- Mục đắch: Đây là công cụ giúp học sinh được bày tỏ ý kiến của mình. Những ý kiến của học sinh có thể là những tình cảm, cảm nhận, mong muốn, đề nghị hoặc bất cứ điều gì các em muốn nói về thầy cô, bạn bè, cha mẹ, nhân viên phục vụ, điều kiện học tập Ờ sinh hoạt và các hoạt động vui chơi,Ầ mà các em không thể hoặc chưa dám nói trực tiếp. Qua hộp thư này, người lớn (thầy cô, cha mẹ,Ầ) sẽ có điều kiện hiểu các em nhiều hơn, đồng thời điều chỉnh các hoạt động giáo dục, sinh hoạt sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, công cụ này còn có ý nghĩa giúp các em nhận biết mình là một thành viên của nhà trường, quyền cơ bản của trẻ được tạo điều kiện thể hiện (quyền được học tập Ờ quyền được vui chơi Ờ quyền được tham gia ý kiến,Ầ). Từ đó, các em có ý thức, tự giác và chủđộng khi tham gia các hoạt động của chắnh các em.
- Cách xây dựng: Hộp thư có thểđược làm bởi cha mẹ học sinh hoặc giáo viên chủ nhiệm cùng học sinh thực hiện. Giáo viên chủ nhiệm và học sinh trang trắ thêm những hình ảnh vui nhộn và được đặt tại các vị trắ thuận tiện trong lớp, vừa tầm với của học sinh. Một số nơi còn có thêm các biện pháp bảo vệ cho hộp thư để chỉ những người có trách nhiệm mở hộp thư mới mởđược đểđảm bảo giữ kắn những thông tin của học sinh.
- Cách sử dụng: Giáo viên chủ nhiệm giải thắch cho học sinh về mục đắch của hộp thư. Khuyến khắch các em sử dụng hộp thư này để giúp cho tình hình và các điều kiện của lớp học, trường học được tốt hơn. Giáo viên chủ nhiệm cũng nên nhấn mạnh tới việc học sinh không cần thiết phải đề tên mình trong thư, nếu muốn. Để quản lắ Hộp thư "Điều em muốn nói" cần có sự tham gia của Chủ tịch, Phó chủ tịch và Trưởng các ban của Hội đồng tự quản học sinh và giáo viên. Hộp thư cần được mở hằng ngày hoặc hằng tuần để ghi nhận, trả lời những ý kiến của học sinh cũng như giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp, trường. Tuy nhiên, tốt nhất nên mở hộp thư hằng ngày để đảm bảo cập nhật và giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát sinh. Giáo viên chủ nhiệm lưu ý, những vấn đề mang tắnh cá nhân thì cần trao đổi với cá nhân học sinh, những vấn đề mang tắnh chất tập thể thì cần có sự trao đổi, bàn bạc trước cả lớp để tìm ra phương án giải quyết.
đ) Sinh nhật hồng
- Mục đắch: Tạo sự vui tươi trong lớp học; giúp học sinh biết cách quan tâm đến bạn bè, biết cách tổ chức những buổi kỉ niệm nho nhỏ; tạo sự gắn kết của các thành viên trong lớp.
- Cách xây dựng: Giáo viên chủ nhiệm có thể trao đổi với một ban trong lớp học về cách xây dựng góc sinh nhật. Có thể là cây với 12 bông hoa tương ứng với 12 tháng trong năm và trên mỗi bông hoa tháng là tên các bạn có ngày sinh trong tháng. Có thể là những hành tinh nhỏ mang tên tháng trong vũ trụ,Ầ học sinh hoàn toàn có thể thực hiện được công việc này. Giáo viên chủ nhiệm hãy để các em tự trao đổi và thống nhất cách thực hiện.
Cũng có cách xây dựng khác nữa là giáo viên chủ nhiệm chia lớp ra thành nhóm phụ trách từng tháng. Nhóm học sinh của tháng sẽ cùng bàn bạc để tổ chức sinh nhật của tháng mình theo cách mà các em thắch nhất.
- Cách sử dụng: Góc sinh nhật giúp cả lớp cùng biết được sắp đến sinh nhật của bạn nào. Một ban sẽ phụ trách phần tổ chức sinh nhật cho các bạn trong tháng (hoặc có thể tổ chức đơn lẻ cho từng bạn). Cũng có thể dùng hình thức luân phiên các ban tổ chức hoặc nhóm các bạn có sinh nhật tháng này sẽ tổ chức cho nhóm các bạn có ngày sinh nhật của tháng khác. Việc tổ chức không cần cầu kì, các học sinh có thể lên kịch bản cho một chương trình văn nghệ, trò chơi,Ầ giáo viên chủ nhiệm hãy để cho các học sinh trong lớp được chúc mừng bạn mình và nên gợi ý học sinh sử dụng các công cụ khác (Vắ dụ: Hộp thư bè bạn, những lời yêu thương,Ầ) để thể hiện tình cảm với bạn mình trong ngày sinh nhật của các em. Giáo viên chủ nhiệm nên tạo điều kiện cho học sinh được tổ chức sinh nhật nói về bản thân mình, về những thay đổi khi một tuổi mới đã đến với em. Mỗi tháng qua đi, học sinh có thể gỡ tháng đó xuống để học sinh cảm nhận được thời gian của năm.