Một số giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo vệ khu di tích lịch sử văn hóa côn sơn kiếp bạc ở hải dương hiện nay (Trang 52)

7. Kết cấu khóa luận

3.2.Một số giải pháp cụ thể

Khu di tích LSVH Côn Sơn - Kiếp Bạc là một công trình kiến trúc đã bị xuống cấp nhiều do thời gian hình thành đã lâu cộng với những tiêu cực do môi trƣờng bên ngoài tác động gây ảnh hƣởng đến việc bảo vệ và phát triển khu di tích. Việc bảo tồn khu di tích vì thế mà gặp nhiều khó khăn.

Để giải quyết tình trạng này, việc bảo tồn khu di tích LSVH Côn Sơn - Kiếp Bạc cần có những biện pháp cấp thời và lâu dài nhƣ sau:

3.2.1. Bảo vệ cảnh quan môi trường di tích.

Một di tích sẽ không thể hiện đƣợc hết giá trị của mình khi đặt nó riêng lẻ, tách rời cảnh quan môi trƣờng bao quanh nó. Sự kết hợp hài hòa dung dị mà các di tích vốn có, từ ngàn xƣa và cho đến nay, nếu di tích nào không có đƣợc điều đó thì sẽ là một thiếu sót lớn. Điều này tối cần thiết cho những di tích may mắn còn chút ít giá trị nguyên trạng của thời kì trƣớc để lại. Hiện nay không ít di tích chịu ảnh hƣởng của cảnh quan môi trƣờng không trong sạch, bị vi phạm lấn chiểm với hiện tƣợng cơi nới, xây nhà mở hàng quán của các hộ dân xung quanh… Tìm hiểu nguyên nhân gây hại, qua khảo sát hiện trạng thực tế tại di tích, trên cơ sở đó đề ra biện pháp bảo vệ phù hợp.

3.2.1.1. Giải quyết vấn đề môi trường

Thứ nhất: Cần hạn chế hoặc cấm hẳn một số phƣơng tiện gây ô nhiễm

trực tiếp đối với di tích. Tránh trƣờng hợp dùng sân, vƣờn cây, tham quan di tích làm lối đi lại vận chuyển, nhất là xe cộ, những phƣơng tiện có sức nặng dễ làm mủn tƣờng, nền di tích, những phƣơng tiện xe cộ gắn máy xả bụi bặm. Khí thải gây ô nhiễm, tiếng ồn lớn, chấn động mạnh ảnh hƣởng tới di tích.

Thứ hai: Xem xét kĩ những cơ sở sản xuất hóa chất, vật liệu xây dựng,

công trƣờng thủ công tƣ nhân cũng nhƣ tập thể. Với trƣờng hợp này cần hạn chế dần rồi tiến tới cấm hẳn. Những nhà máy, tổ hợp máy, không những gây ô nhiễm, bụi bặm, thải khí độc cho di tích mà còn có hại cho con ngƣời.

Thứ ba: Chú ý tích cực vệ sinh di tích và môi trƣờng xung quanh, khai thông cống rãnh, giải tỏa các bãi rác thải, vận động nhân dân sống dần khu di tích cần giữ vệ sinh chung, thực hiện tốt chính sách xanh, sạch, đẹp của tỉnh. Nhƣ vậy vừa đảm bảo môi trƣờng sống trong sạch của con ngƣời vừa giữ gìn bảo quản tốt khu di tích.

Thứ tư: Cần chăm sóc tốt những cây xanh đã có, nhất là những cây cổ

thụ lâu năm, coi đây là những di vật có giá trị, đồng thời trồng thêm những cây mới tại khu di tích. Để bảo vệ bền vững cho các công trình kiến trúc cùng với cảnh quan môi trƣờng, ở khu di tích cần lên một bản quy hoạch mặt bằng tổng thể dựa trên cơ sở gốc vốn có của khu di tích.

