Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Sản xuất – tác nghiệp quản trị chất lượng (Trang 30)

4.3.1 Ảnh hưởng kinh tế

Trong 5 năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định, là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, đặc biệt là năm 2005, kinh tế nước ta tăng trưởng 8,4%, đây là tốc độ tăng nhanh nhất trong vòng 9 năm qua. Nhiều dự án đầu tư nước ngoài có giá trị lớn vào Việt Nam nâng tổng FDI năm 2005 đạt trên 4,5tỉ USD, đây là khởi đầu cho sự tăng trưởng ổn định cho kinh tế Việt Nam những năm tiếp theo, là điều kiện để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

Kinh tế thế giới cũng có sự hồi phục nhanh chóng và tăng trưởng mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á. Mặc dù những năm gần đây giá xăng dầu, sắt thép tăng cao nhưng chính phủ các nước cũng có nhiều giải pháp bình ổn giá, hạn chế lạm phát, ổn định tỉ giá các đồng tiền đặc biệt là sự tăng lên về tỉ giá của các đồng tiền mạnh như USD, EURO so với VND làm cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập thị trường nước ngoài dễ dàng hơn. Chính điều này đã tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản.

Bên cạnh những thuận lợi thì cũng còn không ít khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản. Đó là các rào cản thương mại của các nước ngày càng tinh vi hơn, sự cạnh tranh không lành mạnh về giá dẫn đến giá cá xuất khẩu giảm mạnh...Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng giải quyết nếu muốn thâm nhập mạnh hơn thị trường các nước.

4.3.2 Ảnh hưởng văn hóa - xã hội - nhân khẩu

Thu nhập của người Việt Nam ngày càng nâng cao, năm 2005 thu nhập bình quân đầu người đã đạt 640 USD, người dân Việt Nam lại có tỉ lệ chi tiêu so với thu nhập cao nhất Đông Nam Á. Thu nhập được nâng cao thì họ có khuynh hướng sử dụng các thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhiều hơn, và thực phẩm có nguồn gốc từ thủy sản là sự lựa chọn ưu tiên của họ.

Đời sống công nghiệp ngày càng thâm nhập vào nhiều đối tượng người dân Việt Nam, họ giành nhiều thời gian cho công việc, giải trí... không còn thời gian để đi chợ nấu nướng. Nhận thức về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm của người dân ngày càng cao. Vì vậy họ có xu hướng sử dụng những sản phẩm chế biến sẵn của các công ty nhiều hơn. Sự

Sự khác biệt văn hóa ẩm thực về khẩu vị của các vùng miền Bắc, Trung, Nam và sự khác biệt về thị hiếu tiêu dùng giữa thành thị với nông thôn yêu cầu các doanh nghiệp phải biết cách làm thõa mãn từng đối tượng tiêu dùng cụ thể.

Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, xu hướng sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ thủy sản cũng tăng lên để giảm cholesteron, tránh nguy cơ béo phì, và hấp thụ nhiều omega-3 (DHA). Sự mới lạ, bổ dưỡng của các sản phẩm từ cá da trơn Việt Nam là sự thu hút rất lớn đối với họ, đặc biệt là thị trường EU.

4.3.3 Ảnh hưởng địa lý và điều kiện tự nhiên

Với ưu thế của 1 vùng sông nước, Đồng Tháp nói riêng và ĐBSCL nói chung có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho ngành sản xuất chế biến cá tra, basa. Con cá nuôi ở vùng này lớn nhanh, thịt săn chắc, thơm ngon hơn cá được nuôi ở Mỹ, vì thế rất được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng. Sông ngòi chằng chịt cũng là lợi thế cho việc vận chuyển cá, làm giảm chi phí vận chuyển, góp phần hạ giá thành sản phẩm.

Tuy nhiên không thể không nói đến ảnh hưởng của lũ đối với nghề nuôi cá trong vùng. Vào mùa lũ, mực nước tăng đột ngột, mang theo nhiều phù sa và khi nước rút nguồn nước từ đồng ruộng, kênh rạch đổ ra mang theo những chất độc và thuốc sâu có thể làm cho cá chậm lớn hoặc hao hụt.

4.3.4 Ảnh hưởng của thể chế

Sự ổn định chính trị , mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế... chính là sự đảm bảo cho hoạt động ổn định của các doanh nghiệp.

