Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học khám phá hướng dẫn trẻ mẫu giáo (5 6 tuổi) tìm hiểu môi trường xung quanh (Trang 45)

7. Cấu trúc đề tài

3.2.Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm

- Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại một nhóm trẻ mẫu giáo 5 tuổi trường mầm non Đại Đồng - Thạch Thất - Hà Nội.

- Số trẻ thực nghiệm: 20 cháu lớp mẫu giáo lớn A1 - Số trẻ đối chứng: 20 cháu lớp mẫu giáo lớn A3

- Đặc điểm chung của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng như sau: + Trẻ ở cả hai nhóm đều có sức khỏe, khả năng nhận thức tương đương nhau.

+ Trình độ giáo viên: Giáo viên ở cả hai lớp đều có trình độ ĐHSP mầm non (hệ tại chức), có kinh nghiệm như nhau.

+ Điều kiện gia đình trẻ không có sự chênh lệch quá lớn. 3.3. Nội dung

- Lựa chọn bài thực nghiệm: căn cứ vào sách hướng dẫn thực hiện chương trình lớp mẫu giáo lớn của Bộ GD - ĐT -Vụ Giáo dục Mầm non, tôi chọn “Cây xanh và môi trường sống” chủ đề Thế giới thực vật.

- Công tác chuẩn bị: + Nội dung

+ Xác định mục đích, yêu cầu cần đạt trong từng bài. + Xác định các điều kiện, phương tiện cần thiết. + Soạn giáo án.

3.4. Quy trình

- Xác định yêu cầu cần đạt được: Về kiến thức:

+ Trẻ biết những điều kiện cần thiết để cây lớn lên và phát triển.

+ Củng cố những hiểu biết của trẻ về đặc điểm, cấu tạo, lợi ích của cây. Về kỹ năng:

+ Phát triển năng lực quan sát, phân tích, ghi nhớ, chú ý. + Rèn luyện phẩm chất tư duy, tính tích cực, độc lập, sáng tạo. + Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

Về thái độ:

+ Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh. + Giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên.

- Chuẩn bị thực nghiệm:

+ Lớp đối chứng: Giáo viên tiến hành giảng dạy bình thường.

+ Lớp thực nghiệm: Giáo viên giảng dạy có sử dụng phương pháp dạy học khám phá.

- Đánh giá kết quả thực nghiệm: Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi quan sát và hỏi trẻ để đánh giá về kiến thức, kĩ năng và thái độ.

3.5. Kết quả Xếp loại Xếp loại Tiêu chí đánh giá Lớp Tốt Khá Trung bình Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Kiến thức TN 15 75 5 25 0 0 ĐC 10 50 8 40 2 10 Kỹ năng TN 17 85 3 15 0 0 ĐC 10 50 8 40 2 10 Thái độ TN 18 90 2 10 0 0 ĐC 17 85 3 15 0 0

Qua bảng kết quả trên chúng ta thấy: Nhóm đối chứng:

-Về kiến thức: do chỉ được học trong lớp, quan sát tranh vẽ và nghe cô

giáo nói trẻ không được tự mình làm các thí nghiệm từ trước không được quan sát nhiều loại cây trên sân trường nên trẻ chưa nắm vững được những điều kiện cần thiết để cây lớn lên và phát triển, giáo viên chưa giúp trẻ củng cố những hiểu biết của trẻ về đặc điểm, cấu tạo, lợi ích của cây. Điều này thể hiện ở kết quả kiểm tra các trẻ: 50% số trẻ đạt loại tốt; 40% số trẻ đạt loại khá; 10% số trẻ đạt loại trung bình.

-Về kĩ năng: trẻ nhóm đối chứng kĩ năng sử dụng phương pháp khám

phá có sự chênh lệch so với nhóm thực nghiệm, khi cô cho trẻ làm thí nghiệm trẻ còn lung túng làm chưa tốt, sau đó cô giáo cho các nhóm trẻ tự khám phá tìm hiểu về kết quả thí nghiệm mà các nhóm trẻ đã làm trước đó thì các trẻ chưa tập trung, chưa biết cách quan sát, phân tích, ghi nhớ kết quả, trẻ chưa nắm được quy trình khám phá. Chỉ có 50% số trẻ có kĩ năng tốt, 40% số trẻ vẫn lung túng về quy trình khám phá, 10% số trẻ chưa sử dụng thành thạo phương pháp khám phá.

