Giải pháp về Marketing

Một phần của tài liệu Sản xuất – tác nghiệp quản trị chất lượng (Trang 47)

6.4.1 Giải pháp về sản phẩm

− Đối với các sản phẩm đã được người tiêu dùng nhiều nước ưa chuộng, công ty cũng phải chú ý cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm nhằm tạo sự hấp dẫn mới cho sản phẩm.

− Bên cạnh đó công ty cũng phải chú ý phát triển nhiều loại sản phẩm giá trị gia tăng hơn để tạo ra lợi thế cạnh tranh mới, làm đòn bẩy để thâm nhập mạnh thị trường xuất khẩu, bởi vì sản phẩm đã qua chế biến được người tiêu dùng đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển ưa chuộng hơn, không phải tốn thời gian cho việc nấu nướng, sản phẩm chế biến lại không gặp phải sự cạnh tranh gay gắt mà lợi nhuận lại cao hơn so với mặt hàng cá fillet, cá nguyên con. Và một điều rất quan trọng là sản phẩm chế biến không chịu thuế chống phá giá ở thị trường Mỹ, thị trường hiện tại chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.

− Một vấn đề cũng rất quan trọng là mẫu mã, bao bì sản phẩm, cùng một loại sản phẩm do nhiều công ty sản xuất, có chất lượng và giá cả tương tư nhau thì chắc chắn sản phẩm nào có bao bì mẫu mã bắt mắt hơn sẽ gây được ấn tượng hơn cho người tiêu dùng. Trên bao bì sản phẩm phải có đủ các thông tin về cách sử dụng sản phẩm, thành phần các chất trong sản phẩm...có thể sử dụng ngôn ngữ của nước nhập khẩu để tạo sự thân thiện hơn cho người tiêu dùng. Chất liệu sử dụng để làm bao bì ngày nay cũng được các nước rất coi trọng, do đó công ty nên sử dụng các bao bì dễ phân hủy, không gây tổn hại môi trường, như thế sẽ được khách hàng và người tiêu dùng đánh giá cao hơn.

6.4.2 Giải pháp về giá

− Vì mới thành lập hơn 1 năm nên thương hiệu QVD Đồng Tháp chưa được nhiều người tiêu dùng các nước biết đến. Do đó công ty định giá sản phẩm ở mức trung bình phù hợp với thu nhập của đa số người tiêu dùng như thế họ sẽ dễ chấp nhận hơn.

− Với chiến lược định giá ở mức trung bình, để đảm bảo có được lợi nhuận, công ty cần có những biện pháp giảm chi phí sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra như: nâng cao trình độ của đội ngũ công nhân để giảm hao hụt trong các khâu chế biến, tận dụng những phụ phẩm trong chế biến để làm ra những sản phẩm chế biến khác, ký hợp đồng chặt chẽ với ngư dân và các hợp tác xã, dù giá trị trường nguyên liệu có biến động giảm hay tăng cũng phải giữ mức giá đã ký kết trong hợp đồng.

− Khi thâm nhập các thị trường xuất khẩu khác nhau thì công ty cũng phải có mức giá linh hoạt, phù hợp với từng thị trường, chẳng hạn thị trường Mỹ, Nhật, EU công ty có thể chọn chiến lược định giá cao, các thị trường khác có thể định giá trung bình, có thể có sự chênh lệch đôi chút tùy theo thị trường. Như thế vừa đảm bảo lợi nhuận cho công ty, vừa giúp công ty thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường đạt hiệu quả hơn.

6.4.3 Giải pháp về phân phối

− Mở công ty con ở các thị trường trọng điểm để phân phối sản phẩm giảm bớt sức ép của các nhà phân phối, đồng thời giúp công ty kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường.

Có kế hoạch tham gia các hội chợ triễn lãm chuyên về thủy sản ở các nước xuất khẩu chủ yếu của công ty để có cơ hội tìm kiếm thêm nhiều khách hàng và nhà phân phối mới có uy tín.

− Tăng cường đầu tư cho hoạt động bán hàng qua mạng, đây là hình thức tiếp cận sản phẩm ngày càng được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng, không phải mất nhiều thời gian, tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm thuận tiện hơn.

