3.1 Chọn nội dung thực nghiệm
Việc dạy tập đọc cho học sinh lớp 3 khi thực hiện đạt đến mức độ nào còn phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn nội dung thích hợp với việc dạy học. Trên cơ sở cải cách giáo dục, chúng tôi đã chọn 3 bài tương đương với 3 tiết tiêu biểu để làm thực nghiệm. Các bài cụ thể đó là :
- Tập đọc : Hội vật (TV3,tập 2/tr 58)
- Tập đọc: Hội đua voi ở Tây Nguyên (TV3,tập 2/tr 60) - Tập đọc : Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử ( TV3, tập 2/tr 65)
3.2.Thiết kế giáo án
Giáo án 1: Hội vật I.Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: náo nức, loay hoay, giục giã, nhễ nhại…
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.
- Hiểu được nội dung bài: Câu chuyện kể về một cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già, một trẻ, tính nết khác nhau) đã kết thúc bằng thắng lợi xứng đáng của đô vật già, bình tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
II. Đồ dùng dạy – học:
- SGK, Tranh minh họa trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Nội dung hoạt động Cách thức tổ chức Hoạt động 1:
Khởi động
- Trưởng ban đối ngoại lên giới thiệu.
- Trưởng ban đối ngoại điều hành cho các bạn ôn bài tập đọc: Tiếng đàn.
+ Mời một bạn đọc lại đoạn 1. + Mời một bạn đọc lại đoạn 2.
- Ban đối ngoại hỏi nội dung của bài: Nói về tiếng đàn trong trẻo và hồn nhiên của Thủy, tiếng đàn đã hòa hợp với cuộc sống xung quanh và khung cảnh thiên nhiên.
- Ban đối ngoại mời học sinh và giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2:
Học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Giáo viên giới thiệu bài:
+ Giáo viên treo tranh minh họa trong SGK lên bảng và hỏi: Bức tranh vẽ gì?( đấu vật).
+ Giáo viên tiếp tục hỏi: Vậy các em đã được xem đấu vật khi nào chưa? Ở đâu?
Tiết học sáng nay, cô trò ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về một buổi đấu vật được miêu tả rất tỉ mỉ qua giọng văn của nhà văn Kim Lân.
- Giáo viên ghi tên bài trên bảng.( 1- 2 học sinh nhắc lại tên bài).
Hoạt động 3: Tìm hiểu
bài
mẫu.
- Tóm tắt nội dung bài: Bài kể về một trận đấu vật giữa hai đồ vật: một già, một trẻ, với hai tính cách khác nhau. Và cuối cùng phần thắng thuộc về đô vật già tuổi hơn với nhiều kinh nghiệm hơn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài: Các em đọc đúng vị trí dấu chấm, dấu phẩy, nghỉ hơi lâu ở cuối đoạn.
Biết phân biệt giọng ở những đoạn khác nhau.
- Các em vừa nghe cô hướng dẫn cách đọc, bây giờ nhóm trưởng cho các bạn đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh đọc bài.
- Cả năm nhóm đã hoàn thành việc đọc nối tiếp câu, để biết các nhóm đọc tốt như thế nào thì các nhóm hãy thể hiện trước lớp nào,bắt đầu từ nhóm Vải thiều.
Giáo viên theo dõi và sửa sai cho học sinh.
- Các nhóm đã đọc nối tiếp câu khá tốt, giờ các em đọc nối tiếp đoạn, trước khi đọc đoạn các em chú ý đọc giọng cho phù hợp với từng đoạn. Các em tự ngắt đoạn, câu dài bằng bút chì.
- Gọi 1 -2 học sinh đọc lại đoạn khó.( đoạn 5).
- Nhóm trưởng cho các bạn đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Mời hai nhóm thể hiện với nhau trước lớp.
- 2 -3 học sinh nhận xét, bổ sung, giáo viên nhận xét.
- Trước khi vào phần tìm hiểu bài cô mời một em đọc lại phần chú giải trong SGK ( 2 – 3 học sinh đọc). -Để các em nắm chắc được nội dung bài học, các nhóm trưởng cho các bạn thảo luận bốn câu hỏi trong SGK:
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
+ Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật.
