Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, văn hóa xã hội và vai trò của

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo vệ khu di tích lịch sử văn hóa côn sơn kiếp bạc ở hải dương hiện nay (Trang 29)

7. Kết cấu khóa luận

2.1.Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, văn hóa xã hội và vai trò của

khu di tích LSVH Côn Sơn - Kiếp Bạc đến sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện Chí Linh hiện nay

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Khu di tích LSVH Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng, cách Hà Nội khoảng 70 km. Khu di tích có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt. Huyện Chí Linh cách xa trung tâm thành phố hải Dƣơng 40 km, phía đông giáp Đông Triều (Quảng Ninh) phía Tây giáp tỉnh Bắc Ninh, phía nam giáp với huyện Nam Sách, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang. Chí Linh nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nơi đây có đƣờng giao thông thuận lợi. Đƣờng bộ có quốc lộ 18 chạy dọc theo hƣớng đông tây qua trung tâm thị xã nối liền Hà Nội - Quảng Ninh, đƣờng quốc lộ 37 nối quốc lộ 5 và đƣờng 18, đƣờng 37 là đƣờng vành đai chiến lƣợc quốc gia từ trung tâm thị xã tỉnh Bắc Giang. Đƣờng thủy có chiều dài 40 km đƣờng sông bao bọc phía đông, tây, nam của thị xã thông thƣơng với Hải Phòng, Bắc Giang, Đáp Cầu (Bắc Ninh).

Nơi đây có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô hanh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm. Nhiệt độ trung bình 23độ C đây là vùng mƣa ít so với bình quân trung của tỉnh.

Chí Linh có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, rừng có diện tích khoảng 1028ha, có nhiều loài động thực vật kết hợp với nhau tạo thành một khu sinh thái cảnh quan hấp dẫn. Khoáng sản ở đây tuy không

nhiều về chủng loại nhƣng nhiều trữ lƣợng có giá trị kinh tế cao nhƣ: đất cao lanh, sét chịu lửa, đá, cát vàng xây dựng, mỏ than nâu. Chí Linh còn có nhiều khu di tích thắng cảnh có tầm quan trọng đặc biệt đối với đất nƣớc mà điển hình là khu di tích LSVH Côn Sơn - Kiếp Bạc. Ở đây văn hóa phật giáo, nho giáo và lão giáo cùng tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỉ nhƣng tất cả đều thấm đợm bản sắc văn hóa dân tộc, đều để lại dấu ấn qua mỗi công trình xây dựng, qua từng kiến trúc, chặm khắc, qua các bia đá tƣợng thờ, hoành phi câu đối. Các di sản văn hóa phi vật thể quý giá ở Côn Sơn - Kiếp Bạc chứa đựng trong sách vở, truyền thuyết.

2.1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội

2.1.2.1. Về kinh tế

Huyện Chí Linh là một trong những huyện có tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá cao của tỉnh. Đảng ủy, UBND huyện, các tổ chức phòng ban … cùng toàn thể nhân dân luôn phấn đấu xây dựng đời sống kinh tế mới, từng bƣớc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

Trong qua trình thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội huyện đã có sự chuyển biến tích cự trong toàn bộ nền kinh tế cũng nhƣ quá trình chuyến dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ trong tổng số sản phẩm xã hội của huyện theo số liệu thống kê năm 2010. Tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng nhanh, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt 9, 7%.

Các ngành nông - lâm - thủy sản tăng 12, 7%, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 5, 9%, thƣơng mại - du lịch dịch vụ tăng 12, 2%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng giữa các ngành nông, lâm, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - du lịch, dịch vụ 16, 2% - 70, 3% -13, 5%. Tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời đạt 12, 7 triệu đồng/ năm. Sản xuất nông nghiệp có bƣớc chuyển biến đang chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hóa,

các địa phƣơng và nhân dân có nhận thức đúng đắn trong việc áp dụng thành tựu tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Sản xuất công nghiệp có tốc độ phát triển cao, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16, 5%. Sản lƣợng điện năm 2010 là 6, 100 triệu KW/ năm, tăng bình quân là 20%/ năm [18,tr.2].

Trên địa bàn huyện có 5166 cơ sở sản xuất công nghiệp, hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp kinh doanh. Giá trị tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh đạt 82 tỷ năm 2010.

Về kinh tế dịch vụ: Các hoạt động dịch vụ phát triển tƣơng đối đa dạng, phục vụ đầy đủ, kịp thời những nhu yếu phẩm của nhân dân. Giá trị kinh tế dịch vụ giữ vị trí quan trọng trong kinh tế chung của huyện. Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện hàng năm đều vƣợt chỉ tiêu kế hoạch, từ năm 2005 -2010 tăng bình quân 36%/ năm đảm bảo nguồn cho các nhu cầu chi ngân sách. Cho đến nay đài viễn thông, bƣu điện huyện tích cực xây dựng, các điểm bƣu điện văn hóa xã, hệ thống điện thoại phát triển kinh tế xã hội, đến nay toàn huyện có 14, 309 máy, đạt 9, 7 máy/ 100 dân [18, tr.3].

