0
Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU CƯƠNG BÀI GIẢNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH PPT (Trang 31 -33 )

1. Những vấn đề chung về văn hóa và nền văn hóa mới

1.1. Khái niệm “văn hóa” ở Hồ Chí Minh

- Năm 1943, trong Mục đọc sách ở cuối tập Nhật ký trong tù, Hồ Chí Minh lần đầu tiên nêu ra một định nghĩa về văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (T3, tr. 431).

- Sau Cách mạng tháng Tám, văn hóa được Người xác định là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc về kiến trúc thượng tầng, ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành 4 vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội.

+ Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển.

+ Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hóa

+ Văn hóa không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.

1.2. Tính chất của nền văn hóa mới

- Nền văn hóa trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được Đảng ta và Hồ Chí Minh xác định có 3 tính chất: dân tộc, khoa học, đại chúng.

- Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung xã

hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc.

- Từ Đại hội VII (1991), tính chất của nền văn hóa được xác định là một nền văn hóa

tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đến Hiến pháp 1992, tính chất của nền văn hóa được xác

định là dân tộc, hiện đại, nhân văn. Đây chính là sự nối tiếp tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về tính chất của nền văn hóa được đề ra trong thời kỳ trước, đã được cô đúc lại một cách ngắn gọn.

1.3. Chức năng của văn hoá

- Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp

+ Văn hoá có chức năng là phải bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ những sai lầm, thấp hèn có thể có trong tư tưởng, tình cảm mỗi người. Chức năng này phải được tiến hành một cách thường xuyên, vì tư tưởng, tình cảm của con người luôn chuyển biến theo hoạt động thực tiễn xã hội.

+ Văn hoá phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập tự do, có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng.

- Nâng cao dân trí

+ Nói đến văn hoá là phải nói đến dân trí. Đó là trình độ hiểu biết, trình độ kiến thức của người dân, của mỗi công dân.

+ Vấn đề nâng cao dân trí trước kia đã được nhiều nhà yêu nước đặt ra, nhưng chỉ có thể thực hiện khi chính quyền đã về tay nhân dân, khi chính trị đã được giải phóng. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thế giới hiện đại càng đòi hỏi nâng cao dân trí hơn nữa và không bao giờ có điểm tận cùng.

- Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, hướng con người vươn đến những giá trị chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

+ Muốn tham gia vào việc tạo ra những giá trị văn hoá, đồng thời biết hưởng thụ một cách đúng đắn những giá trị văn hoá của xã hội, mỗi người cần có phẩm chất tốt đẹp, phong cách lành mạnh trong cuộc sống.

+ Văn hoá giúp con người phân biệt được cái tốt đẹp, lành mạnh với cái xấu xa, hư hỏng, cái tiến bộ và lạc hậu, để từ đó con người phấn đấu làm cho cái tốt đẹp,lành mạnh ngày càng tăng, cái tiến bộ ngày càng nhiều. “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về các lĩnh vực chính của văn hóa

2.1. Văn hóa giáo dục

Hồ Chí Minh đã có sự phân tích hết sức sâu sắc nền giáo dục phong kiến cũng như nền giáo dục thực dân, từ đó chuẩn bị cho việc xây dựng nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập.

Nền giáo dục phong kiến: kinh viện, xa rời thực tế, không quan tâm đến thực nghiệm, coi kinh sách của thánh hiền là đỉnh cao tri thức; mẫu người hướng tới là kẻ sĩ, người quân tử, bậc trượng phu, phụ nữ bị tước quyền học vấn.

Nền giáo dục thực dân: giáo dục ngu dân, một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy

hiểm hơn sự dốt nát, giáo dục thái độ thờ ơ với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh

của nhân dân, học để lấy bằng cấp theo lối “nhồi sọ”; mục đích tạo ra những người phục vụ cho chính quyền thực dân.

Nền giáo dục mới được chính thức đặt ra khi chính quyền về tay nhân dân, được coi là một trong những nhiệm vụ chiến lược lâu dài, đồng thời cũng là một nhiệm vụ cấp bách phải tiến hành ngay không được chậm trễ.

