Hiệu ứng, hiệu quả báo chí qua phản hồi của công chúng an sinh xã hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về an sinh xã hội ở nước ta thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 29)

- Kết quả khảo sát cho thấy nhận thức của công chúng về ASXH còn

rất hạn chế, mức độ từ hiểu sơ lược đến chưa hiểu gì đối với những bệnh

nhân đang đi khám chữa bệnh là 61,93%; sinh viên là 50%; giám đốc doanh nghiệp là 45,56% và ngay cả giám đốc BHXH là những người đang trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN - những trụ cột chính của hệ thống ASXH mức độ hiểu biết về ASXH từ hiểu sơ lược đến chưa hiểu gì cũng chiếm tới 23,32% số người được hỏi. Quá trình phát phiếu điều tra khảo sát trực tiếp với đối tượng bệnh nhân và sinh viên chúng tôi phải mất rất nhiều thời gian giải thích, hầu như khái niệm ASXH còn quá xa lạ đối với các tầng lớp nhân dân.

- Kết quả khảo sát này cho thấy báo in vẫn là kênh quan trọng, phù hợp với công tác truyền thông cho những đối tượng có trình độ học vấn, tuy nhiên hiện đang bị các loại hình báo chí khác như truyền hình, báo điện tử và phát thanh chi phối mức độ ảnh hưởng.

- Tuy mức độ quan tâm của các đối tượng rất khác nhau, nhưng phân tích số liệu khảo sát cũng phản ánh rõ nét nhu cầu thông tin của công chúng báo chí đối với vấn đề ASXH từ mức độ thường xuyên quan tâm đến rất quan tâm chiếm từ gần 30% đến trên 50%; đặc biệt, những đối

19

tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý thường quan tâm nhiều hơn đến những nội dung ASXH trên báo chí (trên 44% đến trên 50%).

- Nội dung báo chí phản ánh về BHXH, BHYT, được công chúng quan tâm nhiều nhất, khá phù hợp với những nội dung đã được cơ sở lý luận về ASXH chỉ ra, vì đó là những trụ cột của hệ thống ASXH quốc gia, có tác động tới cuộc sống, sức khỏe của mọi tầng lớp cán bộ, nhân dân. Đối với nhóm học sinh, sinh viên cũng thường quan tâm hơn tới các chính sách, chế độ ASXH đặc thù mang tính trợ cấp, trợ giúp, ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước dành cho các đối tượng khó khăn, yếu thế.

- Truyền hình vẫn được công chúng coi là kênh truyền thông hiệu quả nhất; báo in được giới trí thức và đối tượng lãnh đạo, quản lý coi trọng hơn các đối tượng khác. Phát thanh và báo điện tử cũng được công chúng đánh giá có hiệu quả nhất định. Điều này cho thấy, trong thời đại bùng nổ thông tin, báo in đang bị các loại hình báo chí hiện đại lấn át, đòi hỏi cần phải có sự đổi mới mạnh mẽ nội dung và hình thức thể hiện để có thể tồn tại và phát triển.

- Công chúng ASXH thường tiếp nhận thông tin thông qua những thể loại thông dụng của báo chí, đó là tin tức, bài phản ánh, phóng sự, phỏng vấn, điều tra. Các thể loại xã luận, bình luận được các đối tượng là những người lãnh đạo, quản lý quan tâm. Các đối tượng công chúng khác ít quan tâm thể loại này.

- Khảo sát ý thức tuân thủ pháp luật ASXH: 304 ý kiến cho biết đóng

đầy đủ, kịp thời (58,69%); 102 ý kiến cho biết đóng chưa đầy đủ (19,69%) và 120 ý kiến cho biết đóng chưa kịp thời (2,34%). Thực trạng này phản ánh tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN hiện nay là khá phổ biến, mà nguyên nhân chính là do nhận thức, hiểu biết về ASXH nói chung và BHXH, BHYT, BHTN nói riêng của chủ sử dụng lao động còn hạn chế; người lao động cũng không có thông tin và không dám đấu tranh khi quyền lợi của họ bị xâm hại.

20

- Trong thiết kế nội dung phiếu điều tra khảo sát, tác giả còn đưa ra các câu hỏi mở để khai thác thêm những ý kiến tư vấn mang tính sáng tạo, bổ sung những thông tin cần thiết, phục vụ cho nghiên cứu xây dựng Luận án. Kết quả tổng hợp có 71 ý kiến đóng góp khác của công chúng tư vấn, đề xuất tập trung vào các nhóm với nội dung, giúp thêm cho việc nghiên cứu xây dựng giải pháp ở Chương 3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về an sinh xã hội ở nước ta thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)