Tác động của chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi rắn tới môi trường

Một phần của tài liệu Điều tra, phân loại, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp xử lý chất thải phát sinh từ các trang trại nuôi rắn xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 31)

do chất thải rắn là không lớn;

- Vào mùa nóng, lượng nước thải phát sinh từ các trang trại nuôi rắn là tương đối lớn. Tuy nhiên, người dân thường thải trực tiếp nước thải ra môi trường mà chưa có các biện pháp quản lý, xử lý phù hợp dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước mặt khu vực.

- Đối với chất thải nguy hại: Tuy lượng phát sinh không nhiều nhưng người dân thường thải bỏ cùng với chất thải rắn sinh hoạt mà chưa có biện pháp thu gom, quản lý và xử lý phù hợp;

- Khí thải: Đây là nguồn thải rất khó kiểm soát do các trang trại chăn nuôi rắn trên địa bàn xã Vĩnh Sơn đều có quy mô hộ gia đình nên việc trang bị hệ thống xử lý khí thải chưa thể thực hiện được. Cũng như các ngành chăn nuôi khác, lượng khí thải từ hoạt động chăn nuôi rắn cũng được thải trực tiếp vào môi trường mà không qua xử lý.

2.3. Tác động của chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi rắn tới môitrường trường

Chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi hiện đang là một vấn đề bức xúc trong tất cả các dự án chăn nuôi từ quy mô vừa và nhỏ cho đến quy mô lớn. Chất thải chăn nuôi có thể gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của con người và toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên nếu

chúng ta không biết cách quản lý và biến chất thải chăn nuôi thành một nguồn tài nguyên quý giá.

Trong chất thải chăn nuôi luôn tồn tại một lượng lớn vi sinh vật hoại sinh. Nguồn thức ăn của chúng là các chất hữu cơ, vi sinh vật hiếu khí sử dụng ôxy hòa tan trong nước tạo ra những sản phẩm vô cơ như: NO2, NO3, SO3, CO2,... Quá trình này xảy ra nhanh và không tạo mùi hôi thối. Nếu lượng chất hữu cơ quá nhiều, vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng hết lượng ôxy hòa tan trong nước làm khả năng hoạt động phân hủy của chúng kém đi, làm gia tăng quá trình phân hủy yếm khí tạo ra các sản phầm như: CH4, H2S, NH3, Indol, Scortol,... tạo mùi hôi, nước màu đen và có váng. Những sản phẩm này là nguyên nhân làm gia tăng bệnh đường hô hấp, tim mạch ở người và động vật. [2]

Một số ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường được kể đến như sau:

- Trong quá trình lưu trữ, làm phân bón cho cây trồng, một lượng lớn khí NH3, CH4, CO2,... bị phát thải vào không khí dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường không khí của xã và các khu vực lân cận;

- Chất thải chăn nuôi thường chứa hàm lượng Nitơ và Photpho cao, khi thải vào môi trường sẽ gây nên tình trạng phú dưỡng đất, nước mặt;

- Các chất thải rắn như: Phân khô, vật liệu lót chuồng có thể hình thành nên bụi trong không khí chuồng nuôi. Tác hại của bụi thường kết hợp với các yếu tố khác như vi sinh vật, endotoxin và khí độc. Bụi bám vào niêm mạc gây dị ứng cơ quan khứu giác, gây khó chịu, làm cho vật nuôi mắc hội chứng bệnh hô hấp. [2]

- Các vi sinh vật có trong chất thải chăn nuôi có thể xâm nhập vào trong đất, bám vào các hạt đất do kích thước nhỏ và có khả năng tích điện. Các điều kiện làm tăng sự hấp thu các vi sinh vật trên hạt đất gồm có sự hiện diện của các cations. Trong đất cát được bao bọc bởi ion sắt có thể hấp thu tới 6,9x108 vsv/gram cát. Khoáng kim loại của đất sét tạo các vị trí bám, nồng độ các chất hữu cơ thấp, pH

thấp. Lượng mưa lớn sẽ tạo điều kiện cho việc di chuyển của các vi sinh vật qua đất. Trái lại, trong điều kiện hạn hán, việc di chuyển này sẽ bị hạn chế hơn;

Ảnh hưởng của bụi và khí thải chăn nuôi:

