Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng Vietinbank Đồng Tháp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 32)

tình hình huy động vốn của chi nhánh trong giai đoạn 6T2013 tăng so với 6T2012 cụ thể 6T2013 số vốn huy động được là 12.562.266 triệu đồng tăng 2.470.913 triệu đồng tương đương tăng 24,49% so với 6T2012. Tuy lãi suất trong năm 2013 thấp nhưng do tình hình kinh tế trong nước đang trong tình trạng đầy biến động, tỉnh Đồng Tháp cũng vậy, điều này làm ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của người dân trong tỉnh rất nhiều và họ quyết định tìm đến Ngân hàng như một kênh giữ tiền an toàn cho họ, bên cạnh đó cũng nhờ có sự nỗ lực, quyết tâm của toàn thể cán bộ, nhân viên của Vietinbank Đồng Tháp, chi nhánh đã áp dụng thêm nhiều hình thức huy động mới, rút thăm trúng thưởng, tạo mối quan hệ thân thiết với các khách hàng truyền thống của chi nhánh bằng cách tặng quà vào các dịp lễ tết,... Nguồn vốn điều hòa của chi nhánh ở sáu tháng đầu năm 2013 là 3.768.592 triệu đồng tăng 928.428 triệu đồng tương đương tăng 32,69%, nguồn vốn điều chuyển của chi nhánh tăng hằng năm và tăng cả về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn, đây là dấu hiệu không tốt. Chi nhánh cần quan tâm, nổ lực hơn nữa trong công tác huy động vốn để giảm tối thiểu phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển với chi phí cao, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh.

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK ĐỒNG THÁP VIETINBANK ĐỒNG THÁP

4.2.1. Phân tích nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế

Xem bảng 4.3 ta thấy vốn huy động của chi nhánh đa phần là tiền gửi từ dân cư, tỷ trọng tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng trên 70% trong giai đoạn 2010 – 2012 do Đồng Tháp là một tỉnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên vốn huy động từ các thành phần cá nhân là chủ yếu

Bảng 4.3: Nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế từ năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: Triệu

đồng

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán 3 năm 2010, 2011 và 2012)

Chỉ tiêu

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Tiền gửi TCKT

1.988.136 28,71 2.871.092 28,95 2.451.314 38,58 882.956 44,41 -419.778 -14,62

2. Tiền gửi dân cư

4.935.985 71,29 7.045.613 71,05 6.353.028 72,16 2.109.628 57,48 -1.140.640 -12,74

3. Tổng VHĐ

24

 Tiền gửi TCKT

Nhìn chung tiền gửi các TCKT trong những năm qua có nhiều biến động. Cụ thể năm 2011 vốn huy động từ tiền gửi TCKT là 2.871.092 triệu đồng tăng 882.956 triệu đồng tương đương tăng 44,41% so với năm 2011, do năm 2011 lãi suất tăng cao làm cho giá cả hàng hóa của nhà cung ứng tăng cao, hoạt động đạt được lợi nhuận của các doanh nghiệp đã góp phần gia tăng nguồn vốn huy động cho chi nhánh. Đến năm 2012, nguồn vốn huy động từ tiền gửi các TCKT là 2.451.314 triệu đồng giảm 419.778 triệu đồng tương đương tăng 14,62% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tình hình thế giới đầy biến động, giá gạo xuất khẩu giảm do cạnh tranh với Ấn Độ nên giá chào bán gạo của Việt Nam cũng giảm đã làm giảm ảnh hưởng đến tình hình giá cả gạo của tỉnh, tình hình ngành thủy sản của tỉnh cũng gặp không ít ”vận hạn” về cả sản xuất lẫn xuất khẩu, các doanh nghiệp thiếu vốn, hoạt động cầm chừng thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản vì vậy tiền gửi của các TCKT trong giai đoạn này đa phần là tiền gửi dùng để thanh toán chi trả tiền mua hàng hóa, tuy nhiên thì cũng có xu hướng giảm do ảnh hưởng của tình hình trên nên các doanh nghiệp sẽ thanh toán tiền hàng hóa bằng phương thức trả sau hoặc trả một phần do đó tài khoản của họ tại ngân hàng sẽ giảm xuống, đã làm giảm nguồn vốn huy động của ngân hàng.

