Các kết quả phân tích chất lượng đất, nước mặt, nước ngầm và nước thải tại địa bàn xã Vĩnh Sơn tại thời điểm nghiên cứu được tổng hợp như sau:
a. Kết quả phân tích chất lượng nước thải
- Ngày lấy mẫu: 10/01/2015
- Thời gian phân tích: 10/01 - 17/01/2015 - Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu:
+ NT1: Nước thải tại cống thoát nước trang trại nhà ông Hạ Văn Vừa – thôn 1 – xã Vĩnh Sơn;
+ NT2: Nước thải tại cống thoát nước trang trại nhà ông Nguyễn Văn Khoa – thôn 2 – xã Vĩnh Sơn;
+ NT3: Nước thải tại cống thoát nước trang trại nhà ông Hạ Văn Thức – thôn 3 – xã Vĩnh Sơn;
+ NT4: Nước thải tại cống thoát nước trang trại nhà ông Nguyễn Văn Quyết – thôn 4 – xã Vĩnh Sơn;
+ NT5: Nước thải tại cống thoát nước trang trại nhà ông Hạ Văn Phước – thôn 5 – xã Vĩnh Sơn;
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011/BTNMT (Cột B) NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 1 Nhiệt độ oC 17,4 17,7 17,5 17,4 17,6 40 2 pH - 7,23 8,15 8,46 7,57 8,27 5,5-9 3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 121 115 157 358 253 100
4 Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5) mg/l 250,6 234,3 284,3 528,7 417,9 50
5 Nhu cầu ôxy hóa học (COD) mg/l 466,67 371,63 415 866,62 750,32 150
6 Tổng Nitơ (N) mg/l 41,53 45,75 37,53 56,19 49,3 40 7 Tổng Phospho (P) mg/l 3,23 3,95 4,15 15,03 10,45 6 8 Asen (As) mg/l 0,003 0,004 0,006 0,002 0,006 0,1 9 Chì (Pb) mg/l 0,0232 0,0316 0,0427 0,0252 0,0278 0,5 10 Amoni (NH4+)/N mg/l 102,4 103,9 40,73 53,71 40,85 10 11 Dầu mỡ khoáng mg/l 0,7 1,2 0,5 0,4 1,7 10 12 Tổng Coliform MNP/ 100ml 14.000 10.000 21.500 40.700 34.000 5.000
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
Nhận xét:
Từ kết quả phân tích 05 mẫu nước thải tại một số trang trại chăn nuôi rắn trên địa bàn xã Vĩnh Sơn cho thấy 100% số mẫu đều có hàm lượng các chất ô nhiễm vượt giới hạn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp rất nhiều lần. Vì vậy, khi lượng nước này thải trực tiếp ra môi trường mà không có biện pháp xử lý sẽ là nguồn gây ô nhiễm rất lớn cho môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, vật nuôi và cây trồng.
* Đối với chỉ tiêu Tổng chất rắn lơ lửng (TSS):
Hình 2. 1.Hàm lượng TSS trong các mẫu nước thải
Từ biểu đồ trên cho thấy: Hàm lượng TSS trong tất cả các mẫu nước thải đều vượt từ 1,15 – 3,58 lần so với giới hạn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp. Qua biểu đồ trên ta thấy: Hàm lượng TSS ở mẫu NT4 và NT5 là cao hơn cả do đây là hai trang trại có quy mô lớn nhất của xã, lượng nước thải ra rất nhiều nhưng chưa có biện pháp xử lý. Ngoài ra, các mương dẫn nước thải trong khuôn viên hai trang trại này đều là các
trong mẫu tương đối cao.
* Chỉ tiêu BOD5, COD:
Hình 2. 2. Hàm lượng BOD5 và COD trong các mẫu nước thải
Từ bảng tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước thải cho thấy: Ở tất cả các mẫu phân tích đều có hàm lượng BOD5 và COD vượt giới hạn cho phép rất nhiều lần so với QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp, cụ thể: Chỉ tiêu BOD5 vượt từ 4,69 – 10,57 lần; COD vượt từ 2,48-5,78 lần. Đặc biệt, chỉ tiêu BOD5 và COD ở mẫu NT4 - Nước thải tại trang trại nuôi rắn nhà ông Nguyễn Văn Quyết (thôn 4 – xã Vĩnh Sơn) có hàm lượng BOD5 vượt 10,57 lần và hàm lượng COD vượt 5,78 lần so với giới hạn cho phép.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do trong nước thải từ các trang trại chăn nuôi rắn chứa rất nhiều chất hữu cơ. Các chất hữu cơ này xâm nhập vào nước thải do quá trình chế biến thức ăn cho rắn, quá trình rửa các khay để thức ăn và quá trình vệ sinh chuồng trại, rửa các chuồng nuôi rắn,...
