CÁC YÊU CẦU VỀ VỆ SINH

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn EU Qui định EC số 853 2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29 tháng 4 năm 2004 về những qui tắc vệ sinh cụ thể cho thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (Trang 31)

1. Khi hoạt động, các phần của tàu hoặc các thùng chứa xếp ở bên cạnh để bảo quản các sản phẩm thủy sản phải được làm vệ sinh sạch sẽ và duy tu sửa chữa trong điều kiện tốt. Đặc biệt là chúng không được nhiễm bẩn dầu hoặc nước đáy của khoang tàu.

2. Ngay sau khi đưa lên boong tàu, các sản phẩm thủy sản phải được bảo vệ tránh nhiễm bẩn và các tác động của ánh nắng mặt trời hoặc bất kỳ nguồn nhiệt nào khác. Khi rửa thủy sản phải dùng nước uống được hoặc nước sạch.

3. Các sản phẩm thủy sản phải được xử lý và bảo quản ngay để tránh bầm dập. Những người xử lý có thể dùng những dụng cụ nhọn để di chuyển cá to hoặc cá có thể làm tổn thương chúng, phải đảm bảo rằng thịt cá không bị tổn thương.

4. Các sản phẩm thủy sản phải được làm lạnh khi chúng còn sống ngay sau khi đưa chúng lên tàu. Tuy nhiên trong trường hợp không thể làm lạnh, phải chuyển các sản phẩm thuỷ sản lên bờ càng nhanh càng tốt.

5. Đá sử dụng để làm lạnh các sản phẩm thủy sản phải làm từ nước uống được hoặc nước sạch. 6. Các hoạt động diễn ra trên boong tàu như bỏ đầu, moi ruột phải được tiến hành hợp vệ sinh ngay sau khi đánh bắt và sản phẩm phải được rửa ngay lập tức bằng nước uống được hay nước sạch. Nội tạng và một số bộ phận có thể gây hại cho sức khỏe công cộng phải được loại bỏ càng nhanh càng tốt và bảo quản các phần còn lại của sản phẩm làm thực phẩm cho người. Gan và trứng cá dùng làm thực phẩm cho người cần phải bảo quản chúng trong đá lạnh, ở nhiệt độ đá tan hoặc giữ ở nhiệt dạng đông lạnh.

7. Khi đông lạnh sản phẩm trong dung dịch muối để sau này tiến hành đóng hộp, nhiệt độ đạt được của sản phẩm không quá -90C. Dung dịch muối không phải là nguồn gây nhiễm bẩn cho cá.

CHƯƠNG II: CÁC YÊU CẦU TRONG VÀ SAU KHI TÀU NEO ĐẬU

1. Trách nhiệm các các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi bốc dỡ và xuống hàng các sản phẩm thủy sản phải:

(a) bảo đảm rằng thiết bị bốc dỡ và xuống hàng có tiếp xúc với các sản phẩm thủy sản phải được cấu tạo bằng vật liệu dễ làm vệ sinh và khử trùng, được duy trì trong điều kiện tốt, sạch; và (b) tránh lây nhiễm vào các sản phẩm thuỷ sản trong quá trình bốc dỡ và xuống hàng, cụ thể:

(i) các hoạt động bốc dỡ và xuống hàng phải diễn ra nhanh chóng;

(ii) xếp đặt các sản phẩm thủy sản vào địa điểm được bảo ựê ở nhiệt độ cụ thể tại Chương VII; và

(iii) không dùng các thiết bịvà thao tác gây hại không cần thiết đến các phần ăn được của các sản phẩm thuỷ sản.

2. Trách nhiệm của các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm trong bán đấu giá và bán buôn hoặc bày bán các phần sản phẩm thuỷ sản phải đảm bảo tuân thủ theo các yêu cầu sau đây:

(a) (i) Phải có phương tiện khóa được để lưu giữ lạnh các sản phẩm thủy sản đã cất giữ và các phương tiện khóa được tách biệt để lưu giữ các sản phẩm thủy sản không dùng làm thực phẩm cho người.

(ii) Nếu cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, phải trang bị đầy đủ phương tiện khoá được hoặc khi cần thiết có phòng dành riêng cho cơ quan có thẩm quyền.