-Về thái độ: trong quá trình tham gia vào tiết học, trẻ lớp đối chứng khả

năng tập trung chú ý chưa cao, còn một số trẻ chưa thực sự hứng thú với giờ học. Trẻ thường bị phân tán và nói chuyện. Bởi vậy chỉ có 80% số trẻ chăm chú lắng nghe, hứng thú với giờ học, 15% số trẻ không quan tâm tới giờ học không quan tâm nhiều đến việc khám phá tri thức.

Nhóm thực nghiệm:

-Về kiến thức: Do trẻ được trực tiếp làm các thí nghiệm từ trước, trẻ

được học trên sân trường để tận dụng phương tiện dạy học là vật thật, trẻ lại được cô giáo quay lại quá trình các nhóm làm thí nghiệm, cô tổ chức cho các trẻ tự quan sát, tìm hiểu, khám phá về kết quả thí nghiệm của nhóm mình đã

làm trước đó sau đó cô cho từng nhóm trẻ lên trình bày làm cho các trẻ rất hứng thú với tiết học, các trẻ hoạt động rất tích cực. Hoạt động tiếp theo giáo viên cho trẻ xem về quá trình lớn lên và phát triển của cây. Thông qua hình ảnh rất sinh động hoạt động chuyển động từ lúc nảy mầm tới lúc thành cây xanh nên trẻ rất chú ý quan sát, cùng với những lời giải thích ngắn gọn của cô. Chính vì vậy, trẻ nắm vững được những điều kiện cần thiết để cây lớn lên và phát triển đồng thời giúp trẻ củng cố những hiểu biết của trẻ về đặc điểm, cấu tạo, lợi ích của cây. Mặt khác, giúp trẻ biết được thêm các yếu tố phát triển của cây. Điều này thể hiện rất rõ ở kết quả điều tra: 75% số trẻ đạt loại tốt; 25% số trẻ đạt loại khá; không còn trẻ đạt loại trung bình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Về kỹ năng: Học tập thông qua hoạt động hướng dẫn nhiệt tình của giáo

viên, trẻ được thực hành, vận dụng kiến thức mà mình đã có để tiến hành khám phá. Vì vậy, kĩ năng thực hành khám phá của trẻ ở nhóm thực nghiệm vượt trội hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Chính vì vậy, có 85% số trẻ có kĩ năng thực hành khám phá tốt; 15% số trẻ biết cách khám phá.

-Về thái độ: Do sự hướng dẫn của giáo viên, cách vào bài hấp dẫn, trẻ

được học với các thiết bị cần thiết cho tiết học, trẻ được tự mình tìm kiếm khám phá, trẻ lại được trao đổi với các bạn nên trẻ rất hào hứng, tích cực tham gia vào tiết học nên có 90% số trẻ tích cực hoạt động với thái độ tốt; 10% số trẻ chú ý tham gia.

Sau khi thực nghiệm, kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự chênh lệch rõ nét. Qua phân tích kết quả trên, chúng ta có thể khẳng định rằng: “Quy trình vận dụng phương pháp vận dụng phương pháp dạy học khám phá hướng dẫn trẻ 5 - 6 tuổi tìm hiểu MTXQ”, tôi đã đề xuất ở trên có tính khả thi.

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM

1. Kết luận chung

Qua quá trình nghiên cứu lý luận, thực trạng và thực nghiệm quy trình vận dụng phương pháp dạy học khám phá hướng dẫn trẻ 5- 6 tuổi tìm hiểu môi trường xung quanh, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Đề tài nghiên cứu sâu hơn một số vấn đề lý luận liên quan đến việc vận dụng phương pháp dạy học khám phá. Thông qua lý luận nghiên cứu giúp cho giáo viên mầm non có thể định hướng được phương pháp dạy học khám phá. Qua nghiên cứu sâu sắc một số vấn đề lý luận giáo viên có thể nắm bắt được các đặc điểm của trẻ. Từ đó, giáo viên đưa ra những tiết dạy phù hợp với trẻ, phù hợp nội dung chương trình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh. Hơn nữa chất lượng hoạt động vận dụng phương pháp dạy học khám phá tìm hiểu môi trường xung quanh được nâng cao chất lượng.

2. Qua kết quả điều tra thực trạng cho thấy đa số giáo viên mầm non sử dụng phương pháp dạy học truyền thống như: quan sát, đàm thoại… Chưa sử dụng thường xuyên phương pháp dạy học khám phá. Việc sử dụng đồ dùng trực quan chưa hợp lý.