Do được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia nên ngành chế biến và xuất khẩu cá tra, basa được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước, đặc biệt là sự hỗ trợ kịp thời về vốn của các ngân hàng. Tuy vậy vẫn còn nhiều vấn đề gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, nhất là các vấn đề về thủ tục hành chính. Gần đây việc triển khai thí điểm hải quan điện tử ở một số tỉnh thành đã phát huy hiệu quả tích cực, nếu mô hình này được áp dụng trên toàn quốc giảm đi rất nhiều phiền hà cho doanh nghiệp.

Những năm qua các hiệp hội thủy sản ở Việt Nam đặc biệt là VASEP, AFA (Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang) có nhiều sự hỗ trợ cho doanh nghiệp, đáng chú ý nhất là giúp các doanh nghiệp ngồi lại với nhau, tìm tiếng nói chung cho vấn đề giá cả, khắc phục tình trạng chiến tranh giá xảy ra trong những năm qua.

Ở các nước nhập khẩu, các rào cản thương mại vẫn là vấn đề gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Các nước có nhiều chính sách để bảo hộ nền sản xuất trong nước, vụ kiện chống phá giá cá tra, basa của Mỹ đối với sản phẩm của Việt Nam là một điễn hình, và gần như là khi bị kiện thì chắc chắn bị xử thua. Các nước cũng liên tục dựng lên những rào cản vệ sinh an toàn thực phẩm mới, làm cho nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam bị trả lại hoặc bị tiêu hủy, ảnh hưởng xấu đến uy tín chất lượng của hàng Việt Nam.

Luật pháp ở các nước nhập khẩu cũng là một vấn đề các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xâm nhập thị trường một nước nào đó. Qua vụ kiện chống phá giá cho thấy sự nắm bắt các luật lệ quốc tế của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, để tránh khỏi nguy cơ và tình trạng bị động khi bị kiện cáo, làm phát sinh nhiều khoản chi phí lớn, các doanh nghiệp phải nhanh chóng trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết về luật pháp quốc tế.

4.3.5 Ảnh hưởng của khoa học - công nghệ

Khoa học công nghệ phục vụ cho ngành ngày càng phát triển mạnh mẽ. Không chỉ có những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật... mà cả Việt Nam cũng bắt đầu có khả năng sản xuất các máy móc thiết bị có giá thành rẻ hơn mà chất lượng lại tương đương các thiết bị ngoại nhập như: thiết bị sản xuất đá tuyết của Viện cơ học ứng dụng TP Hồ Chí Minh, hệ thống xử lý nước thải củaCông ty TNHH Kỹ thuật điện - Tự động hóa A&E. Yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp phải luôn chú ý đến việc thay đổi công nghệ thì mới đảm bảo được khả năng cạnh tranh lâu dài.

Thành tựu nổi bật của các nhà khoa học Việt Nam là đã hợp tác với các nhà khoa học Pháp sản xuất thành công cá tra, basa nhân tạo, giúp cho nghề nuôi cá da trơn ở Việt Nam chủ động được con giống. Điều này đã mở ra triển vọng to lớn về một ngành công nghiệp sản xuất cá da trơn ở Việt Nam với quy mô trên 1 triệu tấn/năm

Bảng 4.6: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của QVD Đồng Tháp Số

TT Các yếu tố bên ngoài

Mức quan trọng Phân loại Điểm quan trọng

1 Nhà nước có chính sách ưu đãi và sự hỗ trợ

tích cực của các hiệp hội 0,09 4 0 , 36

2 ĐBSCL có điều kiện thuận lợi cho nuôi cá da

trơn 0,12 4 0 , 48

3 Nhu cầu thủy sản trên thế giới tăng 0,13 3 0 , 39 4 Tiềm năng của các thị trường xuất khẩu còn

rất lớn 0,12 3 0 , 36

5 Khoa học công nghệ phục vụ cho ngành đang

phát triển mạnh 0,12 3 0 , 36

6 Thị trường nguyên liệu chưa ổn định 0,08 2 0 , 16

7 Cạnh tranh không lành mạnh về giá 0,06 2 0 , 12

8 Các rào cản thương mại ngày càng cao 0,09 2 0 , 18 9 Doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt chưa tốt luật

lệ kinh doanh quốc tế 0,07 2 0 , 14

10 Nhiều đối thủ mới xâm nhập ngành, áp lực

cạnh tranh cao 0,07 2 0 , 14

11 Nguồn nhân lực trình độ cao đang thiếu hụt 0,05 1 0 , 05

Tổng cộng 1 2 , 74

Số điểm quan trọng là 2,74 cho thấy QVD Đồng Tháp có khả năng phản ứng khá tốt với các cơ hội và đe dọa bên ngoài. Tuy nhiên, để xây dựng một chiến lược thật có hiệu quả, QVD Đồng Tháp cần chú ý đến những yếu tố: các rào cản thương mại, trình độ của nguồn nhân lực...Những yếu tố này có khả năng ảnh hưởng đến thành công của công ty trong tương lai.

CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY QVD ĐỒNG THÁP

Chương 5: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY QVD ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

5.1 Xây dựng các mục tiêu chiến lược 5.1.1 Căn cứ đề ra mục tiêu 5.1.1 Căn cứ đề ra mục tiêu

Xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, Bộ Thủy sản đề ra mục tiêu của là đến năm 2010, tổng sản lượng nuôi thủy sản cả nước đạt trên 1 triệu tấn. Để thực hiện được mục tiêu này, nhà nước đã có chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển ngành như: cung cấp vốn với lãi suất ưu đãi cho ngư dân và doanh nghiệp, giảm thuế xuất khẩu...Về phía tỉnh Đồng Tháp cũng đã xác định thủy sản là ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh trong hiện tại và những năm tới nên cũng có nhiều chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ kỹ thuật cho ngư dân, ưu tiên cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản và thức ăn thủy sản vào khu công nghiệp Sa Đéc, tổ chức đào tạo tay nghề cho công nhân cho ngành chế biến thủy sản ở trường dạy nghề Đồng Tháp...

QVD Đồng Tháp nằm ở Sa Đéc gần An Giang là vùng nguyên liệu lớn nhất nước, sản lượng cá tra, basa của riêng 2 tỉnh này đã chiếm hơn 60% tổng sản lượng của cả nước. Với nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng tốt, được cung cấp quanh năm là điều kiện để bảo đảm cho sản xuất liên tục của công ty.

Sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm thủy sản của cả thị trường trong nước và thị trường thế giới. Trữ lượng cá tự nhiên ở các nước giảm mạnh, thủy sản lại tốt cho sức khỏe, do đó ngay cả ở đất nước có truyền thống về nuôi trồng khai thác và tiêu thụ thủy sản như Nhật, số lượng thủy sản nhập khẩu cũng tăng qua các năm.

5.1.2 Mục tiêu của QVD Đồng Tháp đến năm 2010

Mục tiêu dài hạn của công ty là làm cho khách hàng cả trong nước và ngoài nước biết đến thương hiệu QVD Đồng Tháp nhiều hơn, xây dựng hệ thống phân phối trong và ngoài nước để sản phẩm của công ty phải mang thương hiệu QVD Đồng Tháp khi tới tay người tiêu dùng cuối cùng.

Đối với mục tiêu cụ thể, giai đoạn 2006 – 2010 công ty đặt mục tiêu nâng tổng công suất lên 25.000 tấn sản phẩm/năm bằng việc xây dựng thêm 2 nhà máy ngay tại khu công nghiệp Sa Đéc, doanh thu tăng bình quân mỗi năm 15%, chiếm 7% tổng thị phần xuất khẩu cá tra, cá basa. Đảm bảo tự cung cấp trên 99 % nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn SQF cho sản xuất thường xuyên của công ty.

5.2 Xây dựng các phương án chiến lược 5.2.1 Xây dựng các phương án chiến lược 5.2.1 Xây dựng các phương án chiến lược 5.2.1.1 Ma trận SWOT

Hình 5.1: Ma trận SWOT của QVD Đồng Tháp

O

O1. Nhà nước có chính sách ưu đãi và sự hỗ trợ tích cực của các hiệp hội

O2. ĐBSCL có điều kiện thuận lợi cho nuôi cá da trơn

O3. Tiềm năng của các thị trường xuất khẩu còn rất lớn

O4. Thu nhập nâng cao, nhu cầu thủy sản của người Việt Nam tăng.

O5. Trữ lượng thủy sản tự nhiên thế giới giảm, nhu cầu tăng, nhiều thị trường chưa khai thác.

T

T1. Các rào cản thương mại ngày càng cao.

T2. Cạnh tranh không lành mạnh về giá.

T3. Doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt chưa tốt luật lệ kinh doanh quốc tế.

