Xác định gluxit

Một phần của tài liệu khảo sát một số chỉ tiêu hóa lý của hạt nêm chiết xuất từ thịt heo tại thị trường thành phố cần thơ (Trang 31)

2.5.4.1 Phương pháp Bertrand

Nguyên tắc: gluxit trực tiếp khử oxy có tính chất khử Cu(OH)2 ở môi trường kiềm mạnh, làm cho nó kết tủa Cu2O màu đỏ gạch. Số lượng Cu2O tương ứng với số lượng gluxit khử oxy.

Trang 20

Cu2O có tính chất khử oxy, tác dụng với muối sắt ba (Fe3+) làm cho muối này chuyển thành muối sắt hai (Fe2+), ở môi trường axit.

Cu2O + Fe2(SO4)3 + H2SO4 2CuSO4 + H2O + 2FeSO4

FeSO4 có tính chất khử oxy, tác dụng với KMnO4 là chất oxy hóa, do đó dùng KMnO4 để chuẩn độ FeSO4 ở môi trường axit.

10FeSO4 + 8H2SO4 + KMnO4 K2SO4 + 2MnSO4 + 5Fe2(SO4)3 + 8H2O Từ số ml KMnO4 0,1 N dùng để chuẩn độ FeSO4 hình thành, tra bảng để có số mg đường glucozơ, maltozơ, lactozơ, nhân với hệ số pha loãng, ta có hàm lượng đường trong 100 g thực phẩm.

2.5.4.2 Phương pháp Luff – Schoorl

Nguyên tắc: cho dung dịch đồng tác dụng với dung dịch đường khử ở

điều kiện nhiệt độ và thời gian nhất định. Sau đó chuẩn độ lượng Cu(II) còn lại hoặc lượng Cu(I) hình thành và từ đó tính ra được hàm lượng đường khử trong 1 mg thực phẩm.

2.5.4.3 Phương pháp iod

Nguyên tắc: Iod ở môi trường kiềm, oxy hóa nhóm hóa chức aldehyt tự

do của đường khử và chuyển đường thành axit tương ứng, thí dụ đường glucozơ thành axit gluconic.

RCHO + H2O + I2  2HI + RCOOH

Phần iod còn lại, được định lượng bằng sodium thiosunfate, ở môi trường axit.

Chú ý: phương pháp này cần tiến hành ở nhiệt độ thấp, khoảng 1oC vì ở nhệt độ cao hơn, iod sẽ phản ứng với các nhóm chức rượu của các loại đường khác, ngay cả với đường không trực tiếp khử oxy.

Một phần của tài liệu khảo sát một số chỉ tiêu hóa lý của hạt nêm chiết xuất từ thịt heo tại thị trường thành phố cần thơ (Trang 31)