 Tiền gửi dân cư

Tiền gửi dân cư trong giai đoạn này có sự tăng giảm rõ rệt. Cụ thể, tiền gửi dân cư năm 2011 là 8.952.552 triệu đồng tăng 3.267.639 triệu đồng tương đương tăng 57,48% so với năm 2010, nguyên nhân là do trong giai đoạn này hoạt động sản xuất của người dân tương đối tốt, đầu ra của sản phẩm ổn định, lãi suất tăng cao, mục đích gửi tiền là vì lợi nhuận và đảm bảo nguồn vốn nên khi lãi suất cao thì người dân có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn. Tuy nhiên đến năm 2012 thì tình hình huy động nguồn vốn từ dân cư lại giảm với số vốn huy động được trong năm 2012 là 7.811.912 triệu đồng giảm 1.140.640 triệu đồng tương đương giảm 12,74% điều này do trong năm 2012, do ảnh hưởng của việc giá gạo xuất khẩu giảm nên tình hình giá cả lúa gạo của tỉnh cũng giảm, người nuôi trồng thủy sản thì lao đao với dịch bệnh khiến nguồn nguyên liệu giảm, giá cả thất thường,.. đã làm giảm lợi nhuận của nông dân, đã làm giảm lượng tiền gửi dân cư của chi nhánh.

Bảng 4.4: Nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế 6T2012 và 6T2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Tiền gửi

TCKT 2.436.942 24,15 3.273.723 26,06 836.781 34,34

2. Tiền gửi

dân cư 7.654.411 75,85 9.288.543 73,94 1.634.132 21,35

3. Tổng VHĐ 10.091.353 100 12.562.266 100 2.470.913 24,29

Qua bảng 4.4 ta có thể thấy tình hình huy động vốn trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với sáu tháng đầu năm 2012, với số vốn huy động từ tiền gửi các TCKT sáu tháng đầu năm 2013 là 3.273.723 triệu đồng tăng 836.781 triệu đồng tương đương tăng 34,34% so với sáu tháng đầu năm 2012. Do trong những tháng đầu năm 2013 tình hình kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc hơn, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp có phần tốt hơn, tình hình xuất khẩu tăng hơn so với năm 2012, với lại năm trước do khó khăn trong việc xoay chuyển vốn nên các doanh nghiệp chỉ trả tiền mua hàng hóa một phần hoặc trả sau vì vậy đến giai đoạn này một số doanh nghiệp dùng số tiền này để thanh toán chi trả những khoản tiền trước đây. Vì vậy cũng góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Tiền gửi dân cư sáu tháng đầu năm 2013 là 9.288.543 triệu đồng tăng 1.634.132 triệu đồng tương đương tăng 21,35% so với sáu tháng đầu năm 2012, do người dân ngày càng ý thức hơn về vai trò của ngân hàng nên sau khi đầu tư vào các lĩnh vực khác tuy lợi nhuận cao nhưng nguy cơ rủi ro cao vì vậy ngân hàng lúc này là lựa chọn số 1 cho những ai muốn đảm bảo an toàn cho số vốn của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.1. Phân tích nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của chi nhánh có hai hình thức là tiền gởi không kì hạn và tiền gởi có kì hạn trong tiền gởi có kì hạn thì có tiền gởi có kì hạn dưới 12 tháng và kì hạn từ 12 tháng trở lên.

Tình hình huy động vốn theo kì hạn giai đoạn 2010 - 2012

- Tiền gởi không kì hạn là loại tiền gởi mà người gởi tiền không quan tâm đến lãi suất, mục đích gửi tiền của khách hàng là để hưởng các tiện ích trong thanh toán, vì vậy hình thức huy động này đa phần là của các doanh nghiệp gửi vào để chi trả cho tiền hàng hóa, sản phẩm, ... Do vậy, trong tất cả các loại nguồn mà Ngân hàng có khả năng huy động thì đây là nguồn có chi phí huy động thấp nhất nhưng tính ổn định thấp nhất vì khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần phải thông báo trước với ngân hàng. Nguồn vốn huy động từ tiền gởi không kì hạn của chi nhánh ở năm 2011 là 2.290.150 triệu đồng tăng 892.885 triệu đồng tương đương tăng 63,90% so với năm 2010. Đạt được kết quả này là do trong thời gian này chi nhánh đã nổ lực theo chủ trương của ngân hàng cấp trên là gia tăng tiềm lực tài chính của toàn hệ thống, toàn thể cán bộ, nhân viên chi nhánh đã cố gắng đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức phong phú như khuyến khích khách hàng dùng thẻ ATM bằng chương trình làm thẻ ATM theo nhóm, khuyến khích các đơn vị hành chính sự nghệp, công ty, doanh nghiệp trong tỉnh trả lương qua tài khoản, mở các tiện ích thanh toán thông qua thẻ,... Tuy nhiên đến năm 2012 thì tình hình huy động vốn bằng hình thức này lại giảm với số vốn huy động được là 1.928.547 triệu đồng giảm 361.603 triệu đồng tương đương giảm 15,79% so với năm 2011, do trong năm 2012 việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tương đối khó khăn, giá cả leo thang nên chi phí sử dụng cũng tăng cao, các doanh nghiệp cần nhiều vốn hơn trong hoạt động sản xuất, khi thiếu hụt vốn doanh nghiệp sẽ tìm đến các