Thứ năm: Đặc biệt trân trọng mặt nƣớc trong khu di tích cả nhân tạo và

thiên tạo, giữ gìn vệ sinh, cải tạo mặt nƣớc, tránh thả rau, đổ rác làm vẩn đục mặt nƣớc trong khu di tích.

Thứ sáu: Đối với những nơi bị lấn chiếm cảnh quan bằng các hình thức

lấn chiếm đất đai cần buộc dỡ bỏ. Ngành văn hóa cùng ủy ban nhân dân các cấp kiên quyết không cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa cho những hộ này.

3.2.1.2. Giải tỏa việc vi phạm lấn chiếm

Tình trạng vi phạm lấn chiếm di tích diễn ra phổ biến. Và đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho những ngƣời làm công tác bảo vệ di tích của huyện Chí Linh nói riêng và toàn tỉnh Hải Dƣơng nói chung. Chúng ta cần:

Thứ nhất: Tiến hành khảo sát, kê khai nắm bắt đƣợc cụ thể tình hình vi

phạm di tích. Việc kê khai phải đảm bảo phần khu di tích bị lấn chiếm, số hộ, số ngƣời, có thể sơ qua nguyên nhân thời gian từng cá nhân, từng hộ vi phạm. Sauk hi có kết quả này, cần phân loại số liệu thống kê đối với di tích. Trƣớc hết phải quan tâm đến những điểm trung tâm, mức độ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng cần ghi chép đầy đủ, tƣờng tận.

Thứ hai: Đi đôi với việc khảo sát, kê khai cần lập kế hoạch cho việc chi ngân sách theo niên hạn(1, 3, 5 năm) có thể tới 10 năm. Kết quả khảo sát thu đƣợc phải đảm bảo tính chính xác, có giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân để tạo cơ sở pháp lý. Để khảo sát có kết quả tốt nhất cần phải đƣợc sự phối hợp của nhiều cơ quan hữu trách nhƣ: Côn an, địa chính, thanh tra xây dựng, Ủy ban nhân dân… trong đó chủ chốt là phòng Văn hóa thể thao, trong khi kiểm tra cần tìn hiểu thêm nguồn tƣ liệu từ nhân dân xung quanh, ghi lời kể của những “nhân chứng”, vì những ngƣời vi phạm thƣờng có thái độ bất hợp tác với các cơ quan điều tra hoặc có khi gây trở ngại.

Thứ ba: Trong khi chƣa có biện pháp cứng rắn lâu dài cần phải đình chỉ

ngay những công trình xây dựng trong phạm vi bảo vệ của di tích, làm ảnh hƣởng tới cảnh quan khu di tích. Không cấp giấy phép xây dựng cho những công trình nằm trong địa phận đất của khu di tích, cũng nhƣ việc cơi lới ra những công trình vi phạm, tách hộ khẩu của những hộ dân trong phạm vi lấn chiếm.

Thứ tư: Cần tuyên truyền bằng hệ thống thông tin cũng nhƣ đài phát

thanh, truyền hình, sách báo về tác hại của việc lấn chiếm đất. Tuyên truyền, giáo dục cho các hộ dân thực hiện đúng pháp lệnh bảo vệ di tích. Động viên, khuyến khích các hộ tự nguyện di chuyển trả lại cảnh quan vẻ đẹp cho di tích. Những biện pháp này cũng cần một lƣợng kinh phí nhất định, đồng thời thƣờng xuyên thanh tra trên địa bàn huyện. Cần thực hiện ngay việc cắm mốc giới cho khu di tích. Có bản đồ chi tiết phạm vi của di tích, có bản vẽ phối cảnh di tích và các công trình cảnh quan xung quanh để tiện cho việc giải quyết sau này.

Thứ năm: Khi di chuyển các hộ lấn chiếm, cơ quan có thẩm quyền phải

trực tiếp có mặt, đảm bảo đúng theo văn bản. Cùng với đó là sự động viên an ủi nhƣng cũng không bỏ qua những biện pháp cứng rắn khi có những hành vi làm trái quy định của Nhà Nƣớc.