Hình 2. 3. Hàm lượng Nitơ và Phospho trong các mẫu nước thải
Qua bảng tổng hợp kết quả phân tích cho thấy: Một số mẫu có hàm lượng Phospho vượt giới hạn cho phép và hầu hết các mẫu phân tích đều có hàm lượng Nitơ vượt giới hạn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT, cột B – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp. Cụ thể: Chỉ tiêu Tổng Nitơ ở mẫu NT1 vượt giới hạn cho phép 2,88 lần, ở mẫu NT2 vượt 3,18 lần, ở mẫu NT4 vượt 1,9 lần, ở mẫu NT5 vượt 1,23 lần; Chỉ tiêu Tổng Phospho ở mẫu NT4 vượt giới hạn cho phép 2,51 lần, ở mẫu NT5 vượt 1,74 lần.
* Chỉ tiêu Amoni (NH4+):
Amoni vượt giới hạn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT rất nhiều lần. Ta có thể thấy, mẫu có nồng độ Amoni thấp nhất là mẫu NT3 (nước thải tại trang trại nhà ông Hạ Văn Thức – thôn 3 – xã Vĩnh Sơn). Mẫu này có hàm lượng Amoni vượt giới hạn cho phép 4,07 lần. Điểm có nồng độ Amoni cao nhất là tại trang trại nhà ông Nguyễn Văn Khoa (thôn 2 – xã Vĩnh Sơn). Nồng độ Amoni ở đây vượt giới hạn cho phép lên tới 10,39 lần. Các mẫu còn lại đều có nồng độ Amoni vượt mức giới hạn cho phép khá cao, từ 4,09 – 10,24 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT, cột B – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp.
* Chỉ tiêu Tổng Coliform:
Hình 2. 5. Lượng Coliform trong các mẫu nước thải
Qua biểu đồ trên cho thấy: Tất cả các mẫu phân tích đều có hàm lượng Coliform rất cao, đặc biệt là mẫu NT4 có hàm lượng Coliform vượt giới hạn cho phép 8,14 lần. Coliform là một loại vi khuẩn đường ruột, hàm lượng Coliform trong nước thải cao, khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt và nước ngầm. Vi khuẩn có trong đất, nước mặt, nước ngầm sẽ theo chuỗi thức ăn đi vào cơ thể người và vật nuôi gây ra các bệnh về đường ruột.
b. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
- Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu:
+ NM1: Nước mặt tại sông Phan, đoạn chảy qua thôn 3 – xã Vĩnh Sơn + NM2: Nước mặt tại sông Phan, đoạn chảy qua thôn 4 – xã Vĩnh Sơn - Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu theo TCVN 6663-6:2008 (Sông suối)
Bảng 2. 22. Bảng tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước mặt
STT Tên chỉ tiêu Phương pháp phân tích Đơn vị tính Kết quả QCVN 08:2008/BTNMT (Cột B1) NM1 NM2 1 pH TCVN 6492:2011 - 8,09 8,21 5,5-9 2 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) TCVN 6625:2000 mg/l 39 44 50
3 Ôxy hòa tan (DO) TCVN 7325:2004 mg/l 4,13 3,91 ≥ 4 4 Nhu cầu ôxy sinh
hóa (BOD5)
TCVN 6001-
1:2008 mg/l 20,61 21,73 15
5 Nhu cầu ôxy hóa
học (COD) TCVN 6491:1999 mg/l 38,4 40,5 30 6 Clorua (Cl-) TCVN 6194:1996 mg/l 12,05 12,76 600 7 Florua (F-) TCVN 6490:1999 mg/l 0,007 0,006 1,5 8 Amoni (NH4+) TCVN 5988:1995 mg/l 0,484 0,412 0,5 9 Nitrit (NO2-) TCVN 6178:1996 mg/l 0,001 0,003 0,04 10 Nitrat (NO3-) TCVN 6180:1996 mg/l 0,406 0,429 10 11 Cyanua (CN-) TCVN 6181:1988 mg/l < 10-3 < 10-3 0,02 12 Phosphat (PO43-) TCVN 6202:2008 mg/l 0,428 0,482 0,3 13 Asen (As) TCVN 6626:2000 mg/l 0,004 0,005 0,05 14 Cadimi (Cd) TCVN 6193:1996 mg/l < 10-3 0.002 0,01 15 Niken (Ni) TCVN 6193:1996 mg/l 0,006 0,009 0,1 16 Chì (Pb) TCVN 6193:1996 mg/l < 10-3 0,004 0,05 17 Đồng (Cu) TCVN 6193:1996 mg/l 0,004 0,004 0,5 18 Sắt (Fe) SMEWW 3111B:2012 mg/l 0,266 0,154 1,5