3. Qua đề tài tôi đã đề xuất được quy trình vận dụng phương pháp dạy học khám phá hướng dẫn trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh. Để quy trình này thực hiện được hiệu quả thì giáo viên cần lưu ý một số vấn đề và kết hợp phương tiện, thiết bị hiện đại cần thiết. Thực nghiệm sư phạm đã áp dụng các quy trình trên cho thấy kết quả tốt. Điều này chứng tỏ quy trình giáo án mà tôi đưa ra là hợp lý nhiệm vụ đề tài được giải quyết và mục đích đề tài được thực hiện.

2. Kiến nghị sư phạm

Xuất phát từ kết quả thu được của quá trình nghiên cứu đề tài tôi có một số kiến nghị như sau:

Cần thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Giáo viên là người gương mẫu, năng động, sáng tạo, nắm vững nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức. Giáo viên phải tổ chức các hoạt động nhẹ nhàng, phong phú sử dụng câu hỏi ngắn gọn gợi mở biết khai thác vốn kinh nghiệm của trẻ.

Đẩy mạnh công cuộc đổi mới dạy học mầm non. Đặc biệt tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học mới. Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách giáo viên tổ chức theo phương pháp dạy học tập trung vào hoạt động của trẻ. Trẻ được chủ động thực hiện các hoạt động tìm tòi khám phá phát hiện những kỹ năng mới dựa vào vốn kỹ năng hiểu biết của trẻ. Giáo viên tạo nhiều tình huống có vấn đề gợi mở cho trẻ tìm cách giải quyết. Tổ chức cho trẻ tham gia, bàn bạc và cùng nhau giải quyết những vấn đề của cô giáo yêu cầu.

Sử dụng nhiều hơn các phương tiện dạy học hiện đại, yếu tố này đòi hỏi sự quan tâm của nhà trường, các cấp, các ngành cơ quan địa phương và gia đình trẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Thanh Âm (2005), Giáo dục học mầm non, (tập 3), Nxb ĐHSP.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi.

3. TS. Lê Trường Sơn Chấn Hải, Giáo trình phương pháp giáo dục thể chất mầm non, tài liệu lưu hành nội bộ, ĐHSPHN 2.

4. PGS. TS. Phó Đức Hòa, Dạy học tích cực và cách tiếp cận trong dạy học tiểu học, Nxb ĐHSP.

5. GS. TS Khoa học Tạ Thị Thúy Loan - Trần Thị Loan, Giáo trình sinh lí học trẻ em, Nxb ĐHSP.

6. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt,Giáo dục học, (tập2), Nxb ĐHSP.

7. Lê Thị Ninh, Giáo trình phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, Nxb ĐHSP.

8. TS. Hoàng Thị Oanh - TS. Nguyễn Thị Xuân (2006), Giáo trình phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, Nxb Giáo dục.

9. TS. Hoàng Thị Phương, Giáo trình lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh, Nxb ĐHSP.

10. Trần Thị Thanh (1994), Giáo trình phương pháp CTLQVMTXQ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng giáo viên

Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2005), Giáo dục học mầm non những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXbĐHSP.

12. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2005), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐHSP.

PHỤ LỤC 1

Chủ đề: Thế giới thực vật

Đề tài: Cây xanh và môi trường sống Đối tượng: Trẻ 5 - 6 tuổi

Thời gian: 30 - 35 phút I. Mục đích - yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết những điều kiện cần thiết để cây lớn lên và phát triển.

- Củng cố những hiểu biết của trẻ về đặc điểm, cấu tạo, lợi ích của cây.

2. Kỹ năng

- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, ghi nhớ, chú ý. - Rèn luyện phẩm chất tư duy, tính tích cực, độc lập, sáng tạo. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh. - Giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên.

II. Chuẩn bị

- Cô cho trẻ tiến hành thí nghiệm trồng cây gieo hạt, chia trẻ làm 4 nhóm gieo hạt đỗ.

+ Nhóm 1: Gieo cây đỗ với đủ các yếu tố: đất, nước, ánh sáng, không khí và chăm sóc tưới nước trong 1 tuần.

+ Nhóm 2: Gieo đỗ với đất, nước nhưng để ở hộp kín 1 tuần. + Nhóm 3: Gieo đỗ nhưng không tưới nước.

