4. Kết cấu của đề tài
2.1.2. Bảo hiểm y tế toàn dân
Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội quan trọng trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội ở nước ta. Ở tỉnh Vĩnh Long, đề án hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân đến năm 2014 đã được xây dựng và triển khai sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên tính đến nay, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế vẫn còn khiêm tốn. Để thực hiện tốt mục tiêu này thì cần có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả hơn.
Bảo hiểm y tế là chính sách thể hiện tinh thần cộng đồng, trách nhiệm “mình vì mọi người” trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Nhiều người dân đã nhận thức được tham gia bảo hiểm y tế là việc cần thiết, bởi từ chính sách bảo hiểm y tế, nhiều người đã có đủ chi phí điều trị khi chẳng may mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo mà cá nhân, hộ gia đình không thể tự trang trải.
Những năm gần đây, đối tượng người có thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện và bắt buộc ngày nhiều hơn. Đặc biệt khi chương trình cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, hỗ trợ một phần đóng bảo hiểm y tế cho người cận nghèo, học sinh, sinh viên được triển khai, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tăng đáng kể.
Vấn đề cốt lõi nhất đặt ra hiện nay vẫn là người dân chưa thấy hết tầm quan trọng của bảo hiểm y tế. Người tham gia bảo hiểm chưa mang ý thức chia sẻ vì cộng đồng. Để người dân hiểu đúng giá trị của bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tỉnh đã tăng cường củng cố hệ thống đại lý bảo hiểm y tế cơ sở, tổ chức nhiều đợt tập huấn cho nhân viên về kỹ năng tuyên truyền để phát huy hiệu quả trong vận động.
Thực tế, nơi nào các đại lý bảo hiểm hoạt động hiệu quả thì nơi đó, người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ cao. Cụ thể như ở huyện Trà Ôn, dù là một huyện vùng sâu, lại có đông đồng bào Khmer nhưng độ bao phủ của bảo hiểm y tế chỉ xếp sau thành phố Vĩnh Long. Ở địa phương này, các đại lý bảo hiểm y tế đã kết hợp chặt chẽ với ban nhân dân các khu, ấp và tổ nhân dân tự quản để tuyên truyền vận động đến tận các hộ gia đình. Từ đó, người dân đã hiểu được lợi ích và tính cộng đồng san sẻ của bảo hiểm y tế mà nhiệt tình tham gia.
Hiện nay, ở huyện Trà Ôn đã xây dựng được 38 đại lý bảo hiểm y tế và tất cả các khu, ấp đều có cộng tác viên. Để các đại lý hoạt động hiệu quả, bảo hiểm xã hội huyện kết hợp chặt chẽ với địa phương lựa chọn đối tượng phù hợp, tâm huyết với ngành và có uy tín đối với nhân dân địa phương. Bảo hiểm xã hội huyện cử cán bộ chuyên trách thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn để đại lý hoạt động hiệu quả. Hiện nay, tỷ lệ bao phủ của bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện là 62,56%. Từ tháng 5/2012, dù mức đóng bảo hiểm y tế có tăng lên nhưng tỷ lệ người tham gia vẫn tăng.
Từ bảo hiểm y tế tự nguyện sang bắt buộc là bước chuyển căn bản, Nhà nước có những chính sách hỗ trợ một phần hoặc cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho các đối tượng khó khăn theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện để người dân trong cả nước được chăm sóc sức khỏe tốt nhất mà không phải lo lắng nhiều về vấn đề sức khỏe cũng như nguồn tài chính trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế.
Đầu năm 2012, nông dân cũng là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và đối với những trường hợp có mức sống trung bình sẽ được hỗ trợ 30%. Đây là điều kiện thuận lợi để góp phần thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Thực hiện chủ trương này, hội nông dân tỉnh cũng đã phối hợp với các ngành chức năng xây dựng tiêu chí để xác định đối tượng nông dân và nông dân có mức sống trung bình để cơ quan bảo hiểm xã hội có cơ sở thực hiện chính sách bảo hiểm y tế theo luật định. Riêng các cấp hội nông dân cũng đẩy mạnh tuyên truyền để hội viên và gia đình hiểu ý nghĩa của chính sách bảo hiểm y tế và tích cực tham gia.
Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế chưa cao, một phần cũng là do đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thấp. Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2011. Toàn tỉnh có 1.299 doanh nghiệp với hơn 25.900 lao động nhưng chỉ có hơn 7.700 công nhân lao động được mua bảo hiểm y tế.
Tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân thì đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm và cần có biện pháp giải quyết . Vì vậy, tổ thu nợ bảo hiểm đã được thành lập từ tỉnh đến các huyện, thành phố. Tổ thu nợ đã kiểm tra, giám sát, nắm tình hình thực tế, phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về chính sách bảo hiểm đối với chủ sử dụng lao động, có thông báo định kỳ cho các đơn vị còn nợ bảo hiểm y tế, yêu cầu các doanh nghiệp chấp hành theo luật định. Đối với những đơn vị cố tình không chấp hành thì có biện pháp
xử lý, đồng thời tiến hành rà soát, khoanh nợ đối với những đơn vị không còn khả năng chi trả. Và tỉnh cũng sẽ có biện pháp kiên quyết xử lý đối với những đơn vị cố tình không thực hiện bảo hiểm y tế cho người lao động.
Công tác chăm sóc sức khoẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở các cơ sở y tế là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến người tham gia bảo hiểm. Để tạo được niềm tin cho các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế các cơ sở tham gia khám chữa cần tăng cường đầu tư trang thiết bị y tế, nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn và y đức cho cán bộ, nhân viên y tế. Từ đó, bảo đảm quyền lợi khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế, tránh lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế. Đồng thời, các cơ sở Khám chữa bệnh cần thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát những kiến nghị của người dân để tạo giải pháp đồng bộ.
Thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành. Các địa phương cũng cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” cho nhân dân. Bên cạnh đó, cần khảo sát thực trạng số người chưa tham gia bảo hiểm y tế, từ đó chủ động xây dựng kế hoạch để tăng nhanh diện bao phủ người tham gia bảo hiểm y tế, gắn chặt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, địa phương với bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu thực hiện được lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân vào cuối năm 2014.
2.1.3. Các hình thức tổ chức thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Vĩnh Long
Ở Vĩnh Long từ năm 2000, đã bắt đầu áp dụng chế độ khám chữa bệnh miễn phí, ngân sách hoạt động của cơ sở y tế tỉnh do Nhà nước cấp. Tuy nhiên vào thời gian này do khủng hoảng kinh tế nên ngân sách Nhà nước không có đủ để cấp cho ngành y tế nên dẫn đến những khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân đối với hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước nói chung và đối với Vĩnh Long nói riêng. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới với các chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Chính sách giảm viện phí, bảo hiểm y tế và cho phép hành nghề y dược tư nhân đã góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách và tăng nguồn lực cho hệ thống y tế Nhà nước. Từ những chính sách đó mà nguồn kinh phí cấp cho ngành y tế để thực hiện chăm sóc sức khỏe nhân dân đã có sự thay đổi, chi phí y tế từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách nhà nước cấp, thu
một phần viện phí, tài trợ của các tổ chức xã hội, phi chính phủ, bảo hiểm y tế. Để đảm bảo công bằng trong khám chữa bệnh cho người nghèo, Nhà nước đã có những chính sách nhằm tạo nguồn lực và phân phối nguồn lực để phục vụ tốt hơn cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người nghèo. Trong tất cả các hình thức về khám chữa bệnh, miễn giảm viện phí cho người nghèo thì hình thức cấp thẻ bảo hiểm là hình thức thiết thực và hiệu quả nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết cũng như nguyện vọng được khám chữa bệnh tốt nhất của nhân dân, đặc biệt là người nghèo.