20 Crôm (VI) Cr6+ TCVN 4574:1988 mg/l < 10-3 0,025 0,04 21 Tổng dầu mỡ TCVN 4582:1988 mg/l < 10-3 < 10-3 0,1 22 Tổng Coliform TCVN 6187:1996 MPN/
100ml 9.300 11.000 7.500
Ghi chú:
- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nước mặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp;
- Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau, trong đó: Cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
Nhận xét:
Qua bảng tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước mặt sông Phan tại xã Vĩnh Sơn cho thấy: Môi trường nước mặt tại sông Phan - đoạn chảy qua xã Vĩnh Sơn đã bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và dinh dưỡng. Cụ thể: Ở mẫu NM1 có chỉ tiêu Nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD5) vượt ngưỡng cho phép 1,37 lần, chỉ tiêu Nhu cầu ôxy hóa học (COD) vượt 1,28 lần, chỉ tiêu Phosphat (PO43-) vượt 1,43 lần; Ở mẫu NM2, chỉ tiêu ôxy hòa tan (DO) nằm dưới ngưỡng cho phép 1,02 lần, chỉ tiêu BOD5 vượt giới hạn cho phép 1,45 lần, chỉ tiêu COD vượt 1,35 lần, chỉ tiêu Phosphat vượt 1,61 lần.
c. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm
- Ngày lấy mẫu: 10/01/2015
- Thời gian phân tích: 10/01 - 17/01/2015 - Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu:
– xã Vĩnh Sơn
+ NN2 : Nước giếng khoan tại trang trại nhà ông Nguyễn Văn Hùng – thôn 3 – xã Vĩnh Sơn
- Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu theo TCVN 6663-11:2011.
Bảng 2. 23. Bảng tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước ngầm STT Tên chỉ tiêu Phương pháp
phân tích Đơn vị Kết quả QCVN 09:2008/BTNMT NN1 NN2 1 pH TCVN 6492:2011 - 5,08 6,00 5,5-8,5 2 Chất rắn tổng số (TS) TCVN 4560:1988 mg/l 81 88 1500 3 Độ cứng TCVN 6224:1996 mg/l 34 56 500
4 Nhu cầu ôxy
hóa học (COD) TCVN 6491:1999 mg/l 0,75 0,87 4 5 Clorua (Cl-) TCVN 6194:1996 mg/l 2,27 1,70 250 6 Florua (F-) TCVN 6490:1999 mg/l 0,001 0,003 1 7 Amoni (NH4+) TCVN 5988:1995 mg/l 0,179 0,157 0,1 8 Nitrit (NO2-) TCVN 6178:1996 mg/l < 10-3 < 10-3 1 9 Nitrat (NO3-) TCVN 6180:1996 mg/l 0,587 0,603 15 10 Cyanua (CN-) TCVN 6181:1988 mg/l < 10-3 < 10-3 0,01 11 Asen (As) TCVN 6626:2000 mg/l 0,005 0,006 0,05 12 Cadimi (Cd) TCVN 6193:1996 mg/l < 10-3 < 10-3 0,005 13 Niken (Ni) TCVN 6193:1996 mg/l < 10-3 < 10-3 - 14 Chì (Pb) TCVN 6193:1996 mg/l < 10-3 < 10-3 0,01 15 Đồng (Cu) TCVN 6193:1996 mg/l 0,006 < 10-3 1 16 Sắt (Fe) SMEWW 3111B:2012 mg/l 0,062 0,373 5 17 Thủy ngân (Hg) SMEWW 3112:2012 mg/l < 10 -4 < 10-4 0,001 18 Crôm VI (Cr6+) TCVN 4574:1988 mg/l 0,012 0,013 0,05 19 Tổng Coliform TCVN 6187:1996 MPN/ 100ml KPH KPH 3
- Giá trị giới hạn: Trích theo QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
- Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và giám sát chất lượng nguồn nước ngầm, làm căn cứ để định hướng cho các mục đích sử dụng khác nhau;
- (-) Quy chuẩn không quy định cụ thể; - (KPH) Không phát hiện.
