Khái quát tình hình nguồn vốn của ngân hàng Vietinbank Đồng Tháp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 29)

VIETINBANK ĐỒNG THÁP

Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng chủ yếu từ vốn huy động, vốn đi vay, vốn tự có và nguồn vốn khác. Với vai trò là trung gian tín dụng thực hiện chức năng điều tiết vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, do đó một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn để có thể đáp ứng được hầu hết nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế và để có được nguồn vốn dồi dào thì trong quá trình hoạt động ngân hàng phải mở rộng, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để có thể tăng tối đa lượng vốn nhàn rỗi trong dân nên đây là hoạt động vô cùng quan trọng, nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy việc phân tích vốn huy động là hết sức cần thiết.

Tùy vào mỗi Ngân hàng mà có tình hình nguồn vốn khác nhau, đối với Vietinbank Đồng Tháp thì nguồn vốn hoạt động chủ yếu là từ nguồn là vốn huy động và vốn đi vay từ Ngân hàng cấp trên. Trong thời gian vừa qua thì Vietinbank Đồng Tháp luôn nổ lực trong vấn đề tự chủ về vốn để có thể chủ động được trong các hoạt động khác của Ngân hàng và cũng góp phần gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng, bên cạnh việc vay vốn của Ngân hàng cấp trên thì việc đẩy mạnh công tác huy động vốn tìm kiếm nguồn vốn nhàn rỗi trong dân là vô cùng cần thiết với lại trong thời buổi kinh tế việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng vô cùng gay gắt đòi hỏi Vietinbank Đồng Tháp cần có những chính sách huy động vốn hợp lí để có thể cạnh tranh được với các Ngân hàng khác.

Trong thời gian gần đây tình hình huy động vốn của Vietinbank Đồng Tháp có nhiều sự chuyển biến, nguồn vốn huy động năm 2010 – 2011 có sự tăng trưởng do trong giai đoạn này nền kinh tế đang từng bước vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất và đang dần đi vào ổn định vĩ mô tuy nhiên đến năm 2012 thì tình hình huy động vốn của Ngân hàng lại có nhiều khó khăn do trong năm 2012 là một năm với nhiều biến cố mới của nền kinh tế xuất hiện, đã có rất nhiều đợt điều chỉnh lãi suất do áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước, lãi suất giảm đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng rất nhiều, làm giảm nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 ta theo dõi bảng sau:

20

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn từ năm 2010 - 2012

Đơn vị tính: Triệu

đồng

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán 3 năm 2010, 2011 và 2012)

Chỉ tiêu

Năm 2010 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.Vốn huy động 6.924.121 76,65 9.916.705 73,98 8.804.342 74,56 2.992.584 43,22 -1.112.363 -11,22 2.Vốn điều hoà 2.108.743 23,34 3.487.118 26,02 3.004.167 25,44 1.378.375 65,36 -482.951 -13,85 Tổng cộng 9.032.864 100 13.403.823 100 11.808.509 100 4.370.959 48,39 -1.595.314 -11,9

Qua hình 4.1 ta thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh trong giai đoạn 2010 – 2012 có nhiều biến động. Cụ thể, năm 2010 vốn huy động của chi nhánh 6.924.121 triệu đồng chiếm 76,65% trong tổng tình hình nguồn vốn năm 2010 đến năm 2011 nguồn vốn 9.916.705 triệu đồng chiếm 73,98% trong tổng nguồn vốn, năm 2011 so với năm 2010 thì tỷ trọng vốn huy động giảm tuy nhiên số vốn huy động tăng 2.992.584 triệu đồng tương đương tăng 43,22%, tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn giảm sẽ làm giảm lợi nhuận điều này cho thấy tình hình kinh doanh của chi nhánh có phần giảm sút. Đến năm 2012 thì tình hình huy động vốn của chi nhánh giảm lại, với số vốn huy động được là 8.804.342 triệu đồng chiếm 74,56% giảm 1.112.363 triệu đồng tương đương giảm 11,22% tuy số vốn huy động năm 2012 giảm nhưng tỷ trọng vốn trong tổng nguồn vốn lại tăng, cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh có chiều hướng tốt, lợi nhuận vẫn được đảm bảo, tuy nhiên thì chi nhánh cần chú trọng đưa ra thêm nhiều biện pháp hơn nữa để gia tăng lượng vốn huy động.