- Bụi trong chuồng nuôi có nguồn gốc từ cơ thể vật nuôi, thức ăn, chất lót chuồng, bề mặt cơ thể vật nuôi, phân và các nguồn khác như nền chuồng và tường vách. Bụi trong không khí chuồng nuôi thường không đồng nhất về hình dạng, kích thước và thành phần, chúng có thể gây tác hại đến sức khỏe con người và vật nuôi cả bên ngoài – khi tiếp xúc với da và niêm mạc, cũng như bên trong – khi hít hay nuốt vào. Phản ứng đầu tiên đối với bụi là sự gia tăng tiết dịch nhờn nhằm loại bỏ bụi khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên sự tiếp xúc lâu dài với nồng độ bụi cao sẽ làm giảm số lượng các tế bào niêm mạc có lông và tăng số lượng tế bào goblet, cuối cùng các màng nhầy sẽ bị teo và các tuyến nhờn bị suy kiệt. Bụi có thể kết hợp lại tạo thành các hạt trong phổi, gây ảnh hưởng đến chức năng phổi. Các tổn thương này sẽ dễ dàng dẫn đến sự nhiễm trùng thứ phát và gây viêm phổi mãn tính. [2]

- Hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tác động gây ô nhiễm của các chất khí ô nhiễm trong chăn nuôi là nồng độ chất gây ô nhiễm và thời lượng phơi nhiễm. Dựa vào khả năng gây độc của các khí này, người ta đã phân thành các nhóm sau:

+ Các khí thuộc nhóm gây kích thích bao gồm: NH3, H2S, Indol, Skatole, Phenol, Mercaptant,... Ở nồng độ bán cấp tính, các khí này gây tổn thương đường hô hấp và phổi, đặc biệt là gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp. Hydrogen sulfide (H2S) là khí rất độc, sinh ra từ sự phân hủy yếm khí phân. Cơ chế gây độc chủ yếu là kích ứng màng nhầy gây phù niêm mạc đường hô hấp và tích lũy K2S, Na2S; ức chế các men cytochrome oxidase, làm rối loạn các chuyển hóa tế bào, cuối cùng tác động lên thần kinh trung ương. H2S còn kết hợp với Sắt trong Hemoglobin làm mất khả năng vận chuyển ôxy của hợp chất này. Ngoài ra, NH3 còn gây kích thích thị giác và làm giảm thị lực; [2]

+ Các khí gây ngạt: CH4, CO2, CO,... trơ về mặt sinh lý nhưng nếu hít vào với nồng độ cao sẽ làm giảm khả năng tiếp nhận ôxy, gây nên hiện tượng ngạt thở.

Khí gây ngạt hóa học (như CO) sẽ kết hợp với hemoglobin của hồng cầu trong máu làm ngăn cản sự thu nhận ôxy hay làm giảm quá trình sử dụng ôxy của mô bào. Khí Carbonic (CO2) được sinh ra từ hô hấp và từ các quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Theo Barker & ctv (2000), khi nồng độ CO2 trong không khí ở mức 6% với thời gian tiếp xúc trong 30 phút sẽ gây ra tình trạng khó thở, đờ đẫn, đau đầu; Khi nồng độ trên 10% sẽ gây ra tình trạng hôn mê, choáng váng, bất tỉnh, và với nồng độ trên 25% sẽ gây tử vong ở người. [2]

+ Các khí gây mê: Là các hợp chất carbonhydrate có ảnh hưởng ít hoặc không ảnh hưởng đến phổi, nhưng nếu hít vào với một lượng lớn sẽ được hấp thu vào máu và sẽ có tác dụng như dược phẩm gây mê. [2]

- Trong không khí chuồng nuôi còn có nhiều loại vi sinh vật gây bệnh có nguồn gốc chủ yếu từ cơ thể hay các chất tiết từ vật nuôi, chất thải, thức ăn và chất lót chuồng. Các vi sinh vật trong không khí thường kết hợp với bụi và các khí độc, phần lớn chúng là các vi sinh vật gây bệnh cơ hội, có thể có một số vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là trong các ổ dịch bệnh. Vi sinh vật trong không khí có thể làm suy giảm các cơ chế phòng vệ của cơ thể, gây ra các bệnh hô hấp mãn tính do tiếp xúc trong thời gian dài. [2]

2.4. Đánh giá mức độ ô nhiễm do chất thải phát sinh từ các trang trại nuôi rắn

Một phần của tài liệu Điều tra, phân loại, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp xử lý chất thải phát sinh từ các trang trại nuôi rắn xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w