Bảng 6: Chi ngân sách nhà nước cho chính sách An sinh xã hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý bảo hiểm thất nghiệp ở BHXH quận hoàng mai – hà nội (Trang 40)

II. Thực trạng BHTN tại quận Hoàng Mai:

Bảng 6: Chi ngân sách nhà nước cho chính sách An sinh xã hộ

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Năm 2003 2004 2005 2006

Chi lương hưu, bảo đảm xã hội 16.451 17.282 17.747 22.157

(Nguồn: Tạp chí kinh tế và dự báo).

Năm 2008, tổng chi ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho người thụ hưởng các chính sách ASXH đã lên tới khoảng 42.300 tỷ đồng, tăng 37.200 tỷ đồng so với thực hiện năm 2007 và mức chi này được dự báo ngày càng gia tăng trong các năm tiếp theo.

Như vây, khả năng đáp ứng nhu cầu BHTN của nhà nước là rất thiết thực và nhà nước hoàn toàn có thể đáp ứng mức đóng góp 1% phí BHTN cho người lao động.

5.2. Những điều kiện khó khăn:

Ở nước ta áp dụng các quy định của luật BHXH về BHTN là vấn đề còn khá mới mẻ cho nên bên cạnh những thuận lợi khi triển khai chính sách BHTN đến với người dân thì vẫn còn có một số những khó khăn cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Về pháp luật BHTN

Những nội dung cơ bản của chính sách BHTN đã được quy định trong Luật BHXH (ban hành từ ngày 01/01/2007). Tuy đã có 2 năm để chuẩn bị trước khi pháp luật BHTN được triển khai từ ngày 01/01/2009 nhưng còn có nhiều ý kiến cho rằng các quy định pháp luật về BHTN vẫn chưa thực sự cụ thể. Đơn cử trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng đã nghỉ việc nhưng có tham gia đóng BHTN, khi người lao động này có việc làm mới, vấn đề đặt ra việc đóng BHTN như thế nào thì vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Nhiều trường hợp do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể đã gây khó khăn cho cơ quan BHXH trong việc giải quyết thắc mắc của người lao động, nhiều câu hỏi được đặt ra như bác sỹ, giáo viên, kỹ sư làm sao mà thất nghiệp? là người quản lý hợp tác xã dễ gì mà thất nghiệp? tôi gần về hưu rồi cần gì phải tham gia BHTN. Một điều có thể thấy rõ là nếu họ làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng thì đều phải bắt buộc tham gia BHTN. Bên cạnh đó, do chưa có kinh nghiệm về xây dựng pháp luật BHTN, chính sách BHTN chưa được triển khai thí điểm, các quy định pháp luật về BHTN chưa có sự cọ xát trong thực tế nên sẽ nảy sinh nhiều vấn đề trong thực tiễn khi triển khai. Ví dụ: như trường hợp người lao động tham gia đóng BHTN nhưng gần đến tuổi nghỉ hưu và thời gian làm việc còn lại dưới 12 tháng thì giải quyết theo chế độ nào? hoặc theo quy định về thủ tục thực hiện BHTN, người lao động khi bị mất việc làm thì trong thời gian 7 ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động phải đến cơ quan lao động để đăng ký nhưng việc đăng ký thất nghiệp tại phòng Lao động thương binh và xã hội của người bị mất việc làm và thông báo đã có việc làm

trên thực tế vẫn không thực hiện đúng theo luật định, do còn thiếu am hiểu pháp luật và việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về BHTN chưa hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện nghiêm túc việc chốt sổ và giao sổ BHXH cho người lao động khi bị mất việc làm. Do vậy, người lao động khi thất nghiệp cũng không thể trong vòng 7 ngày như luật quy định để có thể làm tròn thủ tục đăng ký thất nghiệp tại phòng Lao động thương binh và xã hội. Nhiều ý kiến cũng cho rằng thủ tục hành chính để xét hưởng BHTN của người mất việc làm còn lằng nhằng, rườm rà do việc giải quyết thủ tục này do hai cơ quan phụ trách là Bộ lao động thương binh và xã hội và cơ quan BHXH Việt Nam.