2.1.2.2. Về văn hóa - xã hội

Chƣơng trình xóa đói giảm nghèo đƣợc đƣợc các địa phƣơng quan tâm, số hộ khá và giàu tăng nhanh, hộ nghèo giảm còn 4, 5%. Toàn bộ các hộ dân trong huyện sử dụng điện, giải quyết tốt vấn đề việc làm cho ngƣời trong độ tuổi lao động. Lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo nghề, tập huấn, chuyển giao khoa học kĩ thuật, thông qua các lớp bồi dƣỡng, các ngành, đoàn thể.

Phong trào đền ơn đáp nghĩa hoạt động nhân đạo, từ thiện phát triển sâu rộng trong nhân dân. Huyện Chí Linh đã đầu tƣ trên 3 tỷ đồng và trên 4 nghìn ngày công xây dựng nghĩa trang liệt sĩ, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, ngƣời tàn tật, ngƣời già không nơi lƣơng tựa, nạn nhân chất độc màu da cam, thông qua vận động quỹ ngƣời nghèo đạt 2, 1 tỷ đồng.

Ngành giáo dục Chí Linh luôn là lá cờ đi đầu trong tỉnh về chất lƣợng, các loại hình đào tạo đƣợc đa dạng hóa, giải quyết 90% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có nhu cầu vào học trung học phổ thông. Tỷ lệ học sinh đi học cao, số cháu đến nhà trẻ đạt 42%, riêng mẫu giáo 5 tuổi đạt 100%. Các địa phƣơng quan tâm xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia, là đơn vị dẫn đầu trong phong trào xây dựng trƣờng chuẩn của tỉnh.

Trong những năm qua, huyện Chí Linh luôn chủ động phòng ngừa dịch bệnh, quan tâm, chăm sóc khám chữa bệnh cho ngƣời dân. Hệ thống y tế của huyện đƣợc quan tâm cả về trang thiết bị và nhân lực góp phần tích cực trong vấn đề phát triển kinh tế xã hội của huyện.

2.1.3. Khu di tích lịch sử văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc

2.1.3.1. Sơ lược về sự hình thành khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Chùa Côn Sơn nằm ở chân núi côn sơn có tên là Thiên Phúc Tự có từ trƣớc thời Trần. Vào thời Lê chùa đƣợc mở rộng, trùng tu rất nguy nga, đồ sộ. Trải qua biến thiên về thời gian, chùa Côn Sơn là một trong những trung tâm phật giáo của thiền phái Trúc Lâm Đại Việt mà Điếu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập ở thế kỉ XIV. Côn Sơn là nơi thờ quan Đại Tƣ Đồ Trần Nguyên Đán và Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Chùa đƣợc kiến trúc theo kiều chữ công gồm tiểu đƣờng, thiên hƣơng, thƣợng điện, Chùa có cây đại 600 tuổi. Giếng Ngọc nằm ở sƣờn núi Kì Lân, bên phải là lối lên bàn cờ tiên, phía dƣới chân Đặng minh Bảo Tháp. Côn Sơn là mảnh đất lịch sử lâu đời. Hơn một ngàn năm trƣớc, Định Quốc Công Nguyễn Bặc, thƣợng thủy tổ của dòng họ Nguyễn Trãi đã lập căn cứ ở đây để đánh sứ quân Phạm Phòng Át, giúp Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nƣớc vào năm 968. Côn Sơn là mảnh đất có bề dày văn hóa hiếm có. Ở đây có văn hóa phật giáo, nho giáo, lão giáo cùng tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỉ, nhƣng tất cả đều thấm đẫm bản sắc văn hóa Việt đều để lại dấu ấn qua mỗi công trình xây

dựng, qua từng chi tiết kiến trúc, chạm khắc, qua các bia đá, tƣợng thờ, hoành phi, câu đối… cảnh sắc thiên nhiên và con ngƣời tạo dựng làm cho Côn Sơn thành một “Đại thắng tích” ở đây có núi Kì Lân và Ngũ Nhạc, có rừng thông, có suối chảy, có hồ, có bàn cờ tiên…Vì vậy đây là nơi con ngƣời có thể gửi gắm ƣớc nguyện tâm linh, thỏa chí hƣớng và dung động tâm hồn. Cho nên từ bao đời nay, mùa chảy hội “trai thanh gái lịch đi lại đông nhƣ mắc cửi” bao thi nhân, trí giả tìm về rồi ở đó. Một năm côn Sơn có hai mùa hội. Hội mùa xuân bắt nguồn từ kỉ niệm của trúc lâm đệ tam tổ Huyền Quang (22/1). Hội mùa thu bắt nguồn từ ngày mất của Nguyễn Trãi.

