Phân bố tỷ lệ KTBT theo tuổi ở nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu tỷ lệ kháng ở bệnh nhân truyền máu nhiều lần tại bệnh viện đa khoa xanh pôn 2013 (Trang 41)

Bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ gặp KTBT ở nhóm tuổi từ 1-10 tuổi là 3.84%. Nguyên nhân là do ở nhóm tuổi này mẫu nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là những bệnh nhân Thalassemia nhận máu nhiều lần.

4.2.3. Phân bố tỷ lệ KTBT theo chuẩn đoán lâm sàng ở nhóm nghiên cứu.

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy nhóm bệnh nhân Thalassemia có tỷ lệ KTBT là 3.7%. Đây là nhóm bệnh thường xuyên phải truyền khối hồng cầu trong quá trình điều trị và hầu hết họ đã được truyền máu trên 10 lần. Khả năng sinh miễn dịch phụ thuộc nhiều vào số lần truyền máu và khoảng cách

33

giữa các lần truyền. Số lần càng nhiều, sự nhận máu không phù hợp, cơ hội sinh KTBT càng cao.

Theo nhận xét của tác giả Bùi Thị Mai An (2006) và Trần Thị Thu Hà (1999), nhóm bệnh nhân Thiếu máu tan máu miễn dịch có tỷ lệ KTBT cao nhất [1], [2]. Đây là nhóm bệnh vừa có kháng thể tự miễn vừa có kháng thể đồng loài và những trường này rất khó để xác định được bản chất của kháng thể, nên trong nghiên cứu này chúng tôi loại nhóm bệnh này ra không nghiên cứu.

4.2.4. Phân bố tỷ lệ KTBT theo số lần truyền máu ở nhóm nghiên cứu.

Theo kết quả bảng 3.5 thì những bệnh nhân truyền máu (khối hồng cầu) dưới 10 lần có khả năng thấp xuất hiện KTBT. Tỷ lệ KTBT ở nhóm truyền máu từ 10 lần trở lên là 3.2%. sự khác biệt về tỷ lệ KTBT giữa nhóm nhận máu trên 10 lần và các nhóm khác là có ý nghĩa.

Tác giả Bùi Thị Mai An (2006) cho thấy tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân truyên máu trên 5 lần là 22.78% cao hơn so với tỷ lệ KTBT ở nhóm truyền máu dưới 5 lần (8.62%) [1].

Lý do là để phát sinh miễn dịch, đa số các kháng nguyên phải có một liều lượng thích hợp với số lần kích thích nhất định mới có khả năng gây đáp ứng miễn dịch. Khi số lần truyền máu càng nhiều, khoảng cách giữa các lần truyền máu đủ lớn thì càng kích thích hệ miễn dịch sinh ra KTBT chống lại kháng nguyên hồng cầu không hoà hợp được đưa vào nhiều lần qua truyền máu. Vì vậy, sàng lọc KTBT cho những đối tượng này trước mỗi lần truyền máu là rất cần thiết để hạn chế nguy cơ tai biến do bất đồng miễn dịch.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tỷ lệ kháng ở bệnh nhân truyền máu nhiều lần tại bệnh viện đa khoa xanh pôn 2013 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)