Định hướng hoàn thiện chính sách BHTN trong thời gian tới:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý bảo hiểm thất nghiệp ở BHXH quận hoàng mai – hà nội (Trang 52)

II. Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách BHTN:

1. Định hướng hoàn thiện chính sách BHTN trong thời gian tới:

Cùng với sự phát triển của các thị trường khác trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ở Việt Nam, thị trường lao động cũng được phát triển đồng bộ và từng bước tuân thủ tính đầy đủ của một thị trường. Bên cạnh những đặc trưng cơ bản của những thị trường hàng hóa khác thị trường lao động còn mang tính đặc biệt bởi nó liên quan đến hàng hoá sức lao động, liên quan đến con người, đến đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ. Một mặt thị trường lao động mang đến những cơ hội việc làm, tạo ra thu nhập cho người lao động, nhưng mặt khác nó cũng đẩy đến tình cảnh thiếu việc làm, mất việc làm và dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Đây cũng chính là mặt trái của nền kinh tế thị trường. Ở nước ta chính sách BHTN ra đời đã tạo thêm một công cụ đảm bảo của xã hội nhằm chống lại những rủi ro do mất việc làm gây ra đối với người lao động. Tuy chính sách BHTN ở mới được triển khai được gần một năm nhưng thực tế cho thấy rằng chính sách BHTN ở nước ta là hoàn toàn cần thiết và có vai trò quan trọng không chỉ đối với NLĐ mà còn đối với toàn xã hội. Vì vậy, định hướng hoàn thiện chính sách BHTN ở nước ta trong thời gian tới là rất thực tế và rất cần thiết để đưa chính sách BHTN thực sự đi vào cuộc sống, trở thành một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống chính sách ASXH của nước ta.

Theo em, một số định hướng nhằm hoàn thiện chính sách BHTN ở Việt Nam trong thời gian tới là:

Thứ nhất: Không ngừng hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn về BHTN

Trong đó cần chú trọng làm rõ một số nội dung cơ bản sau:

+ Quy định cụ thể những trường hợp NLĐ ký kết hai hợp đồng lao động trở lên thì sẽ tham gia BHTN như thế nào.

+ Mở rộng các loại hình tham gia: Trong thời gian tới cần mở rộng thêm loại hình BHTN tự nguyện để đáp ứng nhu cầu tham gia của NLĐ.

+ Cụ thể hoá các loại hình doanh nghiệp phải tham gia BHTN cho NLĐ. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động dưới 10 lao động, doanh nghiệp sử dụng lao động theo mùa vụ, theo hợp đồng ngắn hạn.

+ Vai trò cụ thể của Bộ lao động thương binh và xã hội trong quản lý lao động bị thất nghiệp và có những giải pháp giúp người lao động quay trở lại thị trường lao động, của Cơ quan BHXH Việt Nam về việc thu, chi BHTN đúng đối tượng, chế độ.

+ Quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở lao động thương binh và xã hội trong thực hiện quản lý nhà nước về BHTN.

+ Nhiệm vụ cụ thể cơ quan thanh tra nhà nước trong công tác thực hiện thanh tra chuyên ngành về BHTN.

+ Quy định cụ thể đối với các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 14 luật BHXH như: Không đóng BHTN, đóng BHTN không đúng mức quy định, đóng không đúng thời gian quy định của pháp luật về BHTN và đóng BHTN không đủ số người lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHTN. Các hành vi gian lận, giả mạo hồ sơ trong thực hiện BHTN, các hành vi gây phiền hà, trở ngại làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động. + Quy định cụ thể việc đăng ký thất nghiệp phù hợp với thực tế nước ta từ hồ sơ đăng ký, quy trình đăng ký, cơ quan đăng ký BHTN.

+ Quy định chi tiết về kế hoạch thu BHTN, các khoản thu phát sinh, các khoản phải thu, sử dụng quỹ BHTN, hoạt động đầu tư từ quỹ BHTN, quyết toán thu - chi BHTN hàng năm…

Thứ hai: Định hướng phát triển quỹ BHTN

Quỹ BTHN phải được quản lý tập trung thống nhất từ Trung ương đến các địa phương. Quỹ phải được hạch toán độc lập với quỹ BHXH trên nguyên tắc thu đủ chi và có dự phòng, nguồn quỹ nhàn rỗi phải được đầu tư tăng trưởng có hiệu quả để đảm bảo an toàn cho quỹ.

