Ảnh hưởng của các chấ tơ nhiễm khơng khí đến mơi trường 1 Vấn đề tồn cầu

Một phần của tài liệu bài giảng môn hóa môi trường hệ cao đẳng (Trang 27)

b. Nguồn nhân tạo

2.4. Ảnh hưởng của các chấ tơ nhiễm khơng khí đến mơi trường 1 Vấn đề tồn cầu

2.4.1. Vấn đề tồn cầu

* Hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính khơng phải là hiện tượng mới lạ. Nĩ đã tồn tại từ khi khí quyển bao quanh trái đất này. Thực ra nếu khơng cĩ hiệu ứng nhà kính thì trái đất đã khơng cĩ sự sống vì lúc đĩ nhiệt độ bề mặt sẽ thấp hơn ngày nay khoảng 300C. Vấn đề quan tâm hiện nay là về sự thay đổi tính chất nhà kính của khí quyển

Bức xạ Mặt trời bao gồm các phần tử ngoại (UV), khả kiến (VIS), hồng ngoại (IR), sau khi đi vào khí quyển Trái đất, thành phần UV bị tầng ozon hấp thụ, chỉ cịn phần VIS và một phần IR đến được mặt đất và bị mặt đất hấp thụ.

Sau khi hấp thụ năng lượng, mặt đất bức xạ trở lại vào khí quyển các bức xạ bước sĩng dài hơn bước sĩng của ánh sáng đã được hấp thụ, các bức xạ này chủ yếu là bức xạ IR. Bức xạ IR từ mặt đất bị khí nhà kính trong khí quyển hấp thụ và tỏa ra nhiệt, làm khí hậu ấm lên.

Bảng 2.3. So sánh khả năng hấp thụ bức xạ của các khí nhà kính Khí Khả năng hấp thụ năng lượngbức xạ so với CO2

CFC−12 15800

CFC−11 12400

N2O 206

CH4 21

CO2 1

Bảng 2.4. So sánh sự đĩng gĩp vào hiệu ứng nhà kính của các khí nhà kính

Khí Phần đĩng gĩp (%) CO2 55 CFC−11 & CFC−12 17 CH4 15 Các CFC khác 7 N2O 6 Các khí nhà kính chủ yếu: − Tự nhiên: H2O, CO2, CH4, N2O − Nhân tạo: CFCs

Nếu xét về khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ của các phân tử khí nhà kính, thì CO2 là loại khí cĩ khả năng hấp thụ kém hơn rất nhiều các khí nhà kính khác (Bảng 2.3). Song trong thực tế, do nồng độ của CO2 trong tầng đối lưu cao hơn rất nhiều nên phần đĩng gĩp của khí này vào hiệu ứng nhà kính là cao nhất.

Hơi nước trong khơng khí hấp thụ bức xạ hồng ngoại nhiều hơn tất cả các khí nhà kính khác, nhưng do nồng độ của hơi nước trong tầng đối lưu gần như khơng thay đổi nên phần đĩng gĩp của nĩ khơng được xem là yếu tố chính làm gia tăng hiệu ứng nhà kính.

Từ biểu đồ nêu trên ta thấy vai trị quan trọng trong việc gây hiệu quả nhà kính là khí CO2, loại khí mà hầu hết các quá trình cơng nghệ sản xuất điện năng bằng nhiên liệu hố thạch đều cĩ liên quan đến.

Ở thời kỳ tiền cơng nghiệp, nồng độ khí CO2 trong khí quyển ổn định khoảng 270 ppm. Cơng nghiệp và mức sống càng phát triển nhu cầu năng lượng của nhân loại ngày càng nhiều thì nồng độ khí CO2 trong khí quyển càng tăng và đạt mức khoảng 350 ppm ở thời kỳ hiện nay. Ngồi ra nạn cháy rừng, phá rừng, tăng dân số… cũng là nguyên nhân làm cho nồng độ khí CO2 trong khí quyển khơng ngừng tăng cao.

Biểu đồ diễn biến nồng độ CO2 trong khí quyển theo số liệu của tổ chức quốc tế về thay đổi khí hậu tồn cầu IPCC.

