CHƯƠNG 3 NƯỚC VÀ SỰ Ơ NHIỄM NGUỒN NƯỚC 3.1 Nguồn nước và phân bố nước trong tự nhiên
3.5 nhiễm nước
Nước là nguồn tài nguyên tái tạo được. Nước con người đã sử dụng thường được chuyển trở lại nguồn nước mặt dưới dạng nước mang theo chất thải các loại do hoạt động nhiều mặt của con người tạo ra. Các chất thải, chất bị xĩi mịn hoặc thấm từ đất ra tồn tại dưới dạng hịa tan hay lơ lửng cuối cùng được mang ra biển.
Do tác động của các hoạt động sống, nước bị nhiễm bẩn bởi các chất khác nhau và làm chất lượng nước xấu đi. Chất lượng nước thay đổi theo các khuynh hướng sau:
a. Giảm độ pH của nước ngọt do ơ nhiễm bởi các axit sunfuaric và axit nitric từ khí quyển, tăng hàm lượng sunfat (SO42-) và nitrat (NO3-) trong nước.
b. Tăng nồng độ các ion Ca2+, Mg2+, Si4+ trong nước ngầm và nước sơng do rửa và hịa tan bằng nước mưa bị axit hố các quặng cacbonat và các quặng khác.
c. Tăng hàm lượng các ion kim loại nặng như chì, cadmi, thuỷ ngân, asen, kẽm và các photphat (PO43-), nitrat (NO3-), nitrit (NO32-)... trong nước tự nhiên.
d. Tăng hàm lượng muối trong nước bề mặt và nước ngầm do sự xâm nhập của chúng cùng với nước thải, từ khí quyển và do rửa chất thải rắn (ví dụ hàm lượng muối trong nước của nhiều sơng hàng năm tăng 30-50 mg/l, từ 1000 tấn chất thải thành phố cĩ đến 8 tấn muối tan xâm nhập vào nước ngầm).
e. Tăng hàm lượng các hợp chất hữu cơ trong nước, trước tiên là các chất bền sinh học (chất hoạt động bề mặt, thuốc sát trùng, sản phẩm phân rã của chúng với các chất độc hại, gây ung thư, đột biến gen khác).
f. Giảm hàm lượng oxi trong nườc tự nhiên, trước hết là do các quá trình oxi hĩa, do nước nhiễm các chất kị nước.
g. Giảm độ trong suốt của nước (trong nước bẩn, các virut và vi khuẩn phát triển nhanh và trở thành nhân tố kích thích mầm bệnh).
h. Nước tự nhiên bị nhiễm các đồng vị phĩng xạ của các nguyên tố hĩa học.