Thời gian qua các thời kỳ sinh trưởng

Một phần của tài liệu Đánh giá tập đoàn giống lúa tại Gia Lâm Hà Nội vụ xuân 2011 (Trang 27)

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi gieo mạ cho đến lúc lúa chín hoàn toàn và thu hoạch. Đây là một đặc tính di truyền của giống, các giống khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau. Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn không chỉ phụ thuộc vào Giống mà còn phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh khác như khí hậu, thời tiết, kỹ thuật chăm sóc, thời vụ gieo trồng….

Thời gian sinh trưởng là tổng hợp thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống. Trong quá trình sinh trưởng phát triển cây lúa trải qua 3 thời kỳ lớn: thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, thời kỳ sinh trưởng sinh thực và thời kỳ hình thành hạt và chín. Xác định được thời gian sinh trưởng và thời gian qua các giai đoạn phát triển của giống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bố trí thời vụ hợp lí, cơ cấu giống thích hợp và kịp thời tác động các biện pháp kỹ thuật để phát huy hết tiềm năng năng suất của giống. Qua đó đưa ra các công thức luân canh tăng vụ thích hợp cho các vùng trồng lúa khác nhau, đồng thời giúp cho các nhà chọn tạo giống trong việc cặp bố mẹ khi lai tạo.

Kết quả nghiên cứu thời gian sinh trưởng và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các mẫu dòng, giống được trình bày ở bảng 4.2.1

Qua bảng 4.2.1 ta thấy thời gian sinh trưởng, phát triển của cây lúa trải qua các giai đoạn:

٭ Thời kỳ đẻ nhánh:

Thời kỳ lúa đẻ nhánh tính từ khi lúa bắt đầu đẻ nhánh cho tới khi lúa kết thúc đẻ nhánh, thời gian đẻ nhánh nhanh hay chậm phụ thuộc vào di truyền của giống. Thời gian đẻ nhánh dài hay ngắn có ý nghĩa quan trọng tới toàn bộ đời sống cây lúa. Đây là thời kỳ quyết định năng suất và khả năng tích luỹ chất khô. Theo Nguyễn Văn Hoan, nếu điều khiển để một hạt lúa lai mọc lên thành cây lúa, đẻ sớm đạt 10 – 12 nhánh thì tỷ lệ nhánh thành bông có thể đạt 80-100%, trong khi lúa thường là 60 – 70% trong cùng điều kiện. Thời kỳ đẻ nhánh phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật thâm canh. Tuy nhiên nếu ta nắm bắt được quy luật đẻ nhánh thì ta có thể sử dụng các biện pháp canh tác để cây lúa đẻ nhánh tập trung tăng tỷ lệ nhánh hữu hiệu hạn chế nhánh vô hiệu. Thời kỳ đẻ nhánh có vai trò quan trọng vì yếu tố số bông trên khóm là một trong những chỉ tiêu đánh giá năng suất cá thể, nâng cao năng suất quần thể.

Bảng 4.2.1: Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng

Stt Dòng Thời gian từ khi cấy đến ... Tổng

thời gian Bắt đầu đẻ nhánh Kết thúc đẻ nhánh Bắt đầu trỗ Kết thúc trỗ Chín hoàn toàn 1 2 31 70 95 102 129 158 2 5 31 71 94 101 129 158 3 12 24 72 91 97 128 157 4 13 24 73 94 100 127 156 5 15 24 74 94 101 128 157 6 18 26 63 77 82 111 140 7 19 30 73 94 102 129 158 8 20 27 66 80 87 118 147 9 29 27 55 67 73 104 133 10 30 27 56 71 77 106 135 11 31 27 56 70 77 107 136 12 35 25 69 84 89 118 147 13 50 26 68 88 91 121 150 14 53 29 69 86 91 124 153 15 55 27 70 92 95 127 156 16 57 27 60 73 80 109 138 17 58 27 64 77 86 116 145 18 62 27 69 83 92 118 147 19 65 26 66 76 91 122 151 20 69 27 66 79 88 117 146 21 70 27 63 85 88 117 146 22 71 24 70 85 88 118 147 23 73 25 63 82 87 116 145 24 74 27 68 86 94 124 153 25 79 29 61 72 83 114 143 26 82 27 62 79 86 116 145 27 83 27 71 78 87 117 146 28 84 27 69 91 96 128 157 29 85 27 63 76 85 117 146 30 86 27 64 71 80 114 143 31 87 26 59 68 75 108 137 32 88 26 66 71 93 124 153 33 90 27 66 83 90 121 150 34 91 27 56 67 73 109 138 35 94 30 71 80 89 118 147 36 95 27 63 72 79 109 138 37 101 26 68 92 96 126 155 38 102 27 72 81 86 114 143 39 106 27 58 66 76 109 138 40 107 27 63 81 87 117 146

Do thời tiết sau khi cấy nhiệt độ thấp và mưa nhiều nên lúa bắt đầu đẻ nhánh khá muộn (sau cấy 24 – 31 ngày) các mẫu dòng, giống đẻ nhánh sớm nhất là 12, 13, 15, 71 sau cấy 24 ngày. Các mẫu dòng, giống đẻ nhánh muộn nhất là 2, 5 sau cấy 31 ngày.