− Mở rộng hệ thống phân phối, đa dạng hóa các kênh phân phối thông qua các siêu thị, nhà hàng, bếp ăn, các cửa hàng...để tiếp cận nhiều hơn các đối tượng khách hàng và người tiêu dùng.

− Ký hợp đồng lâu dài với các nhà phân phối, khách hàng lớn, có uy tín để giảm khả năng nhà phân phối chuyển sang tìm nhà cung cấp khác vì có quá nhiều công ty có khả năng cung cấp cùng loại sản phẩm và họ cũng sẵn sàng giảm giá để tranh giành nhà phân phối.

− Có chính sách hỗ trợ đối với các nhà hàng, cửa hàng...như cấp tín dụng, thưởng thêm để họ nhiệt tình hơn trong việc giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng.

6.4.4 Giải pháp về chiêu thị

− Tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước để tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế, cần chú ý tổ chức gian hàng tạo ấn tượng, giới thiệu về sản phẩm chủ lực, mời khách hàng dùng thử sản phẩm, chủ động thiết lập quan hệ nhằm tìm kiếm các đối tác trong hội chợ. Tổ chức khuyến mãi tại các hội chợ với những quà tặng có giá trị và mang nét đặc trưng của nước Việt Nam và hình ảnh công ty để tạo sự thú vị và gây ấn tượng cho khách hàng.

− Tại các thị trường trọng điểm, tổ chức quảng cáo sản phẩm thông qua các tạp chí thủy sản, có thể treo các bảng quảng cáo sản phẩm của công ty tại các cửa hàng, nhà hàng nhằm tạo sự chú ý cho nguời tiêu dùng.

− Khai thác tối đa ưu điểm của quảng cáo trên mạng, tổ chức lại trang web một cách khoa học nhằm tạo ấn tượng cho nguời truy cập, xây dựng phiên bản tiếng Việt cho trang web hiện tại của QVD Đồng Tháp để tạo sự chú ý hơn cho người tiêu dùng nội địa và những nhà phân phối, khách hàng là người Việt Nam ở nước ngoài. Có thể đăng tin trên các trang web www.vasep.com.vn,

− Phát huy vai trò tích cực của các công ty con thông qua các hoạt động thu thập thông tin về thị trường, khách hàng, hỗ trợ kịp thời và hiệu quả cho khách hàng và nhà phân phối tại thị trường mà công ty đặc trụ sở.

− Thuê chuyên gia trong nước có kinh nghiệm và chuyên gia tại thị trường mà công ty muốn xâm nhập, phát triển để tư vấn về những phương pháp thâm nhập thị trường một cách hiệu quả.

Tuy hiện tại chưa phát triển thị trường nội địa nhưng công ty cũng phải chú ý tham gia các hoạt động tuyên truyền, tài trợ trong nước như tài trợ học bổng cho sinh viên nghèo, ủng hộ quỹ vì người nghèo...

6.5 Giải pháp về tài chính - kế toán

− Phần lớn nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh hiện nay là vốn tự có của công ty, chưa huy động nhiều nguồn vốn từ bên ngoài. Do vậy để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh trong thời gian sắp tới, công ty cần phát huy khả năng huy động vốn từ các kênh ngân hàng, quỹ tín dụng, phát hành trái phiếu...tuy vậy công ty cũng chú ý huy động ở mức độ hợp lý, tránh để phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài.

− Khả năng thanh toán nhanh của QVD Đồng Tháp khá cao so với các công ty khác trong ngành, điều này cho thấy tài sản lưu động mà công ty duy trì là khá cao, rõ ràng chi phí cho việc duy trì này là không nhỏ. Thay vì thanh toán ngay như hiện nay, QVD Đồng Tháp có thể áp dụng chính sách mua trả chậm một phần đối với một số nhà cung cấp để giảm bớt chi phí vay phải trả cho ngân hàng.

− Thực hiện khoán chi phí cho các bộ phận, mà trước mắt là bộ phận thu mua nguyên liệu để tăng tính linh hoạt cho việc sử dụng hợp lý các chi phí, có chính sách khen thưởng hợp lý khi họ sử dụng những khoản chi thấp hơn định mức khoán.

