Giáo án 2

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học khám phá hướng dẫn trẻ mẫu giáo (5 6 tuổi) tìm hiểu môi trường xung quanh (Trang 41)

7. Cấu trúc đề tài

2.3.2. Giáo án 2

Chủ đề: Thế giới thực vật Đề tài: Một số loại rau

Đối tượng: Trẻ mẫu giáo lớn Thời gian: 30 - 35 phút Địa điểm: Trong lớp học I. Mục đích - yêu cầu

1. Kiến thức

- Củng cố và mở rộng hiểu biết của trẻ về đặc điểm cấu tạo, hình dáng, màu sắc của một số loại rau như su hào, bắp cải, cà chua…

- Biết được phần sử dụng của các loại rau và các món ăn nấu từ các loại rau đó.

- Hiểu được ích lợi của một số loại rau trong đời sống con người là nguồn thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng bổ sung cho sự phát triển của cơ thể.

2. Kỹ năng

- Phát triển khả năng mô tả, so sánh, chú ý và ghi nhớ. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ thích và thường xuyên ăn rau. - Biết chăm sóc và bảo vệ rau.

II. Chuẩn bị

- Mô hình khu vườn của một số loại rau như: Su hào, bắp cải, cà rốt. - Một số hình cắt rời thân, rễ, cuống, quả.

- Bảng gắn hình, rổ.

III. Các hoạt động dạy và học 1. Khởi động

- Mục tiêu:

+ Ổn định tổ chức.

+ Thu hút sự tập trung, chú ý của trẻ vào đối tượng. + Hướng trẻ vào bài học.

- Phương pháp: trò chơi, đàm thoại. - Tiến hành:

+ Cô cho trẻ chơi trò chơi “Thu hoạch”

+ Các con ơi! Hợp tác xã trồng rau đã đến ngày thu hoạch, trong vườn có rất nhiều các loại rau, các con hãy chia nhau đi thu hoạch nhé!

+ Cô và trẻ kiểm tra kết quả. + Hướng trẻ vào nội dung bài mới. 2. Khám phá khoa học

Hoạt đông 1: Trẻ tìm hiểu về một số loại rau: Su hào, bắp cải, cà chua.

- Mục tiêu:

+ Trẻ nêu được tên gọi và đặc điểm của một số loại rau.

+ Biết phần sử dụng từ các loại rau và các món ăn nấu từ các loại rau đó.

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, trò chơi, quan sát, đàm thoại, khám phá.

- Cách tiến hành

Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề

Các con vừa thu hoạch được rất nhiều loại rau từ hợp tác xã. Bây giờ các con hãy là những người đầu bếp giỏi, từ những loại rau các con thu hoạch được các con hãy chế biến ra các món ăn nhé! Nhưng để nấu được thành các món ăn ngon, trước hết các con hãy tìm hiểu xem các loại rau đó có đặc điểm gì?

Bước 2: Cho trẻ làm việc cá nhân để phát hiện tri thức khoa học

+ Trẻ huy động vốn tri thức và kinh nghiệm cũ để tự mình giải quyết vấn đề tìm ra tri thức mới.

+ Từng trẻ của mỗi nhóm sẽ tự khám phá, tìm hiểu về loại rau mà nhóm mình đã thu hoạch được trước đó. Qua đó trẻ phát hiện loại rau đó thì sẽ nấu món gì, rau đó ăn được phần nào, có đặc điểm ra sao.

Bước 3: Làm việc theo nhóm để chia sẻ, thống nhất kết quả khám phá

Sau khi trẻ tự tìm hiểu về loại rau của nhóm mình, trẻ sẽ bàn bạc, thảo luận với các bạn về loại rau đó để thống nhất kết quả.

Bước 4: Báo cáo kết quả

- Cô cho đại diện của từng nhóm trẻ lên giới thiệu về tên món ăn của nhóm mình, trong món ăn đó có những loại rau gì, đặc điểm của loại rau đó ra sao, trẻ phải nói được phần nào ăn được và không ăn được của loại rau đó.

- Trẻ ở dưới lắng nghe, bổ sung ý kiến và có thể đưa ra các câu hỏi thêm khi bạn trình bày xong đặc điểm loại rau đó cho bạn giải đáp.

Bước 5: Kết luận

- Cô cho trẻ tự nhận xét

- Cuối cùng cô giáo tổng kết lại “su hào là rau ăn thân, bắp cải là rau ăn lá, cà chua là rau ăn quả” và cô có thể kết hợp cho trẻ xem một vài món ăn được chế biến từ các loại rau trên máy chiếu. Cô giảng giải kĩ hơn đặc điểm các loại rau đó kết hợp với chỉ cho trẻ thấy đặc điểm đó trên rau thật mà các nhóm trẻ có.

- Cô giáo dục trẻ trong đời sống con người rau là nguồn thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng bổ sung cho sự phát triển của cơ thể vì vậy các con phải thường xuyên ăn rau.

Hoạt động 3: Thực hành

- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức, khắc sâu kiến thức cho trẻ. - Phương pháp: trò chơi.

- Tiến hành:

+ Trò chơi 1: “Bé chọn đúng”.

* Cô có rất nhiều loại rau nhưng không biết ăn phần nào, bỏ phần nào, các con hãy giúp cô.

* Cô cho trẻ chơi theo nhóm, cô đưa hình vẽ lô tô cắt rời thân, rễ, lá, cuống, quả cho trẻ chọn phần bỏ đi bỏ vào rổ chỉ để lại phần ăn được trình bày lên bảng.

* Đội nào chọn được nhiều chọn đúng sẽ là đội chiến thắng.

+ Trò chơi 2: “Mắt ai tinh”.

Các con sẽ gạch bỏ loại nào không cùng nhóm với các loại rau và tìm xem trong tranh có tất cả bao nhiêu loại rau. Ghi chữ số tương ứng.

Ví dụ: Rau cải - rau muống - rau bắp cải - hoa cúc.

(bỏ hoa cúc)

Kết thúc: + Cô cho trẻ đọc bài “họ rau”.

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học khám phá hướng dẫn trẻ mẫu giáo (5 6 tuổi) tìm hiểu môi trường xung quanh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)