+ Nhóm 4: Gieo đỗ không có đất.

- Giáo viên ghi lại quá trình làm thí nghiệm của trẻ. - Ghi lại sự phát triển của các chậu cây.

- Lô tô rời về quá trình phát triển của cây (hạt - nảy mầm -cây l lá - cây nhiều lá).

III. Các hoạt động dạy - học 1. Khởi động

- Mục tiêu:

+ Ổn định tổ chức, xếp lớp hình chữ U.

+ Thu hút sự tập trung, chú ý của trẻ vào đối tượng. -Phương pháp: Quan sát, đàm thoại.

-Tiến hành:

+ Cô cho trẻ xem lại quá trình các nhóm gieo hạt bằng máy chiếu mà cô đã quay lại từ trước.

+ Đàm thoại với trẻ dẫn dắt vào bài học. 2. Khám phá khoa học

Hoạt động 1:Trẻ tìm hiểu về thí nghiệm “cây cần gì để lớn lên và phát triển.

- Mục tiêu:

+ Trẻ biết được những điều kiện cần thiết để cây phát triển.

+ Trẻ nêu được một số đặc điểm (về cấu tạo, màu sắc…) của cây, lợi ích của cây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, khám phá, quan sát, đàm thoại, giảng giải, chỉ dẫn, trò chơi.

Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề

Trong khu vườn nhà bé Hoa trồng rất nhiều loại cây. Một buổi sáng bé Hoa ra vườn và ngạc nhiên khi thấy trong vườn có nhiều cây đang ra hoa những bông hoa rực rỡ đang khoe sắc lung linh dưới ánh mặt trời. Hoa rất vui mừng và chạy tung tăng khắp vườn để xem tất cả các loại cây. Rồi Hoa dừng lại và vô cùng ngạc nhiên khi thấy có một cây đã héo nằm dưới đất. Hoa rất băn khoăn không hiểu vì sao các cây trong vườn đều tốt và có hoa kết quả mà cây này lại héo. Vậy các con hãy giúp bạn hoa tìm hiểu tại sao cây lại héo nhé.

Bước 2: Cho trẻ làm việc cá nhân để phát hiện tri thức khoa học

+ Cô tổ chức cho từng trẻ quan sát về thí nghiệm của nhóm mình đã làm trước đó.

+ Trẻ huy động vốn tri thức và kinh nghiệm cũ để tự mình giải quyết vấn đề tìm ra tri thức mới.

Bước 3: Làm việc theo nhóm để chia sẻ, thống nhất kết quả.

- Sau khi trẻ tự mình khám phá ra tri thức cô cho trẻ các nhóm trao đổi với nhau về những gì trẻ quan sát được.

- Trẻ thảo luận, bàn bạc và đi đến kết luận thống nhất. Bước 4: Trình bày kết quả

- Cô cho đại diện từng nhóm trẻ lên trình bày.

+ Nhóm 2: Nhóm tôi gieo hạt trong chậu có đất, có nước nhưng chúng tôi để ở hộp kín 1 tuần, cây của nhóm tôi có nảy mầm, nhưng cây không có lá. Như vậy, nhóm tôi gieo hạt cây nảy mầm không có lá do cây thiếu ánh sáng. Như vậy, ánh sáng rất quan trọng đối với sự phát triển của cây.

+ Nhóm 3: Nhóm tôi gieo hạt trong chậu có đất, để ở nơi thoáng mát có không khí nhưng không tưới nước cây nhóm tôi không nảy mầm.

+ Nhóm 4: Nhóm tôi gieo hạt trong chậu nhưng không có đất để ở nơi thoáng mát có ánh sáng, tưới nước, không khí nhưng cây vẫn nảy mầm, phát triển nhưng không tốt.

+ Nhóm 1: Chậu cây của nhóm tôi đã gieo bây giờ lên xanh tốt, đầu tiên chúng tôi gieo hạt vào chậu có đất, để ở nơi thoáng mát có ánh sáng và không khí, hàng ngày chúng tôi tưới nước. Hạt gieo xuống đất sau đó nảy mầm rồi thành cây 1 lá rồi cây nhiều lá. Như vậy nhóm tôi cho rằng cây muốn lớn lên và phát triển cần có đủ đất, nước, ánh sáng, không khí.

Bước 5: Kết luận

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học khám phá hướng dẫn trẻ mẫu giáo (5 6 tuổi) tìm hiểu môi trường xung quanh (Trang 45)