Khí mêtan:

Metan là thành phần chính trong khí đốt thiên nhiên, nĩ được hình thành trong nhiều quá trình vi sinh kỵ khí. Nĩ cịn là loại khí đầm lầy sinh ra từ quá trình phân huỷ vi trùng, gỗ mục, rác…

Khí CH4 hấp thụ tia hồng ngoại mạnh hơn gấp 20 lần so với khí CO2 ở bước sĩng λ = 8 – 12 µm - khoảng cửa sổ bức xạ hồng ngoại của trái đất. Do đĩ, với nồng độ thấp, khí CH4 cũng đĩng vai trị rất quan trọng trong việc gây hiệu ứng nhà kính.

Khí N2O:

Khí N2O khơng gây tác hại gì trực tiếp cho sức khoẻ con người. Người ta sử dụng khí N2O để điều chế thuốc giảm đau trong nha khoa, trong thể dục thể thao, nhưng nĩ là loại khí nhà kính rất mạnh. Một phân tử N2O cĩ hiệu quả hấp thụ tia hồng ngoại ở khoảng bước sĩng λ = 8 – 12 µm gấp 200 lần so với phân tử CO2.

Khí CFC:

CFC được sử dụng để làm mơi chất lạnh trong các hệ thống máy lạnh, máy điều hồ khơng khí từ hơn 50 năm qua nhờ những tính chất nhiệt động học rất phù hợp và ổn định của chúng. Trong cơng nghiệp người ta cịn sử dụng CFC để chế tạo chất xốp cứng làm vật liệu cách nhiệt, làm chất tẩy rửa.

Trong quá trình sử dụng vận hành hệ thống máy lạnh do rị rỉ hoặc do xả mơi chất lạnh khi sửa chữa, từ đĩ CFC cĩ mặt trong khí quyển và tham gia vào các chất khí nhà kính.

Hai chất CFC được sử dụng rộng rãi nhất trong kỹ thuật lạnh ngay từ thời kỳ đầu là CFC 11 (CCl3F) và CFC 12 (CCl2F2)

CFC là chất gây hiệu ứng nhà kính cực kỳ mạnh, nếu so với khí CO2 thì CFC mạnh hơn gấp từ 12.000 – 16.000 lần.

Về mặt độc tố học thì các chất CFC cĩ thể nĩi là khơng gây tác hại trực tiếp cho sức khoẻ của con người. Ở nồng độ 5.000 ppm CFC 11 mới gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch và ở nồng độ 35000 ppm trong 10 phút mới cĩ thể gây mê. Tuy nhiên, những giới hạn nồng độ nêu trên khĩ cĩ thể xảy ra trong thực tế.

Nếu khơng cĩ các nỗ lực triệt để nhằm hạn chế phát thải các khí nhà kính, thì theo dự báo hiệu ứng này sẽ gia tăng mạnh mẽ trong thế kỷ 21.

Sử dụng các mơ hình máy tính để tính tốn dự đốn những thay đổi về khí hậu do hậu quả của hiệu ứng nhà kính, người ta đã thu được các kết luận quan trọng sau:

Nếu khơng cĩ các nỗ lực triệt để nhằm hạn chế phát thải các khí nhà kính, thì theo dự báo hiệu ứng này sẽ gia tăng mạnh mẽ trong thế kỷ 21.

Sử dụng các mơ hình máy tính để tính tốn dự đốn những thay đổi về khí hậu do hậu quả của hiệu ứng nhà kính, người ta đã thu được các kết luận quan trọng sau:

1. Nhiệt độ trung bình tồn cầu đến năm 2050 sẽ cao nhất trong vịng 150.000 năm gần đây.

2. Trong thế kỷ 21 tốc độ thay đổi nhiệt độ trung bình tồn cầu sẽ cao nhất so với 10.000 năm gần đây.

3. Mức nước đại dương sẽ tăng một cách đáng kể, do khi nhiệt độ tăng thì khối lượng riêng của nước giảm, băng tan. Một số đảo nhỏ, các vùng đất thấp ven bờ sẽ bị nhấn chìm trong nước. Những thay đổi này dự đốn cĩ thể xảy ra trong thế kỷ 22.

