Tình hình sử dụng lao động tại công ty 1 phân tích tình hình lao động.

Một phần của tài liệu Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH đầu tư xây dựng và dịch vụ tân đạt giai đoạn (2010 2012 (Trang 27)

V THIẾT BỊ KHÁC

2.6.2.Tình hình sử dụng lao động tại công ty 1 phân tích tình hình lao động.

2.6.2.1. phân tích tình hình lao động.

Là công ty chuyên về xây dựng nên số lượng và nhân viên của Công ty TNHH đầu tư xây dựng và dịch vụ Tân Đạt không tập trung ở một chỗ mà được phân tán ở các phòng ban, công trình mà công ty thi công. Chính vì vậy việc bố trí và sử dụng lao

bộ công nhân viên nhằm nâng cao năng lực làm việc, đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhằm mang lại doanh thu lớn cho công ty.

Công ty TNHH đầu tư xây dựng và dịch vụ Tân Đạt phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất:

+ Lao động trực tiếp: Là lao động trực tiếp tham gia vào quá trình thi công công trình của Công ty.

+ Lao động gián tiếp: Là lao động làm việc trong khối văn phòng.

Bảng 2.11. Tình hình lao động với mức biến động tuyệt đối giữa năm 2011 và năm 2012.

STT Chỉ tiêu Năm2011 2012Năm

Chênh lệch Số tuyệt

đối Số tương đối(%)

1 Lao động gián tiếp 37 39 2 5,41%

2 Lao động trực tiếp 141 212 71 50,35%

3 Tổng số nhân viên Công ty 178 251 73 41,01%

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng số công nhân viên của công ty năm 2012 tăng 73người từ 178 người năm 2011 lên đến 251 người năm 2012 tương ứng với tăng 41,01%. Sự tăng này là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

+Lao động gián tiếp: Năm 2012 tăng 2 người so với năm 2011 ( từ 37 người năm 2011 tăng lên 39 người vào năm 2012) tương ứng tăng 5,41%

+Lao động trực tiếp: Năm 2012 tăng 71 người so với năm 2011 từ 141 người năm 2010 lên tới 212 người năm 2012 tương ứng với tăng 50,35%.

2.6.2.2.Các hình thức trả lương.

Trong xã hội,bất kỳ ngành nghề sản xuất kinh doanh nào cũng phải cần đến lao động vì lao động sẽ tạo ra của cải xã hội, xây dựng nên thu nhập của doanh nghiệp. Để quản lý và sử dụng lao động một cách tốt nhất, hiệu quả,công ty TNHH đầu tư xây dựng và dịch vụ Tân Đạt luôn quan tâm chú trọng đến vấn đề tiền lương của toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty sao cho hợp lý nhất với công sức của công nhân viên bỏ ra.

Công ty trả lương theo thời gian và trả lương khoán.

+ Trả lương theo thời gian (lương công): Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, hệ số cấp bậc kỹ thuật và đơn giá tiền lương theo thời gian. Công ty trả lương cố định theo quý trên cơ sỏ hợp đồng lao động ( Trả bằng tiền mặt vào cuối mỗi quý).

Công thức: Lương nhân viên = Thời gian làm việc thực tế x Mức lương thời gian

+ Trả lương khoán (lương thuê ngoài): là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc đã khoán cho người lao động. Giá cả thông qua thương lượng giữa người khoán và người nhận khoán.

Bảng 2.12.Tổng quỹ tiền lương.

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

Mức (đồng) Tỷ lệ Mức (đồng) Tỷ lệ Mức (đồng) % Lương khoán 3.676.667.050 60,34% 4.940.888.148 58,8% 1.264.221.098 34,38 Lương công 2.416.582.950 39,66% 3.461.982.852 41,2% 1.045.399.902 43,26 Tổng 6.093.250.000 100% 8.402.871.000 100 % 2.309.621.000 37,9

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Ta nhận thấy tổng mức quỹ tiền lương gồm: lương khoán và lương thuê ngoài năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là: 1.264.221.098 đồng, tương ứng tăng 34,38%. Đây là tín hiệu tốt cho thấy số lượng lao động tăng nhằm đáp ứng lượng công việc ngày càng tăng của công ty, đồng thời đối với đời sống của người lao động được nâng vì mức lương đã tăng một cách đáng kể chỉ trong vòng 2 năm

Cụ thể qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy:

+ Năm 2011: Tỷ lệ lương công nhỏ hơn không đáng kể so với lương thuê ngoài. Cho thấy công ty vẫn dựa rất nhiều vào lực lượng lao động thuộc biên chế của công ty, tuy nhiên công ty đã dần nhận thấy được lợi thế của công nhân thuê ngoài dưới sự quản lý của các công nhân thuộc biên chế của công ty trong quá trình thi công công trình.