Thứ hai: Về cơ quan tổ chức Bảo hiểm thất nghiệp

Công tác tổ chức triển khai chính sách BHTN ở nước ta hiện nay được giao cho hai cơ quan là Bộ lao động thương binh và xã hội, và Cơ quan BHXH Việt Nam. Theo đó, cơ quan lao động tổ chức tiếp nhận hồ sơ, thực hiện tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người lao động bị thất nghiệp trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo luật định còn BHXH Việt Nam có trách nhiệm thu và chi trả trợ cấp thất nghiệp, kinh phí hỗ trợ học nghề, kinh phí tư vấn, giới thiệu việc làm và đóng BHYT cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiệm vụ của mỗi cơ quan là tương đối cụ thể , nhưng trên thực tế sự phối kết hợp thực hiện BHTN của hai cơ quan này còn gặp nhiều khó khăn như việc quản lý đối tượng hưởng BHTN không thống nhất đồng bộ giữa hai cơ quan thì khi người lao động bị thất nghiệp có việc làm mới mà cơ quan lao động không nắm bắt được để thông báo cho cơ quan BHXH thì BHXH vẫn sẽ tiếp tục chi trả trợ cấp BHTN điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn quỹ BHTN. Mặt khác, đối với cơ quan lao động việc quản lý thị trường lao động còn chưa chặt chẽ, đến nay vẫn chưa có một hệ thống đăng ký việc làm cho từng người lao động từ cấp trung ương đến cấp xã, phường, cơ chế hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ việc làm đối với người lao động chưa được lồng ghép với chương trình việc làm nên khả năng tạo việc làm hiệu quả cho người lao động sẽ bị hạn chế. Đặc biệt, đối với người thất nghiệp tại một số địa phương, do thị trường lao động chậm phát triển, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đối với giải quyết việc làm kịp thời cho người bị thất nghiệp, còn đối với cơ quan BHXH Việt Nam tuy đã có sẵn bộ máy thực hiện công tác thu và chi trả trợ cấp thất

nghiệp nhưng vì người lao động có thể bị mất việc làm bất cứ lúc nào, nên việc thu BHTN sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, đến nay BHTN mới đang trong quá trình thu chứ chưa chi vì vậy những vướng mắc liên quan đến chi chưa phát sinh. Hơn thế nữa, việc chi BHTN lại bao gồm nhiều khoản chi khác nhau nên việc cân đối quỹ sẽ bị hạn chế. Điều này càng khó khăn hơn nhiều trong giai đoạn đầu triển khai chính sách BHTN vì nguồn quỹ BHTN thu từ người lao động, người sử dụng lao động. Mặt khác, hỗ trợ từ nhà nước còn ở quy mô nhỏ.

Thứ ba: Về đối tượng tham gia BHTN

Tuy đối tượng tham gia BHTN đã được quy định tương đối cụ thể trong Luật BHXH nhưng thực tế khi chính sách BHTN được triển khai thì vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định đối tượng tham gia BHTN, cụ thể như sau:

Đối với nhóm lao động trẻ:

Tuy có đủ điều kiện tham gia BHTN tức là đã từng có việc làm nhưng lại có đặc điểm là mức thu nhập bình quân lại thấp, thời gian tham gia BHTN sẽ ngắn. Hơn nữa nhóm lao động này có tần suất dịch chuyển việc làm lớn nhất, vì vậy thực hiện chính sách BHTN đối với nhóm đối tượng này còn gặp nhiều vướng mắc: Từ phía người lao động thì do chưa có nhận thức đúng về ý nghĩa của việc tham gia BHTN nên có xu hướng từ chối tham gia, còn từ phía doanh nghiệp lại chưa ý thức đầy đủ trách nhiệm tham gia BHTN cho người lao động của mình, đồng thời sẽ rất phức tạp cho việc tham gia BHTN đối với những doanh nghiệp có tỷ lệ di dời lao động lớn, công việc và tình hình sản xuất thay đổi theo mùa vụ hay biến động thị trường.

Đối với nhóm lao động trên 35 tuổi:

Nhóm lao động này thường tham gia thị trường lao động với thời gian tương đối dài, mức thu nhập bình quân cao hơn nhóm lao động trẻ, thời gian tham gia BHTN dài nhưng do hạn chế về trình độ công nghệ, khả năng thích ứng với môi trường làm việc mới nên sẽ gặp khó khăn khi muốn quay lại thị trường lao động, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tham gía BHTN một cách bền vững.

Đối với nhóm lao động nữ:

Lao động nữ, đặc biệt lao động nữ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các khu công nghiệp và khu chế xuất có đặc đỉểm là luôn biến động, đặc biệt trong nhóm tuổi 20 – 29. Phần lớn trong số họ, nếu là lao động nhập cư thì thời gian làm việc thường ngắn do trình độ tay nghề thường không cao hơn nữa họ còn phải kết hôn và sinh con… nên khả năng họ quay lại thị trường cũng rất khó khăn. Một cuộc khảo sát gần đây của trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực của Tổ chức Action Aid tại một số địa phương có khu công nghiệp có tính đại diện cho thấy cuộc sống của lao động nữ gặp rất nhiều khó khăn. Có trên 70% lao động nhập cư là nữ trong đó chỉ có 28% công nhân nhập cư có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trong đó Hà Nội chỉ đạt 15%, Đà nẵng 17%; 10% công nhân nữ đăng ký hợp đồng “miệng” hoặc không đăng ký hơp đồng lao động, 24% đăng ký hơp đồng với thời hạn dưới 12 tháng ngay cả khi đang làm công việc thường xuyên, không có tính chất thời vụ, thậm chí có 2% lao động nữ chưa bao giờ nhìn thấy hợp đồng lao động. Tính chất bấp bênh còn thể hiện ở chỗ tới 36% công nhân nữ nhập cư đã từng chuyển nơi làm việc 1 – 5 lần trong 5 năm qua. Vì thế, lao động nữ sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho việc tham gia BHTN hoặc có tham gia thì thời gian tham gia BHTN của lao động nữ sẽ không được thường xuyên như đối với lao động nam trong cùng độ tuổi, mức hưởng BHTN sẽ thấp hơn và thậm chí có được hưởng BHTN thì chưa chắc đủ để giúp họ có thể trở lại thị trường lao động.