26

biện pháp thanh toán hàng hóa khác như mua trả góp, trả sau,...đã góp phần làm giảm nguồn vốn huy động của chi nhánh.

- Tiền gởi có kỳ hạn là loại tiền gởi mà khách hàng gởi tiền vào có sự thỏa

thuận về thời hạn rút tiền ra với ngân hàng. Do đó, nguồn vốn này là khá ổn định, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này một cách chủ động. Hình thức này đa phần người gởi là cá nhân và hộ gia đình vì đa phần người dân trong tỉnh là sản xuất nông nghiệp nên hình thức huy động này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh.

 Nguồn vốn huy động được từ tiền gởi có kì hạn dưới 12 tháng của chi

nhánh ở năm 2011 là 6.908.125 triệu đồng tăng 1.994.418 triệu đồng tương đương tăng 40,59% so với năm 2010, do năm 2011 ảnh hưởng của lạm phát làm giá cả tăng vọt nên đã tạo trong người dân tâm lí tiết kiệm để phục vụ cho nhu cầu sử dụng lâu dài và ngân hàng là lựa chọn số 1 của họ vì tuy lãi suất thấp hơn so với đi đầu tư ở những lĩnh vực khác tuy nhiên độ an toàn cao và đáp ứng được nhu cầu tiết kiệm của người dân, bên cạnh đó cũng nhờ có sự nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên chi nhánh trong việc tạo được lòng tin cho người dân trong việc giảm thiểu nợ xấu đến mức thấp nhất, điều này cũng góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Đến năm 2012 thì nguồn vốn này có phần sụt giảm, số vốn huy động từ tiền gởi có kì hạn dưới 12 tháng của chi nhánh là 6.241.061 triệu đồng giảm 667.064 triệu đồng tương đương giảm 9,66% so với năm 2012, nguyên nhân là do trong năm 2012 tình hình sản xuất kinh doanh của người dân có nhiều khó khăn như chí phí tăng, hàng hóa sản xuất ra không người mua do sản xuất ồ ạt dẫn đến cung vượt cầu,... đặc biệt là ngành thủy sản là ngành chiếm một vị trí quan trọng của tỉnh tuy nhiên trong năm 2012 ngành sản xuất này đã gặp rất nhiều khó khăn do giá cá tra giảm, đầu ra không có do không xuất khẩu được,.... đã làm lợi nhuận của người dân giảm đáng kể thậm chí lỗ, mà người dân trong tỉnh đa phần là sản xuất nông nghiệp, hình thức gửi tiền có kì hạn chủ yếu là cá nhân và hộ gia đình gửi là chính, nên những biến động trên đã ảnh hưởng rất lớn đến lượng vốn huy động của chi nhánh.

 Số tiền gởi có kì hạn từ 12 tháng trở lên của chi nhánh năm 2011 là 718.430 triệu đồng tăng 105.281 triệu đồng tương đương tăng 17,17% so với năm 2011, đến năm 2012 nguồn vốn huy động từ nhóm tiền gửi này giảm, với số tiền huy động được từ tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng của chi nhánh là 634.734 triệu đồng so với năm 2011 đã giảm 83.696 triệu đồng tương đương giảm 11,65%. Nguyên nhân là do trong năm 2011 tình hình sản xuất kinh doanh còn ổn định, lãi suất cao, nên người dân chọn kênh gửi tiền dài hạn để hưởng được lãi suất cao, vì nguồn tiền của họ đang tạm thời nhàn rỗi, đến năm 2012 tình hình sản xuất, kinh doanh có phần khó khăn hơn cộng thêm giá cả tăng cao nên người dân tốn nhiều chi phí hơn cho kinh doanh, vì vậy nguồn vốn nhàn rỗi hầu như rất ít. Do đó đã làm giảm nguồn vốn huy động của chi nhánh. Để rõ hơn về tình hình huy động vốn theo kỳ hạn giai đoạn năm 2010 – 2012 ta có bảng sau:

Bảng 4.5: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn từ năm 2010 – 2012

Đơn vị tính:

triệu đồng

Chỉ tiêu

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Tiền gửi không kì hạn 1.397.265 20,18 2.290.150 23,09 1.928.547 21,90 892.885 63,90 -361.603 -15,79

2. Tiền gửi có kì hạn

5.526.856 79,82 7.626.555 76,91 6.875.795 78,10 2.099.699 37,99 -750.760 -9,84

a. Dưới 12 tháng 4.913.707 70,97 6.908.125 69,66 6.241.061 70,89 1.994.418 40,59 -667.064 -9,66

b. Từ 12 tháng trở lên 613.149 8,86 718.430 7,24 634.734 7,21 105.281 17,17 -83.696 -11,65

3. Tổng VHĐ 6.924.121 100,00 9.916.705 100,00 8.804.342 100,00 2.992.584 43,22 -1.112.363 -11,22

28

Tình hình huy động vốn theo kì hạn sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013

Tình hình huy động vốn bằng hình thức tiền gửi không kì hạn của chi nhánh sáu tháng đầu năm 2013 là 2.384.752 triệu đồng tăng 450.071 triệu đồng tương đương tăng 23,26% so với sáu tháng đầu năm 2012, do trong những tháng đầu năm 2013, việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước có phần ổn định hơn trước, lạm phát được kiềm chế, lãi suất giảm nên các doanh nghiệp đã giảm bớt được gánh nặng về vốn, vì vậy lượng tiền gửi vào tăng hơn so với năm trước. Tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng của chi nhánh sáu tháng đầu năm 2013 là 8.672.569 triệu đồng tăng 1.906.111 triệu đồng tương đương tăng 24,78% so với năm 2011 do năm 2013 tình hình kinh tế đã có khởi sắc, bên cạnh đó thì chủ trương của hệ thống ngân hàng cấp trên là phải gia tăng tiềm lực vốn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường vì vậy chi nhánh đã đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao lượng tiền gởi như các chương trình bốc thăm trúng thưởng, gửi càng nhiều quà càng lớn,....nên đã thu hút được một lượng khách hàng. Tiền gởi có kì hạn trên 12 tháng của chi nhánh sáu tháng đầu năm 2013 là 1.504.945 triệu đồng tăng 114.731 triệu đồng tương đương tăng 8,25% so với sáu tháng đầu năm 2012 nguyên nhân là do những tháng đầu năm 2013 chi nhánh đã có nhiều sự điều chỉnh về lãi suất trung và dài hạn cũng như các chính sách ưu đãi dành cho khách hàng có tiền gửi trung và dài hạn, do đó số khách hàng đến giao dịch gửi tiền với kì hạn trung và dài hạn ngày càng tăng.

Bảng 4.6: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Tiền gửi không kì hạn 1.934.681 19,17 2.384.752 18,98 450.071 23,26 2. Tiền gửi có kì hạn 8.156.672 80,83 10.177.514 81,02 2.020.842 24,78 a. Dưới 12 tháng 6.766.458 67,05 8.672.569 69,04 1.906.111 28,17 b. Từ 12 tháng trở lên 1.390.214 13,78 1.504.945 11,98 114.731 8,25 3. Tổng VHĐ 10.091.353 100 12.562.266 100 3.399.341 26,29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán 6T2012 và 6T2013)

Bảng 4.7: Vốn huy động phân theo hình thức huy động từ năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. TGTK 4.568.807 65,98 6.407.880 64,62 5.619.912 63,83 1.839.073 40,25 -787.968 -12,30 a. Dưới 12 tháng 4.155.628 60,02 5.921.907 59,72 5.192.746 58,98 1.766.279 42,50 -729.161 -12,31 b. Từ 12 tháng trở lên 413.179 5,96 485.973 4,90 427.166 4,85 72.794 17,62 -58.807 -12,10

2. Tiền gửi thanh toán

1.397.265 20,18 2.290.150 23,09 1.928.547 21,90 892.885 63,90 -361.603 -15,79

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 32)