T4. Nhiều đối thủ mới xâm nhập ngành, áp lực cạnh tranh cao.

T5: Thị trường nguyên liệu chưa ổn định.

S

S1. Quản trị đạt hiệu quả tốt.

S2. Máy móc thiết bị hiện đại

S3. Am hiểu khách hàng ở thị trường xuất khẩu chủ yếu.

S4. Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu. S5.

Tài chính đáp ứng nhu cầu.

SO

S1,S2,S5+O1,O5: tận dụng những thị trường chưa khai thác

→ Phát triển thị trường xuất khẩu

S1,S2,S3,S4,S5+O1,O3,O5: Tạo mối quan hệ tốt hơn với khách hàng, nỗ lực tìm khách hàng mới.

→ Thâm nhập thị trường xuất khẩu.

S1,S2,S4,S5+O1,O4: xây dựng hệ thống phân phối, tăng cường hoạt động marketing nội địa → Phát triển thị trường nội địa.

S5+O1,O2: thành lập đơn vị chế chiến thức ăn thủy sản.

→ Liên kết ngược về phía sau

ST

S5+T1,T3,T4: Mở công ty con ở các thị trường chủ yếu để phân phối sản phẩm. → Kết hợp xuôi về phía trước.

S1,S5+T4: Mua đối thủ để giảm áp lực cạnh tranh.

→ Kết hợp hàng ngang.

S4,S5+T5: Tăng khả năng kiểm soát nguyên liệu.

→ Kết hợp ngược về phía sau.

W

W1. Thương hiệu yếu

W2. Kênh phân phối chưa hoàn thiện.

W3. Chưa chủ động hoàn toàn nguồn nguyên liệu.

W4. Hệ thống thông tin chưa đạt yêu cầu.

W5. Quản lý chất lượng chưa hoàn chỉnh.

WO

W1,W5+O1,O4: Tận dụng sự hỗ trợ của nhà nước và các hiệp hội để tìm kiếm thị trường. → Phát triển thị trường nội địa.

W3,W5+O2: hợp tác với ngư dân để kiểm soát nguyên liệu.

→ Kết hợp ngược về phía sau.

W1,W2,W4+O1,O3,O5: tận dụng sự hỗ trợ của nhà nước để mở công ty con ở các thị trường trọng điểm.

→ Thâm nhập thị trường xuất khẩu.

WT

W1,W2,W4+T1,T3,T4: Mở công ty con ở các thị trường trọng điểm để phân phối sản phẩm.

→ Kết hợp xuôi về phía trước.

W3,W5+T4,T5:tăng khả năng kiểm soát nguyên liệu thông qua hợp tác với ngư dân.

5.2.1.2 Ma trận chiến lược chính

Qua phân tích môi trường tác nghiệp ta có nhận xét như sau: Công ty QVD Đồng Tháp đang hoạt động trong sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường và công ty cũng tạo cho mình được một vị thế cạnh tranh mạnh.

Có thể thấy, QVD Đồng Tháp đang nằm ở Góc tư I,có thể lựa chọn các chiến lược: Phát triển thị trường, thâm nhập thị trường, kết hợp về phía trước, kết hợp về phía sau, kết hợp theo chiều ngang. Các chiến lược đều đã được đề xuất ở ma trận SWOT (trừ chiến lược phát triển sản phẩm , đa dạng hóa tập trung). Điều này cho thấy sự hợp lý trong việc đề xuất các chiến lược.

5.2.2 Phân tích các chiến lược đề xuất 5.2.2.1 Nhóm chiến lược S- O Phát 5.2.2.1 Nhóm chiến lược S- O Phát

triển thị trường xuất khẩu

Trữ lượng thủy sản tự nhiên thế giới giảm, trong khi nhu cầu thủy sản của thế giới tăng, nhiều thị trường chưa được khai thác. Với khả năng quản trị đạt hiệu quả tốt, máy móc thiết bị hiện đại, nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu. QVD Đồng Tháp nên tận dụng những chính sách ưu đãi của nhà nước và sự hỗ trợ tích cực của các hiệp hội để tiến hành hoạt động marketing, tiếp cận nhanh những thị trường chưa khai thác như thị trường các

Thâm nhập thị trường xuất khẩu

Với tiềm năng còn rất lớn của các thị trường xuất khẩu , trữ lượng thủy sản tự nhiên

Một phần của tài liệu Sản xuất – tác nghiệp quản trị chất lượng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)