Hiện nay, mới chỉ có khoảng 7,2 triệu lao động có tiềm năng tham gia BHTN nếu không tính số cán bộ công chức nhà nước. Đối tượng tham gia BHTN còn rất hạn chế, mặc dù nhóm lao động cần được tham gia BHTN nhất là người có thu nhập thấp, công việc bấp bênh, lao động trong khu vực phi chính thức lại chưa đủ điều kiện tham gia loại hình bảo hiểm này.

Thứ tư: Nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động và công đoàn về chính sách BHTN

+ Đối với người lao động:

Hiện nay nhận thức của người lao động ở nước ta về các chính sách ASXH còn rất hạn chế. BHTN là môt chính sách còn rất mới mới mẻ đối với người lao

động nên họ vẫn chưa nhận thức được sự cần thiết phải tham gia BHTN và đặc biệt là vai trò của BHTN mang lại khi họ bị mất việc làm, đó là họ sẽ được trợ cấp thất nghiệp và tư vấn giới thiệu việc làm miễn phí. Người lao động chỉ thấy được cái thiệt trước mắt là sẽ mất đi một phần thu nhập mà không thấy được cái lợi lâu dài nên thường có xu hướng trốn đóng BHTN. Chỉ khi nào nguy cơ mất việc làm cao, người lao động mới muốn đóng BHTN. Còn có trường hợp người lao động được hỏi thì cho rằng mới nghe nói về BHTN nhưng chưa hiểu cụ thể chính sách đó là như thế nào hay thậm chí nhiều lao động còn không biết chính sách BHTN bắt đầu triển khai từ khi nào dù chính sách BHTN đã được tuyên truyền từ khá lâu. Điều này đã gây không ít khó khăn trong công tác triển khai chính sách BHTN hiện nay.

+ Đối với người sử dụng lao động:

Thực tế cho thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có thói quen chuẩn bị cho những gì sẽ xảy ra mà chỉ tập trung vào việc “đối phó” với các chính sách hiện hành và chính sách BHTN cũng không phải là ngoại lệ. Khi thi hành Luật BHTN (năm 2009) cũng đúng thời điển nền kinh tế chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên khi chính sách BHTN được triển khai người sử dụng lao động vẫn không thấy được tác dụng khi tham gia BHTN cho lao động mà mình sử dụng mà chỉ nhìn thấy gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp sẽ tăng lên nên nhiều doanh nghiệp thường chỉ ký hợp đồng lao động với người lao động bằng “miệng” hoặc không ký hợp đồng lao động hoặc nhiều doanh nghiệp có ban hành quy định về việc ký hợp đồng cho lao động trong đó phần lớn lao động phổ thông sẽ ký hợp đồng lao động theo trình tự:

+Hợp đồng lao động lần thứ nhất (có thể có thêm hợp đồng lao động gia hạn lần một)

+Hợp đồng lao động lần hai, hợp đồng lao động gia hạn (lần hai) rồi mới ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Như vậy, số lao động gắn bó với doanh nghiệp đến khi ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn là không nhiều. Mặt khác, tại Điều 17 của Luật lao động quy định không được ký quá hai lần hợp đồng xác định thời hạn nhưng tại Điều 33 bộ luật này lại cho phép trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên có quyền thay đổi nội dung hợp đồng lao

động (bao gồm cả thay đổi thời hạn hợp đồng). Chính vì vậy, lợi dụng kẽ hở này, nhiều doanh nghiệp đã vận dụng quy định này để gia hạn hợp đồng, tránh ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động, mục đích là để tránh nộp BHTN. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động và gây không ít trở ngại cho công tác triển khai chính sách BHTN hiện nay.

+ Đối với tổ chức công đoàn:

Hiện nay hoạt động của tổ chức công đoàn ở nước ta còn rất hạn chế, chưa thực sự là tổ chức mang lại quyền lợi cho người lao động. Khi chính sách BHTN được triển khai thì trách nhiệm của tổ chức công đoàn phải tuyên truyền nội dung của chính sách BHTN cho người lao động trong doanh nghiệp đồng thời phải giám sát nếu phát hiện doanh nghiệp trốn đóng BHTN cho người lao động sẽ phản ánh với cơ quan thanh tra để xử lý nhưng trên thực tế nhiều tổ chức công đoàn vẫn còn rất mơ hồ về chính sách BHTN. Bên cạnh đó, tiếng nói của công đoàn trong doanh nghiệp còn rất hạn chế nhiều trường hợp công đoàn còn câu kết với doanh nghiệp để trốn đóng BHTN cho người lao động. Điều này đã xâm phạm đến quyền lợi của người lao động, đồng thời làm chậm tiến độ triển khai chính sách BHTN vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý bảo hiểm thất nghiệp ở BHXH quận hoàng mai – hà nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w