Thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh.
3.2.2.1 Đa dạng hóa hoạt động huy động vốn bằng cách:
+ Phát hành thêm nhiều công cụ nợ ngắn hạn như kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi…Với mức lãi suất hấp dẫn; đa dạng các hình thức tiết kiệm điện tử, tiết kiệm tại nhà với kỳ hạn ngắn có thể là 1 tuần, 2 tuần…Đặc biệt mở rộng chiết khấu chứng từ có giá trên thị trường tiền tệ.
+ Mở rộng mạng lưới huy động vốn đến các địa bàn mới, tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo kết hợp phong cách tận tình, lịch sự, chu đáo.
3.2.2.2 Đa dạng hóa hoạt động tín dụng.
+ Đa đạng hóa phương thức cho vay như cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay luân chuyển...Ngân hàng có thể kết hợp cùng một lúc nhiều phương thức cho vay. Đối với những phương thức cho vay mới ngân hàng cần giải thích cặn kẽ cho khách hàng hiểu về cách thức, ưu nhược điểm của từng loại để khách hàng có thể tiến hành vay thuận lợi vào những lần sau. Sau mỗi lần áp dụng phương thức mới, ngân hàng nên rút ra những vấn đề nên và không nên từ ý kiến của khách hàng để phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của mỗi phương thức.
+ Đa dạng hóa về lĩnh vực cho vay của ngân hàng. Trong các ngành nghề, NHCT - CN Đông Anh cho vay trên nhiều lĩnh vực như: thương mại du lịch, xây dựng cơ bản... Điều này phù hợp với vai trò của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cũng nên quan tâm đến cho vay các ngành nghề truyền thống, tập trung cho vay những ngành nghề kinh doanh ít chịu ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế. Bằng cách này ngân hàng có thể phân tán được rủi ro, tăng lợi nhuận. Để làm tốt điều này NHCT - CN Đông Anh cần tập trung tìm kiếm, khai thác hơn nữa các khách hàng thuộc ngành này, nâng cao công tác thẩm định dự án, nâng cao nghiệp vụ của cán bộ tín dụng về lĩnh vực này.
3.2.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án.
Để nâng cao chất lượng thẩm định dự án thì chi nhánh NHCT - CN Đông Anh cần phải thực hiện các giải pháp sau:
- Thẩm định hiệu quả và tính khả thi của dự án vay vốn.
+ Trong phân tích, thẩm định dự án, cán bộ tín dụng cần kiểm tra tính chính xác hợp lý của các số liệu được khách hàng đưa vào bảng dự trù doanh thu lời lãi của dự
Nội
án. Việc thẩm định dự án một cách kỹ lưỡng sẽ là cơ sở để xác định mức cho vay, thời gian thu nợ, mực thu nợ từng thời kỳ hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuận lợi.
+ Để phục vụ cho việc thẩm định dự án, NHCT - CN Đông Anh cần phải đào tạo các chuyên gia về thẩm định trang bị những phần mềm hiện đại để việc tính toán các chỉ tiêu kinh tế nhanh chóng và chính xác hơn.
- Thành lập tổ thẩm định dự án có tính chuyên nghiệp cao.
- Các phân tích về thị trường cho thấy cơ hội đầu tư dự án là rất lớn trong thời gian tới, trong khi đó kinh nghiệm trong lĩnh vực này lại không có do đó nhằm đảm bảo cho vay an toàn, nên thành lập 2 tổ thẩm định có tính chuyên nghiệp cao, 1 tổ chuyên tái thẩm định các dự án vay vốn có giá trị cao và thời gian dài. Tổ còn lại là các cán bộ tín dụng chưa đủ kinh nghiệm thẩm định dự án nếu chỉ giới hạn cho vay các dự án có giá trị nhỏ và thời gian vay ngắn.
3.2.2.4 Kiểm tra, giám sát chặt chẽ vốn vay và quá trình trả nợ vay, xử lí nợ quá hạn, nợ khó đòi.
Để kiểm tra, giám sát các khoản vay đạt kết quả cao thì tuỳ thuộc vào đặc thù sản xuất kinh doanh, mức độ quan hệ, sự tín nhiệm của khách hàng với chi nhánh mà có thể áp dụng các hình thức kiểm tra, giám sát khác nhau. Đặc điểm riêng của chi nhánh là khách hàng vay vốn chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh những mặt hàng phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng hàng ngày. Vì vậy, cần phải kiểm tra, giám sát thường xuyên tiền vay theo từng mặt hàng cũng như sự biến động của thị trường đối với những mặt hàng đó. Đây là biện pháp quan trọng giúp cho cán bộ tín dụng nắm bắt được thông tin về các đối tác liên quan, tính thực tế của sản phẩm, xác định thời gian phát tiền vay, thời hạn cho vay, mức tiền cho vay đối với sản phẩm, khả năng thu hồi vốn để trả nợ cho chi nhánh của từng mặt hàng. Đặc biệt phát hiện ra những khoản vay vốn của ngân hàng mà khách hàng sử dụng lãng phí hoặc không đúng mục đích từ đó đưa ra biện pháp xử lý thích hợp.
