Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về an sinh xã hội ở nước ta thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 31)

* Ưu điểm: Báo chí đã có sự quan tâm tuyên truyền các vấn đề

ASXH, một số tờ đã quan tâm sử dụng các thể loại báo chí mũi nhọn để chuyển tải nội dung ASXH, thu hút bạn đọc. Công tác truyền thông ASXH bước đầu được cơ quan tổ chức thực hiện quan tâm.

* Hạn chế: Nội dung phản ánh ASXH còn nghèo nàn, chưa

tương xứng vị trí, vai trò của ASXH. Mức độ quan tâm, chủ đề phản ánh có sự chênh lệch rất lớn giữa các tờ báo. Các thể loại báo chí có ưu thế ít được sử dụng. Công tác truyền thông ASXH còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu.

21

* Nguyên nhân của hạn chế: Nhận thức, hiểu biết chung của xã hội và

cơ quan báo chí về ASXH còn hạn chế. Chưa có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo báo chí truyền thông mạnh mẽ về ASXH. Năng lực phóng viên báo chí viết về ASXH còn hạn chế. Tổ chức bộ máy, nhân lực, kinh phí truyền thông ASXH chưa được quan tâm đầu tư thỏa đáng. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ, liên thông giữa các bộ ngành khu vực ASXH. Công tác truyền thông của BHXH Việt Nam - trụ cột của hệ thống ASXH, còn nhiều hạn chế, chưa đáp

ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 22/11/2012

của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Về tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012

– 2020” đã chỉ rõ: Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật

về BHXH, BHYT chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao..

Tiểu kết Chƣơng 2

Kết quả khảo sát cho thấy, các cơ quan báo chí đã có sự quan tâm tuyên truyền các vấn đề ASXH, góp phần đưa chính sách, chế độ ASXH của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống. Những nội dung ASXH trên báo chí cũng đã góp phần làm cho nội dung phản ánh của báo chí thêm sinh động, hấp dẫn. Một số tờ báo đã chú ý sử dụng các thể loại báo chí để chuyển tải nội dung ASXH, tạo sự thu hút bạn đọc. Mức độ quan tâm của công chúng đối với ASXH là rất lớn, từ thường xuyên quan tâm đến rất quan tâm luôn chiếm từ 50,3% đến trên 80% ý kiến đánh giá; công tác truyền thông của hệ thống BHXH Việt Nam – trụ cột của hệ thống ASXH có sự quan tâm đầu tư và đạt kết quả bước đầu.

Đặc biệt, kết quả khảo sát cũng cho thấy hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về ASXH còn thấp, thể hiện qua số lượng tin, bài ít; nội dung phản ánh, hình thức chuyển tải còn chưa phong phú, hấp dẫn. Đồng thời, qua ý kiến phản hồi của công chúng và qua thăm dò nhận thức, hiểu biết về ASXH của các đối tượng tham gia, thụ hưởng và tổ chức thực hiện

22

cũng cho thấy công tác truyền thông về ASXH, nhất là vai trò, hiệu quả báo chí nói riêng còn nhiều hạn chế; công tác truyền thông ASXH ở các bộ, ngành, nhất là đơn vị trụ cột ASXH cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Tinh thần phản biện xã hội của báo chí đối với việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật ASXH chưa đạt yêu cầu. Thực trạng đó đặt ra yêu cầu cần xây dựng những giải pháp đồng bộ, phù hợp hơn, góp phần nâng cao hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông ASXH trong thời gian tới.

Chƣơng 3:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về an sinh xã hội ở nước ta thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)