Thứ sáu: Việc giả tỏa luôn luôn là vấn đề khó khăn, nhức nhối hiện nay. Đã có không ít trƣờng hợp gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Cho nên khi tiến hành cần áp dụng theo pháp lệnh của Nhà nƣớc, các thông tƣ chỉ thị của chính phủ, đồng thời có thể chế độ thích hợp của từng địa phƣơng. Cần đại ngộ với những hộ dân tự nguyện tuân theo pháp luật để làm gƣơng cho những hộ khác. Với những hộ, những cá nhân cố tình vi phạm cần có biện pháp cƣỡng chế buộc di chuyển. Có nhƣ vậy mới đáp ứng hữu hiệu đƣợc yêu cầu của công tác bảo vệ cảnh quan di tích, giữ lại đƣợc nguyên vẹn tài sản văn hóa quý báu của huyện Chí Linh và Tỉnh Hải Dƣơng.

3.2.2. Bảo vệ kết cấu kiến trúc công trình

Nƣớc ta không có những công trình kiến trúc có quy mô đồ sộ nhƣ ở một số nƣớc trên thế giới. Song những công trình kiến trúc của ta đã đƣợc hình thành từ rất sớm và có bề dày theo lịch sử dân tộc. Trừ một số di tích của thời cận hiện đại theo lối mới, còn hầu hết đƣợc hình thành từ các bộ phận chính nhƣ: Mái, tƣờng, móng, nền, khung gỗ.

3.2.2.1. Bộ phận mái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc trƣng của mái là có độ dốc lớn để thoát nƣớc nhanh, khu di tích có niên đại sớm thì mái thƣờng chiếm 2/3 chiều cao kiến trúc. Mái cổ đƣợc lợp hai lớp ngói và thƣờng có đƣờng cong duyên dáng, góc mái, vừa có tác dụng cho việc dồn trọng lực vào bộ khung vừa có vẻ đẹp thẩm mĩ của kiến trúc. Mái dày, nặng để che chắn bức xạ của ánh sáng mặt trời đảm bảo độ bền kết cấu bên trong, tăng khả năng cách nhiệt, hạn chế độ ẩm.

Khu di tích LSVH Côn Sơn - Kiếp Bạc đƣợc lớp mái bằng các chất liệu nhƣ: Ngói mũi hài to và nặng, ngói di hay còn đƣợc gọi là ngói vảy cá rất to, dày. Dƣới lớp ngói là hệ thống rui, mè đặt trên hoành có thể bằng tre hoặc gỗ ngâm, tẩm kĩ dƣới nƣớc, hoặc nay đƣợc quét thêm một lớp hóa chất nhằm chống mối, mọt. Vì vậy mái là bộ phận quan trọng của ngôi nhà, tác dụng che

chắn nắng mƣa, và phải thƣờng xuyên chịu tác động của ngoại cảnh, vì vậy ta cần thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất: Chú ý phát quang cây cối che lên mái để hạn chế độ ẩm cho

mái và trong nội thất, ngăn ngừa sự phát triển của rêu, thảo mộc. Trƣớc mùa mƣa bão cần xem xét phát dỡ cành cây, đễ va quệt làm đổ vỡ mái, có biện pháp che chắn những luồng gió lớn làm tốc mái di tích.

Thứ hai: Thƣờng xuyên làm vệ sinh cho mái, trừ bỏ các loại rêu, tảo trên

mái. Nếu có cây mọc trên mái cần phun thạch tín cho hết, nhổ và quét dọn sạch, tránh làm sụt lở mái. Vệ sinh lá cây, các mùn gây cản trở cho việc thoát nƣớc ở trên mái di tích. Thƣờng xuyên quan sát các vụ mối, mọt, tổ chuột… có biện pháp tiêu diệt ngay. Đảo ngói định kì, chuyển xuống quét dọn, lựa bỏ viên kém chất lƣợng. Khi bị thiếu ngói cần có kế hoạch đặt làm trƣớc tại các cơ sở sản xuất để có cùng kích cỡ. Các dui, mè, hoành… nếu bị mục, mọt cần thay thế vật liệu thay thế phải là tre, gỗ khô đã đƣợc ngâm kĩ và có thuốc chống mọt. Lợp mái là công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao, nhất là các bờ nóc, bờ đao, nếu không có tay nghề chuyên môn cao thì sẽ dẫn tới tình trạng mƣa dột vì khi mái hƣ hại thì kéo theo các bộ phận khác cũng xuống cấp nhanh chóng.