Nợ quá hạn, nợ khó đòi là một vấn đề bức xúc đối với một ngân hàng. Nó có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng dù bắt nguồn từ bất cứ nguyên nhân nào thì vấn đề quan trọng là tìm mọi cách thu hồi và xử lí nó.
Với khoản nợ có vấn đề mới phát sinh: Ngân hàng cần phải xem xét nguyên nhân, nếu có sai lệch về chu kì kinh doanh hoặc về vấn đề các khoản phải thu chưa thu thì ngân hàng cần có các biện pháp nhã nhặn nhắc nhở khách hàng nhanh chóng trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng cần đánh giá chính xác nguyên nhân từ phía khách hàng hay từ phía các đối tượng khác để có biện pháp xử lí thích hợp. Trong trường hợp khách hàng chỉ rơi vào tình trạng khó khăn tạm thời thì nên gia hạn cho khách hàng để
Nội
Với những khoản nợ đã gia hạn mà vẫn tiếp tục nợ quá hạn, trở thành nợ khó đòi thì ngân hàng nên tiến hành thu hồi tạm thời những khoản thanh toán có thể của khách hàng, đồng thời xem xét tình hình thực tế của khách hàng để đưa ra quyết định xiết nợ kịp thời trước khi khách hàng hoàn toàn không có khả năng hoàn trả. Trong tình huống xấu, ngân hàng cần kiên quyết xử lí, không để khách hàng lợi dụng sự quen biết làm ảnh hưởng. Trong trường hợp cần thiết, nên kết hợp với cơ quan pháp luật để xử lí tiến hành thuận lợi hơn.
3.2.2.5 Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng.
Để hoạt động tín dụng có chất lượng, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, ngân hàng cần phải thu thập và phân tích, xử lý thông tin chính xác. Do vậy ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện hệ thống thông tin và kết hợp nhiều biện pháp để thu thập thông tin trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Để làm được như vậy NHCT-CN Đông Anh cần thực hiện một số biên pháp sau: Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với nhà đầu tư, đặc biệt sau khi giải ngân, ngân hàng thường chỉ chú ý xem nguồn trả nợ từ đâu. Điều này rất nguy hiểm vì ngân hàng sẽ không nắm bắt được thời điểm khi doanh nghiệp bắt đầu gặp trục trặc trong kinh doanh, đến khi phát hiện đã quá muộn. Chính điều này làm nảy sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi. Do vậy ngân hàng luôn phải đảm bảo chắc chắn được tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn cũng như nắm chắc được các khoản cho vay ra đang sử dụng thế nào. Điều này có ý nghĩa quan trọng đến sự an toàn và hiệu quả của các khoản cho vay. Ngân hàng nên yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về kết quả kinh doanh kèm với số tiền trả nợ định kỳ. Các khoản nợ gốc lớn trước khi đến hạn ngân hàng cần có sự nhắc nhở xem liệu khách hàng có thể trả nợ đúng hạn không. Nếu phát hiện khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng điều tra ngay và đưa ra các biện pháp kịp thời. Bên cạnh việc kiểm tra khách hàng, ngân hàng cần phải kiểm tra, kiểm soát nội bộ một cách thường xuyên, nghiêm túc dựa trên quan điểm phòng chống sai sót là chủ yếu. Ngân hàng cần thực hiện kiểm tra việc lập hồ sơ tín dụng đảm bảo tính pháp lý, kiểm tra thời hạn cho vay, thời hạn gia hạn nợ... để chắc chắn rằng hoạt động tín dụng đã được đảm bảo về mặt nội bộ. Xây dựng trang web cung cấp thông tin tín dụng điện tử trực tuyến cho toàn hệ thống bao gồm: thông tin kinh tế, thông tin tổng hợp định kỳ, thông tin hoạt động tín dụng của khách hàng bất kỳ, thông tin xếp hạng tín dụng, thông tin hạn mức tín dụng... Kết nối với các hệ thống thông tin khác của NHNN, Bộ công thương... thu thập thông tin tín dụng toàn ngành ngân hàng và thông tin kinh tế khác.
