CÁC YÊU CẦU VỀ NUÔI LƯU NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ SỐNG

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn EU Qui định EC số 853 2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29 tháng 4 năm 2004 về những qui tắc vệ sinh cụ thể cho thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (Trang 25)

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi nuôi lưu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:

1. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm chỉ có thể sử dụng những khu vực mà cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt để nuôi lưu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống. Sử dụng phao, cọc hoặc các phương tiện cố định khác để xác định ranh giới của các vị trí này. Phải thiết lập khoảng cách tối thiểu giữa các vùng nuôi lưu với nhau và giữa các vùng nuôi lưu với các vùng nuôi khác, để giảm thiểu rủi ro của việc lây nhiễm.

2. Các điều kiện để nuôi lưu phải đảm bảo các điều kiện tối ưu về làm sạch, cụ thể các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải:

a) sử dụng các kỹ thuật xử lý nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống dự định đưa vào nuôi lưu để giúp hoạt động ăn theo hình thức lọc của nhuyễn thể được sử dụng trở lại sau khi đưa chúng vào môi trường nước tự nhiên;

b) không nuôi lưu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống ở mật độ gây cản trở sự làm sạch;

c) tại khu vực nuôi lưu, ngâm nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống vào nước biển ở khu vực nuôi lưu, trong nhiệt độ nước, với khoảng thời gian có thể ít nhất là hai tháng ngoại trừ có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền cho phép ngắn hơn dựa trên kết quả phân tích nguy cơ của nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm; và

d) đảm bảo sự tách biệt cần thiết của các điểm nuôi trong một vùng nuôi lưu nhằm ngăn chặn khả năng lẫn lộn giữa các mẻ nuôi lưu; phải sử dụng hệ thống ‘tất cả vào tất cả ra’ để không thể mang một mẻ nuôi mới vào trước khi mang toàn bộ mẻ cũ ra.

3. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi quản lý các vùng nuôi lưu phải ghi chép thường xuyên về nguồn gốc của các nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống, thời gian nuôi lưu, các vùng nuôi lưu đã sử dụng và nơi đến sắp tới của mẻ nhuyễn thể sau khi nuôi lưu để phục vụ cho công tác thanh tra của cơ quan có thẩm quyền.

CHƯƠNG III: CÁC YÊU CẦU VỀ CẤU TRÚC CỦA CÁC NƠI GIAO NHẬN VÀ LÀM SẠCH 1. Vị trí của các nơi này phải không bị ngập khi thủy triều lên hoặc bị ngập do các vùng xung quanh. 2. Các bể và các vật chứa nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) bề mặt bên trong phải nhẵn, bền, không thấm và dễ làm sạch; b) có cấu trúc sao cho có thể tháo cạn nước hoàn toàn;

c) nước vào phải ở vị trí sao cho tránh làm bẩn nguồn nước cấp.

3. Hơn nữa, ở các nơi làm sạch, các bể làm sạch phải phù hợp về thể tích và loại sản phẩm cần được làm sạch.

CHƯƠNG IV: CÁC YÊU CẦU VỆ SINH ĐỐI VỚI CÁC NƠI LÀM SẠCH VÀ GIAO NHẬN A. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC NƠI LÀM SẠCH

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi làm sạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống phải đảm bảo tuân thủ theo các yêu cầu sau đây:

1. Trước khi tiến hành làm sạch, phải rửa sạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống để loại bỏ bùn và các mảnh bảm tích tụ bằng nước sạch.

2. Hoạt động của hệ thống làm sạch phải cho phép nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống nhanh chóng hồi phục và duy trì được hoạt động ăn bằng cách lọc, cho phép loại bỏ chất thải bẩn, không được tái nhiễm và có khả năng sống ở điều kiện thích hợp sau khi làm sạch để đóng gói, bảo quản và vận chuyển trước khi đưa ra thị trường.

3. Lượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống được làm sạch phải không vượt quá công suất của nơi làm sạch. Nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống phải được làm sạch liên tục trong một thời gian đủ để tuân thủ theo các tiêu chuẩn vệ sinh ở Chương 5 và chỉ tiêu vi sinh vật đã thông qua theo Qui định (EC) số 852/2004.

4. Đối với bể làm sạch chứa một số mẻ nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống, các mẻ này phải của cùng một loài và thời gian để làm sạch phải dựa trên thời gian của mẻ có yêu cầu về thời gian làm sạch dài nhất.

5. Các thùng chứa dùng để giữ nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống trong các hệ thống làm sạch phải có cấu trúc cho phép nước biển sạch chảy qua. Độ dày của các lớp nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống không gây cản trở nhuyễn thể mở vỏ trong quá trình làm sạch.

6. Không được giữ giáp xác, cá hoặc các loài thủy sản biển khác trong bể làm sạch đang xử lý nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống.

7. Mỗi kiện nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống đã được làm sạch chuyển đến nơi giao nhận hàng phải có nhãn xác nhận rằng tất cả nhuyễn thể đã được làm sạch.

B. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC NƠI GIAO NHẬN HÀNG

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi hoạt động ở các nơi giao nhận hàng phải đảm bảo tuân thủ theo các yêu cầu sau đây:

1. Việc xử lý nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống, cụ thể là nuôi luyện cho quen, định cỡ, bao gói và đóng gói phải không gây ra nhiễm bẩn cho sản phẩm hoặc ảnh hưởng đến khả năng sống của nhuyễn thể.

2. Trước khi giao nhận, vỏ của nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống phải được rửa sạch bằng nước sạch. 3. Nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống phải đến từ:

a) vùng nuôi hạng A; b) vùng nuôi lưu; c) vùng làm sạch; hoặc d) nơi giao nhận khác.

4. Các yêu cầu tại điểm 1 và 2 cũng được áp dụng cho các cơ sở làm sạch trên tàu. Nhuyễn thể đã được xử lý ở các cơ sở này cũng phải đến từ vùng nuôi đạt hạng A hoặc vùng nuôi lưu.

CHƯƠNG V: CÁC TIÊU CHUẨN VỆ SINH CHO NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ SỐNG

Ngoài việc đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu vi sinh vật theo Qui định (EC) số 852/2004, các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống đưa ra thị trường dùng làm thực phẩm cho người phải đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra tại Chương này.

1. Chúng phải có các đặc điểm về cảm quan, liên quan đến độ tươi và khả năng sống, bao gồm vỏ nhuyễn thể không còn bẩn, có khả năng phản ứng lại khi gõ vào và có đủ chất dịch bên trong vỏ bình thường.

2. Chúng không có độc tố sinh học biển (phân tích nguyên con hoặc ở bất cứ bộ phận nào ăn được tách biệt) vượt quá các giới hạn sau:

a) độc tố gây liệt cơ (PSP), 800µg/kg;

b) độc tố gây mất trí nhớ (ASP) 20mg domoic acid/kg;

c) đối với okadaic acid, dinophysistoxin và pectenotoxin, 160 µg tương đương okadaic acid/ kg; d) đối với yessotoxin, 1mg yessotoxin tương đương /kg, và

e) đối với azzaspiracid, 160 µg azzaspiracid tương đương/ kg.

CHƯƠNG VI: BAO GÓI VÀ ĐÓNG GÓI NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ SỐNG 1. Đối với sò, bao gói hoặc đóng gói sao cho phần lõm của vỏ có hướng xuống dưới.

2. Những gói nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống cho người tiêu dùng riêng lẻ phải kín và giữ kín trước khi rời nơi giao hàng và cho đến khi bày bán tới người tiêu dùng cuối cùng.