Để bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHTN giúp cho quỹ phát triển bền vững cần có những định hướng sau:

+ Mở rộng và phát triển thị trường lao động cả trong và ngoài nước để tạo điều kiện cho những người lao động bị thất nghiệp có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm để giảm chi trợ cấp thất nghiệp và tiếp tục tăng nguồn thu cho quỹ BHTN.

+ Mở rộng đối tượng tham gia BHTN để tăng thu BHTN đồng thời để quy luật số đông bù số ít trong BHTN phát huy tác dụng.

+ Quản lý chặt chẽ những người lao động bị thất nghiệp đang hưởng trợ cấp thất nghiệp để khi họ có việc làm mới sẽ ngừng trợ cấp thất nghiệp tránh việc lạm dụng nguồn quỹ BHTN.

+ Hoàn thiện sổ BHXH nếu cần sẽ ban hành sổ BHTN riêng để phản ánh các nội dung về đóng và hưởng BHTN của người lao động.

+ Quản lý chặt chẽ quỹ BHTN, tránh lãng phí và sử dụng không đúng mục đích, tăng cường kiểm tra, kiểm soát để phòng tránh các hiện tượng trục lợi BHTN, trốn đóng BHTN.

+ Có kế hoạch đầu tư hiệu quả nguồn quỹ BHTN nhàn rỗi: Từ danh mục đầu tư, thời điểm đầu tư... Để lãi từ hoạt động đầu tư bổ sung vào nguồn quỹ đảm bảo việc chi trả chế độ và chi các hoạt động quản lý BHTN

Thứ ba: Đảm bảo sự thống nhất giữa chương trình việc làm quốc gia và BHTN

Trong thời gian tới thực hiện sự thống nhất giữa chương trình việc làm quốc gia và Bảo hiểm thất nghiệp như một biện pháp của chính sách hỗ trợ việc làm cho người lao động. Mục đích biện pháp này là nhằm đẩy lùi thất nghiệp và nhằm đảm bảo về mặt tài chính giúp người lao động đối phó với hậu quả của thất nghiệp. Để phù hợp với mục tiêu trên, cơ chế hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ việc làm phải lồng ghép với các chương trình việc làm giúp tăng khả năng tạo việc làm hiệu quả cho người lao động. Vì vậy, cần tiến tới xây dựng luật hỗ trợ việc làm (hoặc luật việc làm)

Thứ tư: Thực hiện đồng bộ các giải pháp và chính sách khác nhau để đưa chính sách BHTN đi vào cuộc sống

Trong thời gian tới để chính sách BHTN tiếp cận hơn nữa tới người lao động và người sử dụng lao động cần có những định hướng cụ thể về các giải pháp đồng bộ sau đây:

+ Phát triển thị trường lao động, hoàn thiện hệ thống thông tin, tư vấn, giới thiệu về việc làm để gắn kết người lao động và người sử dụng lao động.

+ Tổ chức tốt công tác quản lý và theo dõi người lao động, hỗ trợ các nhóm đối tượng khác nhau có cơ hội bình đẳng tham gia và hưởng lợi từ chính sách BHTN . Đặc biệt đối với nhóm lao động trẻ, lao động nông thôn và lao động nữ.

+ Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống quản lý, theo dõi người lao động của cơ quan lao động với hệ thống quản lý thu – chi BHTN của cơ quan BHXH sao cho đảm bảo sự công bằng, đúng đối tượng, đúng nhu cầu và kịp thời. + Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật BHTN đến người lao động và người sử dụng lao động dưới nhiều hình thức khác nhau. Có thể tư vấn miễn phí về chính sách BHTN qua điện thoại, qua thư tín…

+ Hướng dẫn các doanh nghiệp và người lao động trong các doanh nghiệp thực hiện các quyền, nghĩa vụ và các thủ tục về BHTN.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý bảo hiểm thất nghiệp ở BHXH quận hoàng mai – hà nội (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w