3.2.2.6 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Để hạn chế rủi ro tín dụng của chi nhánh, một trong những giải pháp quan trọng là hoàn thiện và tăng cường hoạt động của bộ phận kiểm soát nội bộ vì đây chính là
Nội
hàng rào bảo vệ hữu hiệu đầu tiên có khả năng loại trừ những rủi ro tín dụng tiềm tàng có thể xảy ra. Muốn vậy chi nhánh cần đặc biệt lưu ý công tác bố trí nhân sự và đào tạo cán bộ cho bộ phận kiểm tra nội bộ. Những người làm công tác kiểm tra nội bộ phải là người có kinh nghiệm, am hiểu hoạt động ngân hàng, có kiến thức chung về nghiệp vụ ngân hàng, kiến thức về pháp luật, kiến thức về kinh tế, kiến thức chuyên môn về lĩnh vực kiểm toán, kiến thức về tin học, ngoại ngữ... để đảm bảo đủ năng lực đảm nhiệm công tác quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả.
Ngoài ra, hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải tách rời với hoạt động của chi nhánh. Hiện tại có tình trạng cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ phải kiêm nhiệm thêm một số công việc khác của chi nhánh nên không đủ thời gian tập trung cho việc tác nghiệp. Bên cạnh đó cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ cũng thuộc biên chế của chi nhánh nên trong quá trình tác nghiệp còn cả nể và chưa thật sự góp ý thẳng thắn những hồ sơ tín dụng sau kiểm tra bị mắc lỗi. Do đó, để đảm bảo có thể phản ánh chính xác những vi phạm tín dụng, đề nghị tách phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ ra khỏi chi nhánh và trực thuộc trực tiếp Ban tổng giám đốc NHCT. Bên cạnh đó để nâng cao chất lượng hoạt động, công tác kiểm tra kiểm soát phải được thường xuyên tiến hành với phương thức linh hoạt, theo chương trình định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất, kết hợp tự tổ chức kiểm soát tại chỗ và hoán đổi công việc để phát hiện và xử lý những vi phạm tiêu cực trong hoạt động kinh doanh.
Nội
KẾT LUẬN
Trong quá trình thực tập tại VietinBank - Chi nhánh Đông Anh em nhận thấy đây là một chi nhánh còn non trẻ lại đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt với rất nhiều các ngân hàng khác trên địa bàn Hà Nội. Nhưng đứng trước khó khăn, bằng ý chí vươn lên từ nội lực của cán bộ, công nhân viên, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của VietinBank và NHNN, từng bước chi nhánh đã hòa nhập với cơ chế thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo lập cho mình chỗ đứng vững vàng, để ngày càng phát triển ổn định. Hoạt động tín dụng của chi nhánh Đông Anh trong thời gian vừa qua cũng đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng khen ngợi. Tuy nhiên, không có nghĩa là không còn những tồn tại yếu kém.
Đi sâu nghiên cứu, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn tại VietinBank - Chi nhánh Đông Anh, đã giúp em tổng hợp được một bài chuyên đề bao gồm trong đó những ý kiến đánh giá và giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng tín dung tại chi nhánh. Do thời gian thực tập có hạn, trình độ nhận thức còn non kém nên bài viết có nhiều điểm thiếu xót rất mong được sự góp ý thêm. Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn của Th.s Nguyễn Minh Phương và sự giúp đỡ tận tình của các anh, chị các cô, bác tại chi nhánh ngân hàng đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bản báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Bình
Nội
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN VÀ THAM KHẢO
[1] Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHTMCP Công Thương - Chi nhánh Đông Anh giai đoạn 2010 - 2012.
[2] Báo cáo thường niên NHTMCP Công Thương Việt Nam.
[3] Bảng cân đối kế toán NHTMCP Công Thương - Chi nhánh Đông Anh giai đoạn 2010-2012
[4] Nhóm giảng viên ĐHCN Hà Nội, Đề cương bài giảng tài chính doanh nghiệp 1, ĐHCNHN: Hà Nội, 2012
[5] Nhóm giảng viên ĐHCN Hà Nội, Đề cương bài giảng tài chính doanh nghiệp 2, ĐHCNHN: Hà Nội, 2013
[6] Tạp chí Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt năm 2010 -2012. [7] Trang web chính thức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam:
http://www.vietinbank.com.vn
[8] Trang web chính thức của NHNN: http://www.sbv.gov.vn
[9] Trang web khác:
http://www.vneconomy.vn.
http://www.Vnexpress.net.