CHƯƠNG VII: MÃ NHẬN DIỆN VÀ DÁN NHÃN

1. Nhãn, bao gồm cả mã nhận diện, phải không được thấm nước.

2. Ngoài các yêu cầu chung àê các mã nhận diện đã có ở Phụ lục II, Mục I, các thông tin sau phải hiện diện trên nhãn:

a) tên của loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ (tên thường gọi và tên khoa học); và b) ngày đóng gói, ít nhất phải có ngày và tháng.

Nếu vi phạm Chỉ thị 2000/13/EC, ngày tháng tồn tại tối thiểu có thể thay thế bằng “những động vật này phải còn sống khi bán”.

3. Người bán lẻ phải giữ nhãn đính kèm với bao bì động vật nhuyễn thể sống (không phải là gói sản phẩm cho từng người tiêu dùng) ít nhất là 60 ngày sau khi đã lấy các gói hàng ra.

CHƯƠNG VIII: CÁC YÊU CẦU KHÁC

1. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi bảo quản và vận chuyển nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống phải đảm bảo giữ chúng ở nhiệt độ không gây ảnh hưởng bất lợi đến an toàn thực phẩm hoặc khả năng sống của chúng.

2. Nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống không được nhúng lại vào hoặc phun nước sau khi chúng đã được đóng gói để bán lẻ và rời khỏi nơi giao nhận hàng.

CHƯƠNG IX: CÁC YÊU CẦU ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI HỌ PECTINIDAE THU HOẠCH Ở NGOÀI CÁC VÙNG NUÔI ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNG

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi thu hoạch Pectinidae ở bên ngoài các vùng nuôi đã được xếp hạng hoặc khi xử lý chúng phải tuân thủ theo các yêu cầu sau đây:

1. Không được đưa Pectinidae ra thị trường trừ khi chúng được thu hoạch và xử lý theo Chương II, Phần B và đạt các tiêu chuẩn đã đề ra tại Chương V, như đã chứng minh bởi hệ thống tự kiểm tra. 2. Hơn nữa, những dữ liệu thu được từ các chương trình giám sát chính thức mà cơ quan có thẩm

quyền dùng để xếp hạng các ngư trường- khi có thể sẽ kết hợp với các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm- các điều khoản tại Chương II, Phần A áp dụng tương tự cho pectinidae.

3. Không được đưa Pectinidae ra thị trường tiêu thụ ngoại trừ đã qua các cơ sở bán đấu giá thuỷ sản, cơ sở giao nhận hàng hoặc một doanh nghiệp chế biến. Khi xử lý pectinidae, các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm ở các doanh nghiệp này phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền và về phần các cơ sở giao nhận hàng phải tuân theo các yêu cầu có liên quan của các Chương III và IV.

4. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi xử lý pectinidae phải tuân thủ:

(a) những yêu cầu về hồ sơcủa Chương I, các điểm 3 đến 7. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký phải thể hiện rõ địa điểm thu hoạch pectinidae; hoặc

(b) về việc đóng gói và bao gói pectinidae nếu việc bao gói cho ra các sản phẩm tương tự như đóng gói thì theo các yêu cầu của Chương VII về mác nhận diện và dán nhãn.

MỤC VIII: CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN

vật chân bụng ở biển trong tình trạng còn sống khi bán ra thị trường. Ngoại trừ Chương I và II, Mục này áp dụng cho những động vật đưa ra tiêu thụ trong tình trạng không còn sống, trong trường hợp này phải đáp ứng theo Mục VII.

2. Chương III, các Phần A, C và D, Chương IV và V áp dụng cho người bán lẻ.

3. Các yêu cầu của Mục này bổ sung cho các yêu cầu đã đề ra trong Qui định (EC) số 852/2004: (a) đối với các doanh nghiệp bao gồm tàu có hoạt động sơ chế và các hoạt động liên quan cần bổ

sung các yêu cầu tại Phụ lục I của Qui định đó.

(b) đối với các ddoanh nghiệp khác, bao gồm cả tàu, bổ sung các yêu cầu tại Phụ lục II của Qui định đó.