3.2.2.2. Bảo vệ tường, móng, nền sân cho di tích

Tƣờng đƣợc xây bằng gạch đất nung, có khi ở lớp ngoài đƣợc chát một lớp vữa mỏng. Để bảo vệ tƣờng và có thể dùng để trang trí ta có thể thực hiện tốt các biện pháp nhƣ: Làm tốt công tác thoát nƣớc cũng nhƣ dƣới chân tƣờng. Cần thông thoáng di tích bằng cách mở cửa những ngày thoáng mát, khô ráo, có ánh nắng mặt trời, đóng cửa vào những ngày mƣa phùn ẩm ƣớt nhƣ vậy sẽ giảm độ ẩm của tƣờng. Khi phát hiện có chỗ dột ở mái phải chữa ngay, nếu không tƣờng sẽ bị hoen ố, mục tƣờng. Che chắn không để nƣớc mái xối vào tƣờng. Trƣờng hợp hai mái giao nhau cần làm hệ thống mái tôn để

thoát nƣớc và chảy ra một vị trí cách xa chân tƣờng. Chú ý kích cỡ máng phải lƣợng tính cho phù hợp, nếu nhỏ nƣớc sẽ tràn vào mỗi khi có mƣa to. Tƣờng vôi thƣờng có dây leo bám. Nếu có cần gỡ ra ngay vì rễ cây có thể ăn sâu vào những vết nứt nhỏ sẽ làm tăng độ ẩm của tƣờng. Thƣờng xuyên theo dõi nơi phía sau hậu cung, nơi có nhiệt độ ẩm thấp, dễ bị mối, côn trùng khoét.

Bảo quản nền, sân: Nền đƣợc kết cấu có hai dạng bề mặt gồm.

Nền khối: Đƣợc nện chặt hoặc làm bằng xi măng, song phải đảm bảo tính triết học phƣơng Đông, tức âm dƣơng giao hòa.

Nền xây, lát gạch: Hiện nay chủ yếu nề đƣợc lát gạch men hoa, hoặc lá nem tức loại gạch mỏng bằng đất nung.

Để bảo vệ tốt cần chú ý những điểm sau: Không cho nƣớc nhỏ chảy vào nền móng phía ngoài của di tích nhƣ vậy sẽ tránh đƣợc sụt lở, phải thƣờng xuyên kiểm tra những cây bên cạnh di tích vì rễ cây phát triển ăn sâu vào nền móng, kiểm tra phát hiện tổ mối, chuột… phải tiêu diệt ngay và hàn gắn chỗ bị phá hoại. Hiện nay do quá trình đô thị hóa mà nhà tầng mọc lên cùng với việc tôn cao nền đất.Trong khi đó nền di tích cổ lại thấp, dẫn đến hiện tƣợng ngập úng ở một số nơi.

3.2.2.3. Bảo vệ di vật trong di tích

Bất cứ di tích nào cũng chứa trong lòng nhiều di vật, chúng là bộ phận cấu thành không thể thiếu của di tích. Di vật cũng hàm chứa các giá trị lịch sử, nghệ thuật. Thông qua di vật phần nào cho thấy đƣợc sự hƣng thịnh về văn hóa trong lịch sử dân tộc. Để di vật trƣờng tồn cùng di tích, chúng ta cần có những phƣơng pháp cho việc bảo vệ, giữ gìn.

