Đối với các cơ quan báo chí khảo sát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về an sinh xã hội ở nước ta thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 37)

- Tác giả kiến nghị các tờ báo đã khảo sát, là các cơ quan ngôn luận của các Trung ương Đảng (bao Nhân Dân) và các bộ, ngành có liên quan mật thiết tới các lĩnh vực ASXH (Laođộng, Lao động & Xã hội, Sức khỏe & Đời sống và báo BHXH) cần khắc phục những nhược điểm, hạn chế về số lượng tác phẩm, chất lượng nội dung và hình thức thông tin, nắm bắt kịp thời nhu cầu của công chúng, đi đầu trong thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trong hoạt động truyền thông về ASXH ở nước ta.

Tiểu kết Chƣơng 3

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu

rộng; khi sức mạnh của thông tin và những liên kết khác đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia; khi hội nhập có yêu cầu cao chưa từng có song hành với yêu cầu ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước đang đặt ra thì vấn đề ASXH càng được coi là một chỉ báo của sự ổn định và phát triển. Mọi hoạt động của xã hội đều phải hướng về con người - mà con người là trung tâm thì an sinh cho con người phải được coi là quan trọng và trước hết. Chính vì vậy, công tác truyền thông ASXH phải được đặt đúng vị trí, đúng tầm và phải đi vào hoạt động chuyên nghiệp, hiện đại, coi trọng tính hiệu lực, hiệu quả. Báo chí là phương tiện truyền thông quan trọng nhất phải là lực lượng đi đầu, phát huy hiệu lực, hiệu quả trong công tác chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, phổ biến xây dựng, hoàn thiện hệ thống ASXH quốc gia vì sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước.

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận của đề tài nghiên cứu, làm sáng tỏ những ưu điểm, nhược điểm của báo chí trong công tác truyền thông về ASXH và trên cơ sở của việc xác định rõ những vấn đề đang đặt

27

ra đối với việc thực hiện công tác ASXH ở nước ta hiện nay, chương này tác giả tập trung xây dựng và đề xuất 9 giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông ASXH thời gian tới.

Từ kết quả nghiên cứu, bên cạnh việc đề xuất các giải pháp, tác giả luận án đưa ra một số kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan hữu quan và các cơ quan báo chí đã khảo sát cần thực hiện những công việc cụ thể để góp phần thực hiện tốt hơn các giải pháp, góp phần thực hiện tốt công tác truyền thông về ASXH ở nước ta thời kỳ hội nhập quốc tế.

KẾT LUẬN

Do nhu cầu thông tin - giao tiếp và nhận thức của con người, báo chí đã ra đời và ngày càng khẳng định vị trí vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Báo chí đã trở thành phương tiện, đồng thời trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của con người. Báo chí đã tự xác định cho mình những chức năng to lớn phục vụ con người và sự tiến bộ, công bằng và phát triển xã hội. Ở nước ta, sự nghiệp đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế sâu rộng đạt được những thành tựu to lớn: chính trị ổn định, kinh tế phát triển, ASXH được bảo đảm là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của báo chí.

Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu thông tin của

công chúng thời gian qua báo chí nước ta đã dành sự quan tâm và có những thành tựu đáng kể trong việc định hướng dư luận hiểu đúng và chấp hành tốt chính sách, luật pháp ASXH.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu phản ánh hiệu quả báo chí trong hoạt

động truyền thông về ASXH còn ở mức thấp, thể hiện qua thực trạng nhận thức, hiểu biết của cán bộ và nhân dân về ASXH còn rất hạn chế. Nội dung thông tin các vấn đề ASXH và hình thức chuyển tải về ASXH trên báo chí còn thiếu hợp lý, nghèo nàn. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và việc tổ chức

28

thực hiện công tác truyền thông ASXH cũng chưa được quan tâm đúng mức, là những lý do có ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả thông tin về ASXH trên báo chí trong thời gian qua.

Là những chính sách xã hội quan trọng bậc nhất đối với toàn dân,

chính sách ASXH ở nước ta đang từng bước mở rộng và hoàn thiện theo

định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đến năm 2020 cơ bản bảo đảm

ASXH toàn dân. Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập và phát triển, đất

nước đang đứng trước những thời cơ và vận hội lớn, đi liền với những khó khăn, thách thức mới, đòi hỏi báo chí với vai trò chủ lực của binh chủng truyền thông đại chúng, cần thực hiện tốt hơn sứ mệnh là người tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể tích cực đóng góp xây dựng, phát triển, hoàn thiện hệ thống ASXH ở nước ta.

Từ những cơ sở lý luận được xác lập và qua khảo sát thực tiễn, luận án đưa ra những giải pháp tổng thể mang tính đột phá nhằm nâng cao hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về ASXH: từ thay đổi, nâng cao nhận thức đến lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và các điều kiện bảo đảm, góp phần thực hiện tốt hơn công tác truyền thông, thúc đẩy sự nghiệp ASXH ngày càng hoàn thiện và phát triển bền vững, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Từ kết quả nghiên cứu của luận án, có thể triển khai hướng nghiên cứu tiếp theo để tham mưu, đề xuất với các các cơ quan chức năng xây dựng chiến lược truyền thông, mô hình truyền thông về ASXH ở nước ta trong thời gian tới hoặc nghiên cứu các đề tài nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông về ASXH của các tờ báo, hay đối với báo chí ở các loại hình khác nhau, như báo hình, báo nói, báo điện tử…

Đối với Tạp chí BHXH, là nơi tác giả công tác, sẽ ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn hoạt động, giữ vai trò là một cơ quan báo chí chủ lực, chất lượng cao của BHXH Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả báo chí trong công tác truyền thông về ASXH ở nước ta./.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về an sinh xã hội ở nước ta thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)