Nguyên nhân của những biến động trên là do trong giai đoạn này nền kinh tế có nhiều biến động nên Vietinbank Đồng Tháp cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng. Giai đoạn 2010 – 2011 tình hình huy động vốn của Ngân hàng tăng điều này do trong năm 2011 lãi suất tiền gửi đang ở mức cao, nên người dân có xu hướng gửi tiền vào Ngân hàng nhiều hơn, vì đây là kênh đầu tư an toàn và lãi suất ở mức cao nên sẽ có nhiều lợi nhuận, mặt khác Vietinbank Đồng Tháp cũng luôn chú trọng về vấn đề uy tín, tạo lòng tin đối với khách hàng, cách phục vụ niềm nở, có thêm nhiều hình thức trả lãi mới như hàng tuần, hàng tháng, trả lãi cuối kì, giữa kì thu hút và tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng, nên năm 2011 công tác huy động vốn của Vietinbank Đồng Tháp đã có những dấu hiệu tăng trưởng tốt. Tuy nhiên đến năm 2012 thì tình hình huy động vốn của chi nhánh lại có dấu hiệu giảm sút nguyên nhân là do tình hình kinh tế nước ta năm 2012 đang có dấu hiệu xấu đi các rủi ro trong hệ thống Ngân hàng tăng lên, lòng tin thị trường giảm,... tất cả những điều này đều gây ảnh hưởng lớn đến tình hình huy động vốn của toàn hệ thống Ngân hàng nói chung và Vietinbank Đồng Tháp nói riêng. Với 6 lần giảm lãi suất để giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình huy động vốn của Vietinbank Đồng Tháp, lãi suất giảm xu hướng người dân trong tỉnh sẽ không còn muốn gửi tiền vào Ngân hàng nữa mà sẽ chuyển sang các kênh đầu tư khác có nhiều lợi nhuận hơn, hơn nữa trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế cả nước nên các các tổ chức kinh tế trong tỉnh cũng trong tình trạng khó khăn vì vậy các tổ chức này cần tận dụng tối đa nguồn vốn của mình cho sản xuất kinh doanh nên nguồn vốn nhàn rỗi là rất hạn chế.

Nguồn vốn điều hòa cũng chiếm một phần trong tổng nguồn vốn của chi nhánh, vì không phải lúc nào thì chi nhánh có đủ nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của mình nên vốn điều hòa là nguồn vốn quan trọng thứ hai sau vốn huy động giúp chi nhánh giải quyết vấn đề thiếu vốn, tuy nhiên chi phí sử dụng vốn này cao, vì vậy chi nhánh cần có những biện pháp sử dụng nguồn vốn này hợp lí. Qua bảng 4.1 ta thấy nguồn vốn điều hòa năm 2011 của chi nhánh là 3.487.118 triệu đồng chiếm 26,02% trong tổng nguồn vốn tăng 3.487.118 triệu đồng tương đương tăng 65,36% so với năm 2010, đến năm 2012 số vốn điều hòa của chi nhánh là 3.004.167 triệu đồng chiếm 25,44% trong tổng nguồn vốn của chi nhánh giảm 482.951 triệu đồng tương đương giảm 13,85% so với năm 2011.

22

Nguồn vốn điều hòa của chi nhánh chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn tuy nhiên tốc độ tăng trưởng hằng năm lại cao, do đó chi nhánh cần có những biện pháp để hạn chế sử dụng nguồn vốn này quá nhiều sẽ không có lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T2012 6T2013 6T2013/6T2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Vốn huy

động 10.091.353 78,04 12.562.266 75,09 2.470.913 24,49

2. Vốn điều

hoà 2.840.164 21,96 3.768.592 24,91 928.428 32,69

Tổng cộng 12.931.517 100 16.330.858 100 3.399.341 26,29

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán 6T2012 và 6T2013)

Trong những tháng đầu năm 2013 tình hình kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực, tình hình huy động vốn của các TCTD trong nền kinh tế cũng có sự tăng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)