Đối với di vật bằng gỗ: Ta sử dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại. Đó là dùng hóa chất để ngâm. Tẩy, xông hơi, quét thuốc… tránh mối, mọt, rêu và các côn trùng khác xâm nhập. Hoặc có thể đƣa một số hiện vật cần thiết tới phòng bảo quản của bảo tàng thực hiện công tác bảo quản bằng

biện pháp khoa học, sau đó lại trả về vị trí cũ của hiện vật. Do đặc tính lý hóa học của gỗ, biện pháp tốt nhất là làm hạn chế độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng ở mức phù hợp, thực hiện thông thoáng cho di tích… Cần giữ vệ sinh, lau chùi hiện vật thƣờng xuyên để diệt trừ nấm mốc, bụi bặm. Không để dột, nƣớc thấm vào di vật gỗ vì nhƣ vậy rất nhanh mục, mủn. Khi lau chùi chú ý lau bằng vải mềm, không đƣợc ngâm di vật.

Đối với di vật bằng đá: Dùng một số chất liệu nhƣ ôxit nhôm, bột thủy tinh… hòa tan một tỷ lệ nhất định và sau đó trà lên bề mặt của di vật. Vệ sinh thƣờng xuyên lau chùi tẩy rửa bằng nƣớc sạch, chú ý những di vật đá ở ngoài trời cần có biện pháp che chắn nƣớc mƣa, không đổ rác bẩn, phóng uế gần di vật.

Đối với di vật bằng gốm: Do có đặc tính là dễ giòn, dễ vỡ nên cần đƣợc để, đƣợc đặt ở những nơi chắc chắn, cẩn thận khi lau chùi. Cùng với đó là những di vật bằng kim loại cũng cần làm nhƣ vậy.

3.2.3. Việc trùng tu di tích

Ở nƣớc ta theo pháp lệnh “Bảo vệ di tích LSVH và danh lam thắng cảnh” chƣơng II, điều 18 ghi rõ: “Việc tu bổ di tích và danh lam thắng cảnh phải đảm bảo nguyên trạng và tăng cƣờng sự bền vững của di tích LSVH và danh lam thắng cảnh”.

Thông tƣ số 208/VH - BT ngày 22/8/1986 Bộ Văn hóa hƣớng dẫn thi hành pháp lệnh trên nêu rõ: Việc tu bổ di tích, thắng cảnh phải di cơ quan chuyên trách tử sở VHTT trở nên đảm nhận, đƣợc tiến hành theo nguyên tắc sau:

Chỉ tiến hành công tác trùng tu trong trƣờng hợp tối cần thiết để bảo vệ di tích hoặc thắng cảnh.

Phải đảm bảo nguyên trạng yếu tố gốc còn lại.

Trong trƣờng hợp bắt buộc phải thay thế chất liệu mới thì phải thí nghiệm nhiều lần để đảm bảo kết quả hoàn toàn chính xác trƣớc khi áp dụng

Việc bắt buộc thay thế bộ phận cũ bằng bộ phận mới chỉ đƣợc tiến hành dựa trên những chứng cứ khoa học chuẩn xác và phải đƣợc phân rõ ràng giữa những bộ phận mới với những bộ phận cũ.

Đối với những di tích, di chỉ khảo cổ học bị hƣ hại chỉ đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp chắp nối, gá lắp những mảnh vỡ, tuyết đối không đƣợc phục nguyên những di tích khảo cổ học.

3.2.4. Sử dụng và phát huy tác dụng di tích

3.2.4.1. Sử dụng di tích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trƣớc hết di tích phải đƣợc sử dụng một cách tích cực, phục vụ nhu cầu văn hóa một cách lành mạnh, công tác nghiên cứu khoa học, làm sáng tỏ LSVH dân tộc. Nhất thiết phải gạt bỏ xu hƣớng thƣơng mại hóa, biến di tích thành đối tƣợng khai thác kinh tế là chính, mà quên mất chức năng văn hóa cao đẹp của chúng.

Các di tích là thiết chế tôn giáo tín ngƣỡng có sinh hoạt lễ hội truyền

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo vệ khu di tích lịch sử văn hóa côn sơn kiếp bạc ở hải dương hiện nay (Trang 52)