TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Tài liệu cương bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh ppt (Trang 29 - 31)

1. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, giai đoạn phát triển mới của truyền thống nhân văn Việt Nam nhân văn Việt Nam

Tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh được hình thành từ hoàn cảnh sống và chiến đấu của bản thân và cũng từ sự kế thừa một cách sáng tạo những truyền thống nhân văn của dân tộc và nhân loại.

- Truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam; vai trò của con người trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tư tưởng nhân đạo của cách mạng Tư sản.

- Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản: một bước phát triển của chủ nghĩa nhân đạo truyền thống.

2. Nội dung tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh

2.1. Khái niệm “con người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh

- Bản chất xã hội của con người:

+ Mác-Lênin quan niệm: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”

+ Quan niệm của Hồ Chí Minh: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng hơn là cả loài người” (T5, tr. 644).

Như vậy, con người được hiểu theo các cấp độ xã hội. Quan điểm của Hồ Chí Minh thống nhất với quan điểm của Mác-Lênin.

- Con người mang tính chất lịch sử-cụ thể. Tuỳ theo từng thời điểm lịch sử gắn liền với từng thời kỳ cách mạng, Người dùng khái niệm này hay khái niệm khác để chỉ “con người” và xem xét nó trong những bình diện, những chiều khác nhau.

Cách tiếp cận cơ bản nhất của Hồ Chí Minh là thống nhất lập trường giai cấp với lập trường dân tộc, là sự vận dụng một cách sáng tạo lập trường giai cấp vô sản vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.

- Hồ Chí Minh chỉ dùng khái niệm “Con người” trong một số trường hợp hãn hữu. Con người với những đặc điểm nói trên là cốt lõi của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh và thể hiện ở 3 nội dung sau:

+ Sự cảm nhận, cảm thông hết sức sâu sắc mọi niềm đau nỗi khổ của con người nô lệ và con người cùng khổ.

+ Quyết tâm hy sinh chiến đấu để giải phóng con người và đem lại tự do, hạnh phúc cho con người.

+ Tin tưởng tuyệt đối ở khả năng tự giải phóng của con người và không ngừng rèn luyện, phát huy khả năng ấy.

2.2. Tình yêu thương vô hạn của Hồ Chí Minh đối với con người

- Tình yêu thương không hề phân biệt giữa người miền núi, miền xuôi, già hay trẻ, trai hay gái,v.v.., hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người. Yêu thương cả những người nô lệ mất nước và những người cùng khổ trên khắp thế gian.

- Vì lòng yêu thương vô hạn đối với con người, Hồ Chí Minh coi hoà bình trong độc lập tự do là một nguyện vọng sâu xa, còn chiến tranh chỉ là bắt buộc.

- Suốt cả cuộc đời của Người đã đấu tranh cho tự do và hạnh phúc của mọi người, còn với bản thân mình thì sống vô cùng giản dị, thanh đạm.

2.3. Điểm nổi bật trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là khoan dung rộng lớn trước tính đa dạng của con người

- Hồ Chí Minh nhìn con người trong tính đa dạng của nó: đa dạng trong quan hệ xã hội, trong tính cách khát vọng, trong phẩm chất và tài năng, v.v.. Vì vậy, mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng người đều có ưu điểm, khuyết điểm, mặt được, mặt chưa được,... và tấm lòng nhân ái của Người bao dung tất cả.

- Hồ Chí Minh đã giải quyết các mối quan hệ phức tạp trong cộng đồng dân tộc xuất phát từ mục đích tập hợp lực lượng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và tiến bộ xã hội, vì tình thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người và con người.

- Với những người có lỗi, Hồ Chí Minh bao giờ cũng mong muốn và tạo điều kiện cho họ sửa chữa lỗi lầm.

2.4. Đối với Hồ Chí Minh, con người vừa là mục tiêu giải phóng, vừa là động lực của cách mạng

- Con người là mục tiêu của cách mạng:

+ Mục tiêu của một cuộc cách mạng triệt để: đích cuối cùng là để giải phóng con người, đem lại tự do hạnh phúc cho con người.

+ Mọi chủ trương, đường lối, chính sách đều phải xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của con người.

- Con người là động lực của cách mạng:

+ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải do chính nhân dân Việt Nam thực hiện.

+ Lòng tin của Hồ Chí Minh đối với nhân dân vừa bắt rễ sâu và vững chắc trong truyền thống yêu nước của dân tộc lại vừa được đặt trên tầm cao của sự phát hiện và khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân. Chính nhờ vậy mà Hồ Chí Minh tin tưởng một cách có cơ sở khoa học rằng nhân dân ta chẳng những có khả năng cứu nước mà còn có khả năng tiến lên con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

+ Trong khi nhận thức sâu sắc, đầy đủ sức mạnh của nhân dân, Hồ Chí Minh vẫn rất chú ý đến những nhược điểm, khuyết điểm của mỗi giai cấp xã hội. Và Hồ Chí Minh suốt đời tự mình tiến hành và tổ chức một sự nghiệp tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, thường xuyên, giúp con người phát huy bản chất tốt đẹp, khắc phục khuyết điểm, nhược điểm, không ngừng

hoàn thiện, tự nâng cao, xứng đáng là thành viên của NHÂN DÂN vĩ đại và đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ mà thực tiễn giải phóng dân tộc và cách mạng đòi hỏi.

Một phần của tài liệu Tài liệu cương bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh ppt (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w