,45± 3,09 11,2 14.3

* Chiều dài bông:

Là một đặc tính di truyền của giống tính từ đốt cổ bông đến đầu mút bông (không kể râu). Các giống cao cây rạn to, đẻ ít thường có bông dài, còn các giống rạn nhỏ, đẻ nhiều thường có bông ngắn. Những giống có bông dài hạt xếp xít, tỷ lệ hạt lép thấp, khối lượng 1000hạt cao cho năng suất cao. Bông dài hay ngắn không chỉ phụ thuộc vào dòng, giống mà nó còn chịu ảnh hưởng của các kỹ thuật canh tác, chế độ chăm sóc…

Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng cho ta thấy chiều dài bông của các mẫu dòng, giống biến động từ 21,3 (5) đến 35,2 (74).

Theo tác giả Nguyễn Văn Hiển chiều dài bông sẽ được phân loại thành 3 dạng: Dạng bông dài: Chiều dài bông > 25cm

Dạng bông trung bình: Chiều dài bông từ 20-25cm Dạng bông ngắn: Chiều dài bông < 20cm

Với cách phân loại trên thì trong tập đoàn các mẫu dòng, giống nghiên cứu có 6 dòng 2, 5, 19, 30, 31, 82 có chiều dài bông thuộc nhóm trung bình, còn các dòng còn lại đều thuộc nhóm bông dài, không có dòng nào thuộc nhóm bông ngắn.

* Chiều dài cổ bông:

Chiều dài cổ bông là một chỉ tiêu đánh giá độ trỗ thoát của bông, chúng được tính từ gối lá đồng đến đốt cổ bông. Chiều dài cổ bông quá ngắn hoặc quá dài đều không tốt. Nếu quá dài thì bông sẽ dễ gẫy, nếu quá ngắn hoặc chiều dài cổ bông âm (đốt cổ bông nằm trong bẹ lá) gây hạt nép, lửng, bị bệnh, đây là chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo giống ở lúa ưu thế lai. Qua bảng cho ta thấy chiều dài cổ bông biến động từ -1,2 (101) đến 14,8 (102).

Cũng theo cách phân loại của Nguyễn Văn Hiển chiều dài cổ bông chia ra 3 loại:

Dạng cổ bông dài: Chiều dài cổ bông > 8,5cm

Dạng cổ bông ngắn: Chiều dài cổ bông < 2,2cm

Theo cách phân loại trên trong tập đoàn các dòng, giống nghiên cứu phần nhiều là các dòng có chiều dài cổ bông trung bình (27/40 dòng) có 8 dòng 18, 82, 85, 87, 88, 94, 102, 107 có chiều dài cổ bông dài và 5 dòng 20, 29, 70, 69, 101 có chiều dài cổ bông ngắn. Đặc biệt có 2 dòng có chiều dài cổ bông âm 101 (-1.2), 69 (-0,3).

Một phần của tài liệu Đánh giá tập đoàn giống lúa tại Gia Lâm Hà Nội vụ xuân 2011 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w