+ Cách đánh của ông Cản Ngũ và Quắm Đen có gì khác nhau?
+ Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào?
+ Theo em, vì sao ông Cản Ngũ thắng?
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm trả lời câu hỏi.
Câu hỏi nào mà có nhóm trả lời không được thì các nhóm khác có thể trợ giúp( trước khi chia sẻ câu trả lời với nhóm bạn thì giáo viên phải kiểm tra đáp án).
- Theo như quan sát thì cô thấy tất cả các nhóm đã thảo luận xong các câu hỏi, bây giờ nhóm trưởng cho các bạn suy nghĩ một phút để nêu ý nghĩa của bài.
- Qua bài học này thì các em có liên hệ gì với bản thân, nhóm trưởng cho các bạn thảo luận.
- Tiết học sau các em sẽ tiếp tục học bài này.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Như vậy, đối với bài tập đọc này, sau khi ôn bài và giới thiệu bài thì giáo viên phải đọc mẫu sau đó tóm tắt nội dung của bài cho học sinh nắm rõ. Sau đó giáo viên hướng dẫn cách đọc cho học sinh, nhắc HS đọc đúng vị trí dấu chấm, dấu phẩy, nghỉ hơi lâu ở cuối đoạn, biết phân biệt giọng ở những đoạn khác nhau. Tiếp sau đó, GV sẽ cho HS đọc nối tiếp câu theo nhóm, GV theo dõi và giúp đỡ HS đọc bài. Sau khi học sinh đã hoàn thành việc đọc nối tiếp câu, giáo viên tiếp tục cho HS đọc nối tiếp đoạn, nhắc nhở HS chú ý giọng đọc, ngắt nghỉ đoạn, câu dài phù hợp. GV sẽ gọi 1-2 HS đọc lại những đoạn khó, rồi tổ chức đọc nối tiếp đoạn một lần nữa dưới sự điều hành của nhóm trưởng. GV mời 2 nhóm thể hiện đọc trước lớp, sau đó mời các học sinh khác nhận xét, bổ sung, GV nhận xét. Ở phần tìm hiểu bài, GV cho HS thảo luận theo nhóm và trả lời
các câu hỏi trong SGK. GV theo dõi các nhóm,những câu hỏi nào HS chưa trả lời được thì các nhóm khác sẽ bổ sung, chia sẻ câu trả lời cho nhóm bạn (đáp án đã được GV kiểm tra). Nếu các nhóm đều chưa có câu trả lời đúng thì GV hướng dẫn, gợi ý để HS tự tìm câu trả lời và trình bày. Sau phần tìm hiểu bài, GV sẽ nêu ra một câu hỏi để HS tự liên hệ với bản thân, thực tế giúp HS có khả năng tự suy nghĩ, đưa ra câu trả lời theo ý kiến của bản thân. Tiếp theo, GV sẽ cho HS đọc lại bài để củng cố lại kỹ năng đọc, sau đó nhận xét.
Giáo án 2: Hội đua voi ở Tây Nguyên I.MỤC TIÊU
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng vị trí dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung : Bài văn kể về ngày hôi đua voi của đồng bào Tây Nguyên thật vui vẻ, thú vị, bổ ích, độc đáo. Thông qua bài nhớ được nét sinh hoạt cộng đồng độc đáo của đông bào dân tộc Tây Nguyên.
- Đọc đúng các từ tiềng khó, hoặc dễ nhầm lẫn : + Man gát, nổi lên, lầm lỳ, nhiệt liệt, phẳng lì.
-Hiểu được các từ ngữ trong bài : Trường đua, chiêng, man gát, cổ vũ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-SGK, tranh minh họa SGK (chiếc chiêng )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Nội dung hoạt động Hình thức tổ chức
Hoạt động 1 : Khởi động - GV tổ chức cho học sinh vận động phụ họa theo bài hát “ Chú voi con ở Bản Đôn” .
- Cô đố các em biết trong bài hát có con vật nào ? - GV nhận xét và đặt câu hỏi :
- Trong lời bài hát tác giả đã nhắc tới con vật nào ?
