Đặc điểm hình thái của các mẫu dòng, giống nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tập đoàn giống lúa tại Gia Lâm Hà Nội vụ xuân 2011 (Trang 36)

Đặc điểm hình thái là các đặc điểm do kiểu gen của giống quyết định, ít chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh, nghiên cứu các đặc điểm hình thái của các mẫu dòng, giống giúp chúng ta các dòng, giống một cách dễ dàng hơn, và đặc biệt trong công tác chọn tạo giống sẽ giúp các nhà chọn giống phân loại và sắp xếp được nguồn vật liệu khởi đầu một chính xác hơn. Đặc điểm hình thái của các mẫu dòng, giống theo dõi, nghiên cứu trên một số các chỉ tiêu như màu sắc than lá, mỏ hạt, kiểu lá, độ tàn lá, và râu đầu hạt. Kết quả được thể hiện tại bảng 4.3.1.

* Màu sắc thân lá

Trong tập đoàn nghiên cứu các mẫu dòng, giống có màu sắc thân lá đặc trưng và mang bản chất của giống.

Dòng 20 có thân lá màu xanh tím, dòng 71 thân màu xanh, lá màu xanh chấm tím, có 8 dòng lá màu xanh nhạt (2, 18, 29, 69, 73, 82, 86, 107), 13 dòng có màu xanh (5, 12, 13, 15, 30, 31, 50, 70, 84, 91, 94, 101, 102) còn các dòng còn lại có màu sắc xanh đậm.

* Màu sắc mỏ hạt

Màu sắc mỏ hạt là một trong các đặc điểm quan trọng để phân biệt giống. Màu sắc mỏ hạt của các mẫu dòng , giống trong tập đoàn nghiên cứu chủ yếu có màu vàng (25 dòng), và màu nâu (8 dòng) các dòng còn lại mang các màu đặc trưng của giống như: tím (2, 20), nâu đen (5, 106), tím đen (101).

* Kiểu lá

Kiểu lá là một trong các đặc điểm quan trọng để xác định hệ số lá của cây lúa, kiểu lá đứng hay rủ tác động đến hiệu suất quang hợp, mật độ cấy của các dòng, giống khác nhau. Kiểu lá của các dòng nghiên cứu có 2 kiểu chính đứng (17/40) dòng và rủ (23/40 dòng).

Stt Dòng Thân lá Màu sắcMỏ hạt Kiểu lá Độ tàn lá Râu đầu hạt

1 2 Xanh nhạt Tím Đứng Trung bình Không

2 5 Xanh Nâu đen Đứng Trung bình Không

3 12 Xanh Nâu Rủ Trung bình Ít, ngắn

4 13 Xanh Nâu Rủ Trung bình Ít, ngắn

5 15 Xanh Vàng Rủ Trung bình Ít, ngắn

6 18 Xanh nhạt Vàng Đứng Trung bình Không

7 19 Xanh đậm Nâu Đứng Muộn và lâu Không

8 20 Xanh tím Tím Rủ Muộn và lâu Không

9 29 Xanh nhạt Vàng Đứng Sớm và nhanh Không

10 30 Xanh Vàng Rủ Trung bình Ít, trung bình

11 31 Xanh Vàng Rủ Trung bình Ít, trung bình

12 35 Xanh đậm Vàng Rủ Sớm và nhanh Không

13 50 Xanh Vàng Đứng Trung bình Không

14 53 Xanh đậm Nâu Đứng Trung bình Không

15 55 Xanh đậm Vàng Đứng Trung bình Không

16 57 Xanh Vàng Đứng Trung bình Không

17 58 Xanh đậm Vàng Đứng Muộn và lâu Ít, ngắn

18 62 Xanh đậm Vàng Đứng Muộn và lâu Không

19 65 Xanh đậm Vàng Đứng Trung bình Không

20 69 Xanh nhạt Vàng Rủ Trung bình Ít, ngắn

21 70 Xanh Vàng Đứng Trung bình Không

22 71 Xanh chấm tím Nâu Đứng Trung bình Không

23 73 Xanh nhạt Vàng Rủ Trung bình Không

24 74 Xanh đậm Vàng Đứng Trung bình Nhiều, dài 25 79 Xanh đậm Vàng Đứng Muộn và lâu Nhiều, dài

26 82 Xanh nhạt Vàng Rủ Sớm và nhanh Không

27 83 Xanh đậm Tím Đứng Sớm và nhanh Nhiều, dài

28 84 Xanh Nâu Đứng Trung bình Không

29 85 Xanh đậm Vàng Rủ Muộn và lâu Không

30 86 Xanh nhạt Vàng Rủ Muộn và lâu Không

31 87 Xanh đậm Vàng Rủ Muộn và lâu Không

32 88 Xanh đậm Vàng Rủ Muộn và lâu Không

33 90 Xanh đậm Vàng Rủ Trung bình Không

34 91 Xanh Đen Rủ Muộn và lâu Không

35 94 Xanh Nâu Rủ Trung bình Không

36 95 Xanh đậm Nâu Rủ Muộn và lâu Không

37 101 Xanh Tím đen Rủ Sớm và nhanh Không

38 102 Xanh Vàng Rủ Trung bình Không

39 106 Xanh đậm Nâu đen Rủ Muộn và lâu Không

* Độ tàn lá

Độ tàn lá là đặc điểm đặc trưng của giống, độ tàn lá có ảnh hưởng khá lớn đến khả năng tích lũy của giống trong giai đoạn chín của hạt. Những giống độ tàn lá sớm và nhanh thì khả năng tích lũy chất khô cũng giảm do lá tàn trước khi lúa chín hoàn toàn, ảnh hưởng đến năng suất của giống. Các giống có độ tàn lá muộn và lâu có khả năng tích lũy chất khô trong giai đoạn chín cao, là yếu tố có ảnh hươgr trực tiếp đến năng suất của lúa.

Qua bảng 4.3.1 ta thấy các mẫu dòng, giống trong tập đoàn chủ yếu có độ tàn lá trung bình (23/40 dòng), các dòng có độ tàn lá muộn và lâu (12/40 dòng), chỉ có 5 dòng có độ tàn lá sớm và nhanh (29, 35, 83, 101, 107).

* Râu đầu hạt

Râu đầu hạt là đặc điểm đặc trưng di truyền của giống, nó không chỉ liên quan tới đặc tính chống chịu của giống mà còn liên quan tới chất lượng thương phẩm sau này. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tập đoàn có 10 dòng vẫn có râu đầu hạt nhưng mức độ và độ dài ngắn khác nhau như các dòng 12, 13, 15, 58, 69 có ít và ngắn, các dòng 30, 31 có ít, độ dài trung bình, các dòng 74, 79, 83 có nhiều và dài. Các dòng còn lại đều không có râu đầu hạt.

Nghiên cứu và đánh giá tính trạng râu đầu hạt giúp cho chúng ta khắc phục hiện tượng sói mòn di truyền, bởi râu đầu hạt chủ yếu chỉ xuất hiện trên các giống lúa địa phương, có những nhược điểm mà trong sản xuất người nông dân không muốn gieo trồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tập đoàn giống lúa tại Gia Lâm Hà Nội vụ xuân 2011 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w