C: Chịu trách nhiệm trực tiếp B: Phải được thông báo
17. CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ THỰC TẾ DỰ ÁN (LESSONS LEARNT)
17.1. Hoạch định phạm vi mục tiêu dự án
• Xác định mục tiêu rõ ràng cụ thể ngay từ đầu: đội dự án đa vấp phải những khó khăn nhất định khi xây dựng muc tiêu phạm vi dự án; yêu cầu của chủ đầu tư và yêu cầu của khách hàng không thống nhất với nhau
• Hạn chế đến mức tối đa sự thay đổi phạm vi dự án: đội dự án đa phải thay đổi phạm vi của dự án cho phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư
17.2. Hoạch định thời gian thực hiện
• Hạn chế thay đổi thời gian dù với bất kỳ lý do nào: vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và chi phí của dự án
• Làm WBS thật chi tiết, cụ thể ngay từ đầu: mặc dù đa cố gắng chuẩn bị WBS ngay từ đầu nhưng vẫn mắc một số sai lầm và phải điều chỉnh trong quá trình thực thi
17.3. Hoạch định chi phí dự án
• Không để vượt qua ngân sách được cấp
• Phải có phương án tính toán chi phí dự phòng tốt hơn nữa
• Thu chi ngân sách phải rõ ràng minh bạch, tránh trường hợp lợi dụng chức quyền trục lợi cá nhân: xây dựng quy trình sử dụng tiền ngay từ đầu dự án
17.4. Hoạch định chất lượng dự án
• Cần kế hoạch quản lý chất lượng cụ thể, chi tiết, đặc biệt là lưu ý đến điểm bàn giao các hạng mục vì nó ảnh hưởng đến các giai đoạn tiếp theo
• Có kế hoạch xử lý tại điểm bàn giao nếu chất lượng hạng mục đó không đạt
17.5. Quản lý truyền thông
• Quy định cụ thể, rõ ràng, chính xác các kênh thông tin trong và ngoài dự án: điện thoại, email, văn bản
• Lập ra các quy trình xử lý một cách rõ ràng và thống nhất trong toàn bộ dự án để xử lý kịp thời các phát sinh về vấn đề truyền thông
Phạm Nữ Ánh Huyên _ MBA11B
Page 34
17.6. Quản lý con người
• Tìm hiểu khả năng của nhân viên để bố trí đúng chuyên môn công việc, không chọn tùy tiện nhân viên thay thế
• Không để tình trạng làm việc quá giờ xảy ra
• Tăng cường giao tiếp trong đội dự án để chia sẻ kinh nghiệm làm việc giữa các nhân viên
• Tạo môi trường làm việc lành mạnh, cạnh tranh công bằng
• Có kế hoạch dự phòng nguồn nhân lực thay thế: phải đảm bảo có khả năng thay thế, và kịp thời
• Có kế hoạch xử lý mâu thuẫn giữa các nhân viên: trình tự, thủ tục, người xử lý rõ ràng cụ thể
• Xây dựng quy định làm việc ngay từ đầu nhằm định hướng cũng như hướng dẫn các nhân viên làm việc một cách đồng bộ, tránh sai sót
17.7. Quản lý rủi ro
• Có kế hoạch quản lý rủi ro ngay từ lúc bắt đầu dự án
• Dựa vào kinh nghiệm bản thân, tham khảo ý kiến chuyên gia, thực tế diễn ra để nhận diện, phân tích đánh giá tác động, tần suất diễn ra của những rủi ro tiềm năng có khả năng ảnh hưởng đến dự án trong tương lai: lập bảng Risk Register một cách cụ thể
• Chi phí cho xử lý rủi ro phải được dự trù từ trước tốt hơn nữa
• Quy trình, thủ tục xử lý rủi ro phải thống nhất từ ban đầu và có sự đồng ý của nhà đầu tư, đội dự án