Nhận xét:
Qua bảng tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại xã Vĩnh Sơn cho thấy: Nước ngầm khu vực xã Vĩnh Sơn đã bị ô nhiễm bởi Amoni. Cụ thể, tại 02 mẫu phân tích chất lượng nước ngầm tại xã Vĩnh Sơn đều có hàm lượng Amoni vượt giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm. Ngoài ra, tại mẫu NN1, pH của mẫu tương đối thấp và nằm ngoài giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT.
d. Kết quả phân tích chất lượng đất
- Ngày lấy mẫu: 10/01/2015
- Thời gian phân tích: 10/01 - 17/01/2015 - Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu:
+ MĐ1: Mẫu đất thôn trồng rau tại thôn 1 – xã Vĩnh Sơn
+ MĐ2: Mẫu đất vườn tại trang trại nhà ông Nguyễn Văn Quyết – thôn 4 – xã Vĩnh Sơn
STT Tên chỉ tiêu Phương pháp phân tích Đơn vị Kết quả QCVN 03:2008/BTNMT MĐ1 MĐ2 1 pHH2O TCVN 5979:2007 - 6,01 6,7 - 2 Độ ẩm TCVN 4048:2011 % 0,52 0,52 - 3 Tổng N TCVN 4051:1985 % 0,036 0,011 - 4 Tổng P (P2O5) TCVN 7374:2004 % 0,012 0,001 - 5 Cadimi (Cd) TCVN 6649:2000 TCVN 6496:1999 mg/kg 0,01 0,03 10 6 Asen (As) mg/kg 0,02 0,03 12 7 Chì (Pb) mg/kg 38,9 40,2 300 8 Đồng (Cu) mg/kg 17 17,2 100 9 Kẽm (Zn) mg/kg 75,2 71,6 300 Ghi chú:
- Giá trị giới hạn: Trích QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
- Giá trị giới hạn áp dụng cho mẫu đất thuộc nhóm đất công nghiệp
Nhận xét:
Từ bảng tổng hợp kết quả phân tích chất lượng đất khu vực xã Vĩnh Sơn cho thấy: Môi trường đất khu vực chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng.
* Tóm lại:
Từ các kết quả phân tích chất lượng đất, nước mặt và nước ngầm trên địa bàn xã Vĩnh Sơn cho thấy: Môi trường nước mặt tại xã Vĩnh Sơn đã bị ô nhiễm tương đối trầm trọng bởi các chất hữu cơ và dinh dưỡng. Khi các chất hữu cơ và dinh dưỡng trong nước cao sẽ dẫn đến tình trạng phú dưỡng nguồn nước, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài rong, rêu, tảo,... làm giảm nồng độ ôxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của các sinh vật thủy sinh.
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ GIẢM THIỂU CHẤT THẢI PHÁT SINH TỪ CÁC TRANG TRẠI NUÔI RẮN
Theo Nghị quyết về việc phát triển làng nghề giai đoạn 2010 – 2015 của Ban thường vụ huyện ủy huyện Vĩnh Tường và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 của xã Vĩnh Sơn, nghề chăn nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn sẽ tiếp tục được mở rộng quy mô cả về số lượng và chất lượng các sản phẩm. Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm của làng nghề, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề hướng tới mục tiêu đưa làng nghề rắn xã Vĩnh Sơn trở thành làng nghề truyền thống gắn với du lịch và văn hóa ẩm thực.
Tuy nhiên, song song với việc mở rộng quy mô làng nghề thì vấn đề bảo vệ môi trường trong chăn nuôi đang ngày càng trở nên cấp thiết. Để bảo vệ môi trường và xây dựng làng nghề truyền thống xanh, sạch, đẹp, trước hết các cấp chính quyền và người dân trong toàn xã cần phải áp dụng tổng hợp các giải pháp quản lý và giải pháp kỹ thuật để đạt được hiệu quả cao trong việc bảo vệ môi trường.