Các cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi rắn

Một phần của tài liệu Điều tra, phân loại, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp xử lý chất thải phát sinh từ các trang trại nuôi rắn xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 59)

- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi, chú trọng chính sách phát triển bền vững trong chăn nuôi;

- Lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường trong chăn nuôi vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương;

- Tăng cường tuyên truyền, tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ rắn;

- Xây dựng ban quản lý làng nghề đi kèm với các tiêu chí về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi rắn;

chất thải phát sinh từ quá trình chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ rắn phù hợp với thực tế địa phương;

- Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, các tổ chức khoa học nhằm tạo điều kiện phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường;

- Tuyên truyền và khuyến khích người dân dồn ghép ruộng đất để đưa trang trại chăn nuôi rắn ra ngoài khu dân cư nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người dân;

- Tăng cường nguồn lực tài chính, đẩy mạnh xã hội hóa bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ rắn;

- Tăng cường các chế tài hợp lý để bảo tồn và phát triển nguồn gen cho các loại rắn, không để xảy ra tình trạng suy giảm nguồn gen dẫn đến tuyệt chủng, gây mất cân bằng sinh thái;

- Có cơ chế chính sách khen thưởng phù hợp đối với các mô hình tiên tiến trong chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường nhằm duy trì, phát triển và nhân rộng các mô hình này trở thành mô hình điển hình cho toàn dân học tập và phát huy.

Một phần của tài liệu Điều tra, phân loại, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp xử lý chất thải phát sinh từ các trang trại nuôi rắn xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w