Hồ Chí Minh đã nêu nhiều quan điểm về xây dựng nền văn hoá giáo dục Việt Nam độc lập, thể hiện ở những luận điểm sau:

- Mục tiêu của văn hóa giáo dục: thực hiện cả ba chức năng của văn hoá bằng giáo dục: + Nâng cao dân trí, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cao đẹp, phẩm chất trong sáng, phong cách lành mạnh cho nhân dân.

+ Đào tạo những con người mới vừa có đức vừa có tài, những công dân biết làm chủ để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước: Học để làm việc, làm người, làm cán bộ.

+ “Cải tạo trí thức cũ”, “đào tạo trí thức mới”, thực hiện “công nông hoá trí thức”, “trí thức công nông hoá”.

+ Đào tạo những lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng đất nước giàu đẹp văn minh để “theo kịp các nước khác trên toàn cầu”.

+ Mở mang dân trí bắt đầu từ việc xoá nạn mù chữ, chống giặc dốt, kết hợp phổ cập với

nâng cao.

- Tiến hành cải cách giáo dục để xây dựng một hệ thống trường lớp với chương trình, nội dung dạy và học thật khoa học, hợp lý.

+ Nội dung giáo dục phải bao gồm cả văn hoá, chính trị, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp, lao động.

+ Luôn luôn gắn nội dung giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế, học tập phải kết hợp với lao động.

+ Phối hợp cả gia đình, nhà trường và xã hội.

- Học mọi nơi, mọi lúc, học mọi người, học suốt đời, coi trọng việc tự học, tự đào tạo lại

- Không ngừng nâng cao đảng trí

Nâng cao dân trí là mục tiêu của giáo dục đối với các tầng lớp nhân dân thì nâng cao

đảng trí là mục tiêu giáo dục đối với cán bộ, đảng viên. 4.2. Văn hoá văn nghệ

Hồ Chí Minh là một nhà sáng tạo văn nghệ xuất sắc trên nhiều bình diện: văn thơ, nhiếp ảnh, chính luận, lý luận văn nghệ; là người sáng tạo ra nền văn nghệ cách mạng ở nước ta. Đồng thời Người cũng đã đưa ra nhiều quan điểm về văn hóa văn nghệ.

- Văn nghệ là mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới

- Văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân

+ Thực tiễn đời sống của nhân dân ta là lao động, sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt và xây dựng đời sống mới. Văn nghệ vừa phản ánh thực tiễn ấy, vừa hướng cho nhân dân thúc đẩy sự phát triển của thực tiễn ấy theo quy luật cái đẹp.

+ Chỉ có thực tiễn đời sống của nhân dân mới đem lại nguồn sinh khí vô tận cho văn nghệ. Văn nghệ sĩ phải “liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân”.

+ Nhân dân không phải chỉ là người hưởng thụ, mà còn là người sáng tác văn hoá, văn nghệ.

- Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc. Phải phản ánh cho hay, cho chân thật sự nghiệp cách mạng của nhân dân.

+ Văn nghệ phục vụ quần chúng không phải là hạ thấp nghệ thuật, mà phải là những tác phẩm có tính nghệ thuật cao (tác phẩm hay; nội dung chân thực và phong phú, hình thức trong sáng và tươi vui)

+ Văn nghệ cần đến sự hư cấu, nhưng hư cấu phải trên cái nền hiện thực, xuất phát từ hiện thực, để rồi trở lại phục vụ hiện thực, nâng hiện thực lên cao hơn nữa.

+ Tác phẩm văn nghệ phải phong phú, đa dạng, không thể đơn điệu, nghèo nàn.

4.3. Văn hóa đời sống

- Quan điểm xây dựng đời sống mới là quan điểm rất độc đáo của Hồ Chí Minh về văn hoá. Văn hoá là bộ mặt tinh thần của xã hội, nhưng bộ mặt tinh thần ấy được thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người.

- Khái niệm Đời sống mới được Hồ Chí Minh nêu ra bao gồm: + Đạo đức mới

+ Lối sống mới + Nếp sống mới

Ba nội dung này có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu. Đạo đức gắn liền với lối sống và nếp sống, và lại được thể hiện trong lối sống và nếp sống. Có dựa trên nền đạo đức mới thì mới xây dựng được lối sống, nếp sống mới lành mạnh, vui tươi, hướng con người tới tầm cao của văn hoá.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU CƯƠNG BÀI GIẢNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH PPT (Trang 31 -33 )

×