4. Liên quan đến các sản phẩm thủy sản:

(a) sản phẩm sơ chế bao gồm việc nuôi, khai thác và thu thập các sản phẩm động vật sống với mục đích đưa chúng ra thị trường; và

(b) liên quan đến các hoạt động sau đây, nếu tiến hành trên các tàu đánh cá : giết mổ, lấy máu, bỏ đầu, bỏ nội tạng, lấy vây, bảo quản lạnh và bao gói; chúng cũng bao gồm:

(i) vận chuyển và bảo quản các sản phẩm thủy sản mà bản chất của chúng không bị thay đổi đáng kể, bao gồm các sản phẩm thủy sản sống, các trang trại cá trên mặt đất; và

(ii) vận chuyển các sản phẩm thủy sản mà bản chất của chúng không bị thay đổi đáng kể, bao gồm các sản phẩm thủy sản sống, từ nơi sản xuất đến nơi đến đầu tiên của doanh nghiệp. CHƯƠNG I: CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI TÀU CÁ

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo rằng:

1. các tàu sử dụng để khai thác thủy sản từ môi trường tự nhiên của chúng, hoặc để sơ chế hoặc chế biến chúng sau khi khai thác, phải tuân thủ theo các yêu cầu về cấu trúc và thiết bị đã đề ra trong Phần I; và

2. các hoạt động diễn ra trên tàu phải phù hợp với các qui tắc đã đề ra tại Phần II. 1. CÁC YÊU CẦU VỀ CẤU TRÚC VÀ THIẾT BỊ

A. Yêu cầu cho tất cả các loại tàu

1. Tàu phải được thiết kế và có cấu trúc sao cho không gây nhiễm bẩn cho các sản phẩm từ đáy tàu, rác bẩn, khói, dầu nhớt, dầu máy, dầu bôi trơn hoặc các chất bẩn khác.

2. Bề mặt tiếp xúc với các sản phẩm thủy sản phải là vật liệu bền- không bị ăn mòn, nhẵn và dễ làm vệ sinh. Bề mặt ngoài phải bền và không độc.

3. Thiết bị và vật dụng dùng trong các hoạt động liên quan đến các sản phẩm thủy sản phải được làm bằng vật liệu nhẵn, không ăn mòn, dễ làm vệ sinh và khử trùng.

4. Khi tàu lấy nước vào sử dụng cho các sản phẩm thủy sản, vị trí lấy phải phù hợp tránh làm nhiễm bẩn ngưồn nước cấp.

B. Yêu cầu đối với các tàu được thiết kế và trang bị để bảo quản các sản phẩm thủy sảntươi với thời gian lâu hơn 24 giờ tươi với thời gian lâu hơn 24 giờ

1. Các tàu được thiết kế và trang bị để bảo quản các sản phẩm thủy sản với thời gian lâu hơn 24 giờ phải được trang bị khoang, thùng chứa hoặc bể chứa để bảo quản các sản phẩm thủy sản ở các nhiệt độ qui định tại Chương VII.

thủ đoàn đủ để ngăn chặn bất kỳ sự lây nhiễm vào các sản phẩm thuỷ sản được bảo quản. Các khoang và thùng chứa để bảo quản thủy sản phải đảm bảo bảo quản thủy sản dưới những điều kiện phù hợp về vệ sinh và nếu cần thiết phải đảm bảo nước tan chảy không tiếp xúc với sản phẩm.

3. Đối với tàu được trang bị để làm lạnh các sản phẩm thủy sản trong nước biển sạch đã làm mát, các bể chứa phải có thiết bị sao cho có một nhiệt độ như nhau trong các bể chứa. Các thiết bị như thế phải đạt được độ lạnh để đảm bảo rằng hỗn hợp thủy sản và nước biển sạch đạt không quá 30C sau khi nạp hàng 6 giờ và không quá 00C sau 16 giờ và cho phép theo dõi ghi chép nhiệt độ khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn EU Qui định EC số 853 2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29 tháng 4 năm 2004 về những qui tắc vệ sinh cụ thể cho thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (Trang 25)

w