+ Năm 2012: Tỷ lệ giữa lương khoán và lương tính theo thời gian bắt đầu đã có sự chênh lệch rõ ràng hơn. Tỷ lệ lương tính theo thời gian đã là 41,2%, cho thấy công ty đã bắt đầu có những biện pháp cải tiến phương pháp trả lương, công ty dùng nhiều lực lượng công nhân thuê ngoài hơn nhằm tiết kiệm chi phí và tăng tiến độ công trình. Bên cạnh đó cũng rút bớt gánh nặng cho công nhân thuộc biên chế của công ty lúc này họ chỉ phải làm những công việc kỹ thuật còn những công việc phổ thông được giao khoán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.13.Một số chỉ tiêu liên quan đến hệ thống đòn bẩy. (đơn vị tính : đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1.Lợi nhuận trước thuế 1.091.502.752 1.105.044.237 1.159.041.358

2.Chi phí lãi vay 187.359.070 203.495.060 298.032.417

3.EBIT 1.278.861.822 1.308.539.297 1.457.073.775 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) 2.7.1. Hệ thống đòn bẩy.Đòn bẩy hoạt động. DOL==

Tính đến độ bẩy hoạt động ta phải tính đến chi phí cố định mà công ty phải bỏ ra,bao gồm chi phí sản xuất chung,chi phí quản lý doanh nghiệp.Ngoài ra,do công ty trả khoản chi phí bán hàng cố định hàng kỳ nên chi phí bán hàng cũng được tính vào chi phí cố định.Ta có bảng sau:

Bảng 2.14. Phân loại chi phí (Đơn vị tính: đồng).

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010

-Chi phí biến đổi gồm: Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp

14.132.229.00012.355.774.000 12.355.774.000 1.776.455.000 12.109.719.00 0 10.516.498.00 0 4.206.293.595 3.178.437.595 1.027.856.000

1.593.221.000

-Chi phí cố định gồm: Chi phí sản xuất chung Chi phí bán hàng

Chi phí quản lý doanh nghiệp

1.996.889.215856.851.000 856.851.000 488.175.000 651.863.215 1.746.301.765 501.334.000 610.731.000 634.236.765 1.169.889.137 423.672.000 217.150.000 529.067.137 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Sau khi tính toán ta có bảng số liệu: Bảng 2.15. Chỉ tiêu độ bẩy hoạt động

Năm DOL

2010 1,09

2011 2,33

Độ bẩy hoạt động cả ba năm đều dương chứng tỏ công ty đã vượt qua sản lượng hòa vốn. Độ bẩy hoạt động năm 2010 bằng 1,09 có nghĩa là từ mức doanh thu 7.981.162.259 đồng, cứ 1% thay đổi trong doanh thu đưa đến thay đổi 1,09% trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) theo cùng chiều với thay đổi trong doanh thu. Nói cách khác, một gia tăng X% trong doanh thu đưa đến một gia tăng 1,09X% EBIT. Tương tự, một sụt giảm X% trong doanh thu đưa đến một sụt giảm 1,09X% EBIT. Độ bẩy hoạt động năm 2011 bằng 2,33 có nghĩa là từ mức doanh thu 15.807.627.536 đồng, cứ 1% thay đổi trong doanh thu đưa đến thay đổi 2,33% trong lợi nhuận hoạt động theo cùng chiều với thay đổi trong doanh thu, một gia tăng X% trong doanh thu đưa đến một gia tăng 12,33X% trong lợi nhuận hoạt động và ngược lại.

Cũng tương tự đối với năm 2012,DOL = 2,37 đồng nghĩa với việc giảm 1% doanh thu sẽ làm giảm 2,37% EBIT,tăng 1% doanh thu sẽ làm tăng 2,37% EBIT.