(b) Tại thời điểm bày bán hoặc lưu giữ các sản phẩm thuỷ sản: (i) không được sử dụng các cơ sở cho mục đích khác;

(ii) không cho xe cộ thải ra khói ra vào cơ sở này vì có khả năng làm giảm chất lượng các sản phẩm thủy sản ;

(iii) người ra vào khu vực này không được mang theo các động vật khác; và (iv) cơ sở phải có đủ ánh sáng để dễ thực hiện các kiểm soát chính thức.

3. Khi sản phẩm thủy sản không được ướp lạnh trên boong tàu mà giữ cho chúng còn sống, cần phải ướp lạnh càng nhanh càng tốt ngay sau khi neo đậu và bảo quản chúng ở gần với nhiệt độ đá tan. 4. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải cộng tác với các cơ quan có thẩm quyền có liên quan để cho phép họ tiến hành các kiểm soát chính thức theo Qui định (EC) số 854/2004. Cụ thể là, các thủ tục khai báo cho việc bốc dỡ xuống hàng các sản phẩm thuỷ sản mà cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia Thành viên cần thiết quan tâm, Quốc gia Thành viên mà con tàu treo lá cờ hoặc cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia Thành viên nơi các sản phẩm thuỷ sản được bốc dỡ.

CHƯƠNG III: CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP, BAO GỒM CẢ CÁC TÀU XỬ LÝ CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu sau đây tại các daonh nghiệp xử lý các sản phẩm thuỷ sản:

A. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THUỶ SẢN TƯƠI

1. Ngay sau khi các sản phẩm không bao gói ướp lạnh không được phân phối, giao nhận, sơ chế hoặc chế biến đến một doanh nghiệp ở trên bờ, chúng phải được bảo quản bằng đá lạnh trong các thiết bị phù hợp. Cần thiết phải thay đá thường xuyên. Các sản phẩm thủy sản tươi đã được đóng gói phải được làm lạnh đạt đến nhiệt độ đá tan.

2. Các hoạt động như bỏ đầu, moi ruột phải được tiến hành một cách vệ sinh. Trên quan điểm kỹ thuật và thương mại quá trình bỏ nội tạng cần phải tiến hành nhanh ngay sau khi sản phẩm được đánh bắt hoặc đưa lên bờ. Các sản phẩm phải được rửa trên boong tàu qua nước sạch hoặc nước uống được ngay sau khi bỏ nội tạng và đầu.

3. Các hoạt động như philê, cắt miếng phải tiến hành sao cho tránh được lây nhiễm hoặc làm hư hỏng philê và thịt lát mỏng. Sản phẩm philê và thịt lát mỏng không được để lâu trên bàn làm việc sau khi đã xử lý xong. Sản phẩm philê và thịt lát mỏng phải được bao gói lại và khi cần thiết thì đóng gói và cần phải ướp lạnh càng nhanh càng tốt sau khi đã xử lý chúng.

4. Các thùng chứa dùng để giao nhận hoặc bảo quản các sản phẩm thuỷ sản tươi đã xử lý nhưng chưa đóng gói được bảo quản trong đá lạnh và phải đảm bảo rằng nước tan chảy không được tiếp xúc với sản phẩm.

5. Trên boong tàu, các sản phẩm thủy sản tươi nguyên con và đã bỏ nội tạng có thể được vận chuyển và bảo quản trong nước lạnh. Những sản phẩm này cũng có thể tiếp tục được chuyển đi trong nước lạnh sau khi tàu neo đậu, và được chuyển từ các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, cho đến chúng đến doanh nghiệp đầu tiên trên bờ để tiến hành các hoạt động khác, ngoài vận chuyển và phân loại.

B. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM ĐÔNG LẠNH

Các doanh nghiệp ở trên đất liền làm đông lạnh các sản phẩm thủy sản phải có thiết bị đáp ứng các yêu cầu đề ra cho các tàu đông lạnh ở Mục VIII, Chương I, phần 1.C, các điểm 1 và 2.

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn EU Qui định EC số 853 2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29 tháng 4 năm 2004 về những qui tắc vệ sinh cụ thể cho thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w