− Có chính sách hỗ trợ tín dụng cho các nhà phân phối như: cho hưởng chiết khấu hợp lý dựa trên thời hạn thanh toán của họ, trường hợp nhà phân phối gặp khó khăn có thể cho họ thêm thời gian để có điều kiện thanh toán đủ cho công ty.

6.6 Giải pháp về nhân sự

− Nâng cao về trình độ nguồn nhân lực vì hiện tại tỉ lệ lao động có trình độ cao so với tổng số lao động của công ty còn thấp. Có thể gửi lao động trong hiện tại trong công ty đi đào tạo thêm hoặc tuyển mới là lao động từ bên ngoài. Ưu tiên tuyển lao động cho các bộ phận nhân sự, marketing, kinh doanh xuất nhập khẩu.

− Có kế hoạch đào tạo nhân viên để có thể nắm bắt tốt các cơ hội ngay khi thị trường có nhu cầu, tránh tình trạng khi thị trường có nhu cầu thì mới bắt đầu đưa đi đào tạo như một số công ty trong ngành đã gặp phải.

− Cần có những chính sách lương bổng, đãi ngộ thích hợp để giữ chân các nhân viên giỏi của công ty, đồng thời thu hút nhân viên giỏi từ bên ngoài về cho công ty, có như thế mới đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực cho việc mở rộng quy mô.

− Gắn thu nhập với kết quả lao động của nhân viên, thực hiện khen thưởng vượt chỉ tiêu, nhất là đối với phòng kinh doanh và phòng marketig để kích thích sự nỗ lực tối đa của họ.

Tạo điều kiện cho công nhân có thể hưởng thụ đầy đủ đời sống tinh thần và vật chất bằng các hoạt như phối hợp với chính quyền xây dựng nhà ở cho công nhân, tổ chức các buổi văn nghệ, giao lưu cho công nhân trong công ty, thông qua đó phát động các phong trào đoàn kết, thi đua như thế sẽ được công nhân trong toàn công ty hưởng ứng tích cực hơn.

CHƯƠNG: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

KIẾN NGHỊ

- Đề nghị Bộ thủy sản phối hợp với các tỉnh tiến hành khảo sát và quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung để tránh tình trạng khủng hoảng nguyên liệu, gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp và ngư dân.

- Tăng cường quản lý nhà nước đối với ngành thủy sản, phát huy vai trò của chính quyền địa phương trong việc gắn kết giữa doanh nghiệp, ngân hàng và ngư dân, trên cơ sở kiểm soát về sản lượng nuôi của từng ngư dân, chính quyền đề nghị các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp, ngư dân vay vốn.

- Phát huy vai trò của các hiệp hội trong việc giúp các doanh nghiệp ngồi lại với nhau để có tiếng nói chung trong vấn đề giá cả, nhãn hiệu nhằm tạo sức mạnh đủ sức chi phối các nhà phân phối và khách hàng.

- Bộ thủy sản phối hợp với bộ thương mại và các hiệp hội thủy sản nhanh chóng xây dựng hệ thống thông tin về thị trường thủy sản để các doanh nghiệp có đủ cơ sở trong các quyết định kinh doanh của mình. Đồng thời tiếp tục hỗ trợ cho các doanh

nghiệp về thủ tục và kinh phí tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế để doanh nghiệp có nhiều cơ hội quảng bá sản phẩm.

KẾT LUẬN

Hội nhập và cạnh tranh là xu thế tất yếu mà bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải chấp nhận, trong bối cảnh kinh tế thị trường như hiện nay, không ai khác hơn các nhà doanh nghiệp chính là những người “đứng mũi chịu sào” lèo lái con