Qua biểu đồ trên ta thấy độ bẩy hoạt động từ năm 2010 đến năm 2012 có sự tăng lên ( từ 1.09 năm 2010 lên 2,37 năm 2012), điều đó thể hiện khi doanh thu thay đổi thì lợi nhuận năm 2012 nhạy cảm hơn và rủi ro cũng lớn hơn năm 2010,2011. Vì thế mà khi tốc độ tăng doanh thu của 3 năm là như nhau thì lợi nhuận hoạt động năm 2012 có tốc độ tăng là lớn nhất,sau đó đến năm 2011 và 2010 là năm có tốc độ tăng EBIT nhỏ nhất.

Đòn bẩy tài chính.

Xác định độ bẩy tài chính DFL theo công thức: DFL =

Bảng 2.16. Chỉ tiêu độ bẩy tài chính năm 2010,2011,2012

Năm DFL

2010 1,17

2011 1,18

2012 1,26

Biểu đồ 2.9.Độ bẩy tài chính.

Nhận xét : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2010, DFL = 1,17 có nghĩa là nếu EBIT thay đổi 1% thì ROE sẽ thay đổi 1,17% theo cùng chiều với thay đổi trong EBIT

Năm 2011, DFL = 1,18 có nghĩa là nếu EBIT thay đổi 1% thì ROE sẽ thay đổi 1,18% cùng chiều với thay đổi trong EBIT. Nói cách khác, một gia tăng 10% trong EBIT sẽ dẫn đến một gia tăng 10,18% trong ROE, tương tự một sụt giảm 10% trong EBIT sẽ dẫn đến một sụt giảm 10,18% trong ROE.

Mặc dù EBIT tăng dần từ năm 2010 đến 2012, nhưng DFL lại giảm, nguyên nhân là do yếu tố chi phí lãi vay. Ta thấy, hoạt động đi vay của công ty đã giảm đáng kể. Năm 2012 DFL bằng 1,26 có nghĩa là cứ EBIT tăng 1% thì thu nhập trên vốn chủ sở hữu tăng 1,26%. Tỷ suất này tăng so với năm 2010 và 2011 cho thấy mức độ rủi ro trong tài chính tăng lên do tỷ lệ chi phí lãi vay năm 2012 cao hơn.

Đòn bẩy tổng hợp. Mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp(DTL): DFL DOL DTL= ×

Với công thức trên ta sẽ đi phân tích chỉ tiêu DTL như sau: Bảng 2.17. Chỉ tiêu độ bẩy tổng hợp.

2012 2,99

Biểu đồ 2.10. Độ bẩy hoạt động.

Nhận xét:

Năm 2010: Độ bẩy tổng hợp bằng 1,28 tức là mỗi thay đổi tăng lên hay giảm xuống 1% trong doanh thu từ 7.981.162.259 đồng sẽ dẫn đến thay đổi tăng lên hay giảm xuống 1,28% trong lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)..

Năm 2011: Độ bẩy tổng hợp bằng 2,75 tức là mỗi thay đổi tăng lên hay giảm xuống 1% trong doanh thu sẽ dẫn đến thay đổi tăng lên hay giảm xuống 1.352057% trong EPS.

Năm 2012 : Độ bẩy tổng hợp bằng 2,99 cho thấy từ 18.180905.613 đồng doanh thu,cứ khi nào doanh thu thay đổi 1% thì ROE thay đổi 2,99% theo cùng chiều.

 Trong ba năm,công ty TNHH đầu tư xây dựng và dịch vụ Tân Đạt sử dụng đòn bẩy hoạt động ở mức cao hơn so với mức sử dụng đòn bẩy tài chính. Điều này cho thấy công ty chú trọng vào việc sử dụng đòn bẩy hoạt động hơn là sử dụng đòn bẩy tài chính.

Từ đó ta có thể kết luận rằng : Công ty trong những năm gần đây chính sách sử

dụng DOL có vai trò quan trọng, thể hiện qua sự thay đổi của doanh thu ảnh hưởng đến sự thay đổi của lợi nhuận hoạt động đóng góp phần lớn trong mục tiêu làm tăng ROE.

Một phần của tài liệu Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH đầu tư xây dựng và dịch vụ tân đạt giai đoạn (2010 2012 (Trang 27)