Hoạt động 2 : Học sinh luyện đọc kết
hợp giải nghĩa từ
- Giới thiệu bài: Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một ngày hội lớn trong đó có những chú voi rất độc đáo và thú vị của đồng bào dân tộc Tây Nguyên qua bài “ Hội đua voi ở Tây Nguyên”.
- Ghi tên bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên” - Gọi 2-3 HS đọc tên bài
- GV đọc mẫu
- Tóm tắt nội dung bài : Bài hội đua voi ở Tây Nguyên tả và kể lại những nét độc đáo trong sinh hoạt của đông bào Tây Nguyên, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.
- GV hướng dẫn cách đọc bài: phải ngắt nghỉ đúng các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Bây giờ các bạn trong nhóm đọc nối tiếp nhau. - Cả lớp đọc nối tiếp câu.
- GV theo dõi học sinh đọc
- Lắng nghe, nhận xét, sửa lỗi.( nếu có)
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn ngắt đoạn ở một số đoạn sau : “Những chú voi chạy đến đích trước tiên / đều ghìm đà / huơ vòi/ chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ / khen ngợi chúng.”
- Cho HS lấy bút chì ghạch - GV gọi một số em đọc lại.
- Hoạt động nhóm đôi đọc nối tiếp đoạn. - Gọi 2-3 nhóm thể hiện trước lớp. - Cả lớp chú ý và nhận xét
Hoạt động 3 : Học sinh tìm hiểu nội dung bài.
Hoạt động 4 : Học sinh luyện đọc lại
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò
- Để cho các em hiểu về nét độc đáo của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Bây giờ chúng ta qua phần tìm hiểu bài.
- Trước khi vào phần tìm hiểu bài, cô mời 1 bạn đọc phần chú giải .
- Nhóm trưởng điều khiển thảo luận các câu hỏi trong SGK.
- GV hướng dẫn nhóm trả lời câu hỏi :
+ Tìm chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua ? + Cuộc đua diễn ra như thế nào ?
+ Voi đua có cử chỉ gì nghỗ nghĩnh, dễ thương ? + Em có cảm nhận gì về hội đua voi ở Tây Nguyên ?
- Nhóm nào không trả lời được thì gọi nhóm khác cứu trợ cho nhóm bạn.Sau khi đã trợ giúp được thi GV kiểm tra lại đáp án. Khi HS không cứu trợ được thì GV giúp đỡ.
- GV nhận xét.
- Để tìm hiểu nội dung chính của bài mời các nhóm thảo luận trong vòng 2 phút.
- Qua bài này giúp cho chúng ta biết được một số lễ hội lớn như : Lễ hội chọi trâu, đua voi….Bài đọc cho các em thấy được vai trò của lễ hội đua voi. - Gọi 3-4 HS đọc lại bài.
- Gọi 2-3 HS thi đọc diễn cảm.
Như vậy, đối với bài tập đọc này, sau phần ôn bài và giới thiệu bài, thì GV sẽ đọc mẫu nhằm giới thiệu, gây xúc cảm, tạo hứng thú và tâm thế đọc cho HS. GV tóm tắt bài, giúp HS nắm được nội dung chính của bài. Sau đó GV hướng dẫn cách đọc bài, phải ngắt nghỉ đúng các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Tiếp theo, GV sẽ tổ chức đọc nối tiếp câu cho cả lớp, GV theo dõi học sinh đọc,lắng nghe, nhận xét, sửa lỗi (nếu có). GV hướng dẫn HS đọc đoạn ngắt đoạn ở một số đoạn dài (có thể cho HS lấy bút chì ghạch). Sau đó GV gọi một số em đọc lại câu cho chính xác. GV cho HS hoạt động nhóm đôi đọc nối tiếp đoạn, gọi 2-3 nhóm thể hiện trước lớp, GV yêu cầu lớp chú ý và nhận xét rồi GV nhận xét. Trước khi tìm hiểu bài, GV sẽ gọi HS đọc chú giải, giúp các em đọc và hiểu nghĩa những từ khó trong bài. Khi tìm hiểu bài, GV cho HS hoạt động theo nhóm và trả lời những câu hỏi trong SGK dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm, nhóm nào không trả lời được thì gọi nhóm khác cứu trợ cho nhóm bạn. Sau khi đã trợ giúp được thi GV kiểm tra lại đáp án. Khi HS không cứu trợ được thì GV giúp đỡ. Sau đó, GV sẽ nêu ra 1 câu hỏi để HS tự liên hệ thực tế. Tiếp đến, GV gọi một số học sinh đọc lại bài, và thi đọc diễn cảm. GV nhận xét.