Đẻ nhánh muộn là một đặc điểm không tốt của các giống lúa địa phương, mà trong tập đoàn nghiên cứu đa phần là các dòng, giống có thời gian bắt đầu đẻ nhánh muộn. Do đó chúng ta cần tiếp tục theo dõi và đánh giá để có thể chọn lọc được các dòng có thời gian đẻ nhánh sớm.

Khoảng thời gian từ đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh của các mẫu dòng, giống cũng là một yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ nhánh hữu hiệu trên khóm. Theo Bùi Huy Đáp ở vụ xuân thời gian đẻ nhánh kéo dài, lai rai, đẻ nhiều thì không tốt, gây lãng phí nuôi dưỡng nhánh. Các mẫu dòng, giống trong tập đoàng có khoảng thời gian đẻ nhánh dao động từ 28-50 ngày. Các dòng có thời gian đẻ nhánh ngắn 29, 30, 31, 91 (28, 29 ngày), các dòng có thời gian đẻ nhánh dài 12, 13, 15 (48, 49, 50 ngày). Các mẫu dòng, giống bắt đầu đẻ nhánh muộn, có thời gian đẻ nhánh dài, không tập chung, là một đặc điểm không tốt cây đẻ nhánh nhiều nhưng tỷ lệ nhánh hữu hiệu không cao, gây lãng phí vật chất, kéo dài thời gian trỗ, chín hoàn toàn dẫn đến không đồng đều về chất lượng sản phẩm thu hoạch.

* Thời kỳ trỗ:

Thời gian từ gieo đến trỗ của các dòng dao động từ 66 – 95 ngày các mẫu dòng, giống trỗ sớm nhất là 106, 29, 94 (66, 67 ngày) còn lại hầu hết các dòng đều trỗ sau gieo 70-95 ngày. Các mẫu dòng, giống khác nhau có thời gian bắt đầu trỗ khá rõ, biến động lớn, chủ yếu do đặc điểm về thời gian sinh trưởng của các khác nhau.

Thời gian trỗ của các mẫu dòng, giống khác nhau cũng rất khác nhau biến động từ 3 – 22 ngày. Các mẫu dòng, giống có khoảng thời gian trỗ tập chung như 50, 55, 70, 71 (3 ngày), các dòng, giống có thời gian trỗ dài 19, 74, 58, 62,

69, 83, 85, 86, 94, 106, 79, 65, 88 (thời gian trỗ từ 8 – 22 ngày) còn lại các mẫu dòng, giống có khoảng thời gian trỗ trung bình từ 4 – 7 ngày.

* Thời kỳ kết thúc trỗ đến chín hoàn toàn.

Đây là thời kỳ sinh trưởng phát triển cuối cùng của cây lúa, có liên quan trực tiếp đến quá trình tạo năng suất, đặc biệt quyết định chủ yếu tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt. Đây là thời kỳ mà điều kiện ngoại cảnh tác động rất rõ và trực tiếp đến năng suất. Qua bảng 4.2.1 cho ta thấy thời gian từ trỗ đến chín hoàn toàn của các mẫu dòng, giống khác nhau rất khác nhau biến động từ 26 – 36 ngày. Các dòng có thời gian chín ngắn 13, 15, 19, 62, (26, 27 ngày), các dòng có thời gian chín dài , 91, 86, 87, 106, … (trên 30 ngày). Các dòng có thời gian chín khác nhau do bản chất của giống, tác động của điều kiện ngoại cảnh đến quá trình sinh trưởng phát triển thời kỳ đẻ nhánh…

* Tổng thời gian sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng của cây lúa tính từ nảy mầm đến khi chín. Trải qua ba thời kì: Sinh trưởng sinh dưỡng, sinh trưởng sinh thực và thời kì chín. Thời gian sinh trưởng kéo dài thì khả năng tích luỹ vật chất khô càng lớn năng suất cao tuy nhiên nếu quá dài sẽ không tốt cho thâm canh và dễ bị sâu bệnh thiên tai.

Thời gian sinh trưởng của các mẫu dòng, giống qua từng giai đoạn khác nhau do đó tổng thời gian sinh trưởng của chúng cũng khác nhau. Nhìn chung thời gian sinh trưởng của các dòng, giống biến động từ 133 – 158 ngày. Các dòng đều có thời gian sinh trưởng từ trung bình đến dài ngày, các dòng có thời gian sinh trưởng ngắn nhất 29 (133 ngày), dòng có thời gian sinh trưởng dài nhất 2, 5, 19 (158 ngày).

Một phần của tài liệu Đánh giá tập đoàn giống lúa tại Gia Lâm Hà Nội vụ xuân 2011 (Trang 27)