thuyền kinh tế của đất nước. Đối với ngành thủy sản ngành xuất khẩu mũi nhọn thì vai trò của các doanh nghiệp thủy sản lại càng có ý nghĩa quan trọng, doanh nghiệp có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào tính đúng đắn của các chiến lược mà doanh nghiệp lựa chọn, đặc biệt là trong tình hình biến động phức tạp của ngành trong thời gian qua. Là một công ty mới gia nhập ngành nên QVD Đồng Tháp cần phải có nhiều sự nỗ lực để có thể bắt kịp những doanh nghiệp đi trước, trước mắt là ưu tiên xây dựng hệ thống phân phối, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, phát triển thêm những thị trường mới...thông qua 4 chiến lược : thâm nhập thị trường xuất khẩu, phát triển thị trường xuất khẩu, kết hợp xuôi về phía trước, kết hợp ngược về phía sau để làm đòn bẩy cho sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai, góp phần làm nên sự thịnh vượng chung của ngành thủy sản và nền kinh tế đất nước.

Phụ Lục 1

QVD Đồng Tháp L ậ p kế hoạ c h s ả n xuấ t T hực hi ệ n s ả n xuấ t L ưu hồ s ơ T i ế p nhậ n hợ p đồng X K P hâ n t í c h H Đ , đối c hi ế u hà ng t ồn kho

Phụ L

ục 2

Phụ L

Thị trường nguyên liệu cá tra, basa

Đến hết năm 2005, cả nước đã có 439 cơ sở chế biến, trong đó có 320 cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu với công suất cấp đông gần 4.300 tấn/ngày (tăng 42% so với năm trước). Đa số các cơ sở này đạt trình độ công nghệ tiên tiến của các nước trong khu vực. Số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn trong danh sách 1 xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU là 171, tăng thêm 12%. Số doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ (áp dụng HACCP) là 300, vào thị trường Trung Quốc là 295 và thị trường Hàn Quốc là 251doanh nghiệp. Trước sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến, nhu cầu về nguyên liệu cũng tăng lên nhanh chóng, tạo đầu ra thuận lợi cho người đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Chỉ tính con cá tra, cá basa ở đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng năm 2005 ước đạt gần 500.000 tấn, tăng hơn 60% so với năm trước và gấp 5 lần sản lượng của các năm trước 2004. Sự gia tăng đột biến này đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về quản lý chất lượng. Nhiều doanh nghiệp bị trả hàng về khi các nước nhập khẩu đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Giá cá nguyên liệu vì thế cũng giảm mạnh. Ngoài ra, do phát triển quá nhanh mà cơ sở hạ tầng cũng như các yếu tố môi trường, kỹ thuật không đảm bảo khiến tỷ lệ hao hụt lớn, nhiều người nuôi cá ở đồng bằng sông Cửu Long có lãi rất thấp. Chính vì vậy, một số người nuôi cá đã chuyển đổi ngành nghề hoặc nuôi con khác. Đến đầu năm 2006, sản lượng cá tra, cá basa ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… đang giảm 20-30%.

Phụ L

ục 4

Một vài chính sách hỗ trợ của Nhà nước

− Chọn ngành sản xuất, chế biến cá tra, cá basa là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chọn cá tra, basa là mặt hàng trọng điểm của chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2005.

− Hỗ trợ vốn, cung cấp tín dụng ngắn hạn với lãi suất ưu đãi thông qua các ngân hàng, quỹ tín dụng, đây là việc rất quan trọng trong tình hình khát vốn chung của các doanh nghiệp Việt Nam.

− Có kế hoạch hành động “Chất lượng và Thương hiệu cá tra, cá basa 2005 – 2010” để định hướng sản xuất và chế biến cá tra, basa phù hợp với thị trường trong và ngoài nước, giúp ngành có được sự phát triển bền vững.

− Hỗ trợ thuế: áp dụng mức thuế suất 0% khi xuất khẩu thủy sản cho tất cả các doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.QVD Đồng Tháp, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2005.

2.QVD Đồng Tháp, Kế hoạch sản xuất và kinh doanh năm 2006.

3.Huỳnh Phú Thịnh, 2005. Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty AGIFISH, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

4.Phạm Ngọa Long, 2003. Giải pháp kinh tế tài chính để giữ vững và gia tăng khả năng xuất khẩu cá Basa Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

5.Lâm Thị Như Nguyệt, 2004. Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh cho Xí

Một phần của tài liệu Sản xuất – tác nghiệp quản trị chất lượng (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)