Giáo án 3: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử I. MỤC TIÊU
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ
- Hiểu nội dung ý nghĩa: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân với nước. nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên Sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó .
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
- SGK , phiếu học tập , lá thăm dùng trong hoạt động 1 và 4
NỘI DUNG CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Hoạt động 1 : Khởi động
- Cho HS đọc bài “ Hội đua voi ở Tây Nguyên “ .
* Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2 :Luyện đọc
a. Mục tiêu: HS đọc đúng, rõ ràng
bài tập đọc.
b. ND cần tìm hiểu : HS luyện đọc
từng câu, đoạn, cả bài tập đọc.
- Trưởng ban tự quản điều hành lớp . Tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp bài.
- GV theo dõi, sửa sai (nếu có) và đưa ra nhận xét.
- GV cho HS bình chọn nhóm đọc hay nhất, tuyên dương các nhóm.
- GV: Hôm nay cô và cả lớp sẽ cùng nhau học qua bài mới để tìm hiểu thêm 1 lễ hội ở nước ta hiện nay tại vùng bờ bãi sông Hồng vào mùa xuân hằng năm.
- GV đọc mẫu 1 lần
- Hướng dẫn cách đọc: bài này đọc với giọng từ tốn, trang nghiêm, để thể lòng biết ơn của người dân đối với Chử Đồng Tử - Cần nhấn giọng ở các từ ngữ: Hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa, nằm xuống, bớt cát để thể hiện sự lo lắng, bàng hoàng của nhân vật.
- GV giao phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trong nhóm luyện đọc theo quy trình:
+ Đọc cá nhân: luyện đọc cả bài
+ Đọc trong nhóm: Dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng.
- Nhận xét và sửa sai cho bạn ( nếu có) kết hợp giải nghĩa từ khó ở cuối bài.
- GV theo dõi giúp đỡ, uốn nắn cho HS sửa sai (nếu có)
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi trong SGK. Nắm được nội dung bài học.
b. Nội dung cần tìm hiểu: Các câu hỏi trong SGK , từ đó rút ra được nội dung bài học.
- Nội dung: Ca ngợi Chử Đồng Tử là người con có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân với nước. Hàng năm vào mùa xuân nhân dân nhiều vùng ven sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để thể hiện lòng biết ơn và kính yêu ông. - Liên hệ bản thân
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm, thi đọc hay.
đọc rất tốt và để biết được bài này nói lên điều gì cô và các em sẽ cùng tìm hiểu qua hoạt động 3.
+ Trước khi qua hoạt động 3. Cô mời 1 nhóm đứng dậy đọc cho cả lớp nghe 1 lần. - GV và HS nhận xét nhóm bạn đọc. Qua hoạt động tiếp theo.
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi ở SGK dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. - GV giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trong nhóm tìm hiểu bài theo quy trình:
+ Làm việc cá nhân: Tự trả lời các câu hỏi + Thảo luận trong nhóm để kiểm tra kết quả. + Nhóm trưởng nêu lần lượt các câu hỏi để các bạn trong nhóm nêu câu trả lời trước nhóm, cả nhóm nhận xét, sửa sai ( nếu có) và chốt câu trả lời đúng.
- GV gọi đại diện 2 nhóm trả lời câu hỏi số 1 và 4 trong SGK. Theo dõi nhận xét câu trả lời của HS.
- Gọi 1 đến 2 em nêu lại nội dung bài học. + GV nhận xét và nhắc lại.
- GV: Qua những việc làm của Chử Đồng Tử, các em nghĩ bản thân cần phải làm gì để