4. Mức nước một số hồ sẽ bị giảm đáng kể do tốc độ bay hơi tăng.

5. Sự ấm lên tồn cầu sẽ xảy ra khơng đồng nhất cả về khơng gian lẫn thời gian. Lục địa sẽ bị ấm lên mạnh hơn đại dương, đặc biệt đáng lưu ý ở các vĩ tuyến cao ở phía Bắc vào mùa đơng, do đĩ làm giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa các cực với vùng xích đạo cĩ thể dẫn đến suy giảm các dịng đối lưu của Trái đất.

Ngồi các hệ quả được dự đốn bằng mơ hình máy tính trên, cĩ thể cịn cĩ một số hệ quả khác mà mơ hình máy tính chưa thể kết luận được:

1. Sự thay đổi thời tiết của địa phương hay khu vực, phạm vi tác động của các cơn bão nhiệt đới và tần suất bão ở khu vực vĩ tuyến trung bình.

2. Đáp ứng của các hệ sinh thái, mùa màng nơng nghiệp với sự ấm lên tồn cầu. 3. Ảnh hưởng của các sự kiện xảy ra đột ngột chưa tiên đốn được, ví dụ sự thay đổi đáng kể về hoạt động của các vành đai đại dương, sự thay đổi của các lớp băng.

* Sự suy giảm ozon trên tầng bình lưu Tầng ozon

Ozon cĩ mặt khắp trong khí quyển, nhưng ở tầng đối lưu nồng độ của ozon chỉ ở dạng vết. Nồng độ ozon đạt giá trị cực đại (8 − 10 ppm) ở khu vực trên đỉnh tầng đối lưu và phần dưới của tầng bình lưu (độ cao từ khoảng 15 đến 35 km) tạo thành tầng ozon.

Các phản ứng tạo thành và phân hủy ozon trong tầng bình lưu

Trong tầng bình lưu ozon được tạo thành, đồng thời cũng bị phân hủy dưới tác dụng của bức xạ tử ngoại từ ánh sáng Mặt trời. Bức xạ tử ngoại thường được chia làm ba vùng: UV-A (λ = 320 − 400 nm); UV-B (λ = 290 − 320 nm) và UV-C (λ < 290 nm). Các phản ứng tạo thành và phân hủy ozon trong tầng bình lưu:

Phản ứng tạo thành ozon:

O2 + hν (UV-C) → 2O (a) O + O2 + M → O3 + M (b)

Phản ứng tạo thành ozon xảy ra nhiều hơn ở lớp khơng khí phía trên vùng xích đạo, do tại đây ánh sáng Mặt trời chứa nhiều bức xạ UV-C hơn ở hai vùng cực.

Phản ứng phân hủy ozon:

O3 + hν (UV-B) → O2 + O (c) O + O3 → 2O2 (d) ngồi ra cịn cĩ phản ứng phân hủy ozon do các tác nhân khác:

X + O3 → XO + O2 (e) XO + O → X + O2 (f)

trong đĩ, X cĩ thể là Cl, NO, OH, hay H. Cấu tử X được tái tạo sau quá trình phân hủy ozon, do đĩ mỗi nguyên tử hay phân tử X cĩ thể phân hủy hàng ngàn phân tử ozon trước khi phản ứng xúc tác bị kết thúc do X phản ứng với một phân tử khác ozon.

Phản ứng phân hủy ozon bởi cấu tử X nêu trên cũng cĩ thể bị gián đoạn, do X hay XO tham gia các phản ứng khác, ví dụ:

Cl (X) + CH4 → CH3 + HCl (h) ClO (XO, với X = Cl) + NO2 + M → M + ClONO2 (i) NO2 (XO, với X = NO) + OH + M → M + HNO3 (k)

Vì vậy, các phân tử HNO3, HCl, ClONO2 được xem là nơi chứa tạm thời của các tác nhân xúc tác phân hủy ozon.

Một phần của tài liệu bài giảng môn hóa môi trường hệ cao đẳng (Trang 27)