Đền Kiếp Bạc là một địa danh lừng lẫy bên lục đầu giang, cách Côn Sơn khoảng 5km. Kiếp Bạc có thế “rồng vƣợn hổ phục” có “tứ đức, tứ linh”. Thế sông núi hiếm mà hài hòa, hùng vĩ khoáng đạt mà trang nhã. Tại đây hội nƣớc bốn dòng sông từ thƣợng nguồn dồn chảy vào sông Thái Bình và sông Kinh Thầy mang phù sa màu mỡ về bồi đắp. Kiếp Bạc có đƣờng thủy thuận lợi từ đền kiếp bạc có thể thuận tới Thăng Long, lên ngƣợc về xuôi, ra biển đểu rất dễ dàng nên đây là vị trí chiến lƣợc quyết chiến điểm mà cả quân dân Đại Việt cũng nhƣ quân xâm lƣợc đều cần chiếm vị trí trong các cuộc chiến tranh.

Vào thế kỉ XVIII Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn lập căn cứ, tích trữ lƣơng thực huấn luyện quân sĩ trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Khu di tích kiếp bạc có một vị trí trung tâm lớn nhất, linh thiêng nhất là ngôi đền thờ đức thánh Trần - Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn -vị anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất, vị tổng chỉ huy quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Kiếp Bạc là một thung lũng trù phú ba phía có dãy núi rồng bao bọc, một phía là lục đầu quang. Phía trƣớc đền cổng lớn có 3 cửa ra vào và nguy nga đồ sộ.

Có thể nói mỗi cảnh, mỗi sắc, hiện vật, dấu tích ở Kiếp Bạc đều gợi về bản hùng ca dữ của dân tộc ở triều đại nhà Trần, gợi nhớ về Đức Thánh Trần

linh thiêng trong tâm thức dân tộc Việt Nam, Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn ngƣời kết tinh hào khí Đông A, linh hồn của kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lƣợc. Kiếp Bạc đã trở thành nơi tâm linh, nơi tìm về dâng tấm lòng tri ân thàng kính và lời cầu mong đƣợc phù giúp chiến thắng mọi trở lực, đạt đƣợc mọi điều sở nguyện trong đời của biết bao thế hệ ngƣời Việt, thuộc mọi tầng lớp và ở mọi miền đất nƣớc. Ngoài đầu xuân cũng có các hoạt động lễ hội ở đây, lễ hội chính đƣợc tổ chức ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch.

Khu di tích LSVH Côn Sơn - Kiếp Bạc đƣợc hình thành từ rất lâu đời, trải qua nhiều thời kì lịch sử gắn với nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng ngày nay vẫn đƣợc lƣu truyền.

2.1.3.2. Những giá trị lịch sử văn hóa của khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc * Những giá trị lịch sử

Trong các giai đoạn lịch sử Việt Nam, vùng đất này luôn luôn đƣợc nhắc đến nhƣ là một biểu tƣợng của khí phách anh hùng, của tinh thần đoàn kết và lòng tự tôn dân tộc.

Trong thế kỉ XIII, dân tộc Việt Nam đã lập nên những chiến công vĩ đại nhƣ: Ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông xâm lƣợc. Di tích Kiếp Bạc với những cái tên nhƣ Bến Vạn Kiếp, Lục Đầu Giang và hàng loạt những di tích nổi tiếng khác gắn với cuộc đời của Quốc Công Tiết Chế Hƣng Đạo Đại Vƣơng Trần Quốc Tuấn. Vó ngựa quân nguyên tung hoành khắp nơi, nhƣng ba lần xâm lƣợc nƣớc ta thì chúng đều bị thất bại trƣớc ý chí chiến đấu của quân ta. Côn Sơn - Kiếp bạc còn là nơi di dƣỡng những tên tuổi lớn… Cuối thể kỉ XIV sau khi giúp triều đình dẹp yên loạn Dƣơng Nhật Lễ, ổn định triều chính và đất nƣớc, quan đại tƣ đồ Trần Nguyên Đán hiệu Băng Hồ, nhà chính trị, nhà thơ hài kịch pháp lớn cuối triều Trần đã về Côn Sơn dựng Thanh Hƣ Động để sống những năm tháng cuối đời. Thanh Hƣ Động nằm trong khu di tích Côn Sơn, muôn đời gắn với tên tuổi của Trần Nguyên Đán và Nguyễn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trãi, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, chính ở nơi đây từ thuở ấu thơ Nguyễn Trãi đã gắn bó tha thiết với núi rừng Côn Sơn cùng ông ngoại là Quan Đại Tƣ Đồ Trần Nguyên Đán. Côn Sơn là nơi hun đúc lên tinh thần yêu nƣớc, trí lƣợc tài ba và tƣ tƣởng nhân tâm xuyên suốt thời đại của Nguyễn Trãi. Trong lịch sử dân tộc Nguyễn Trãi là một trí thức lớn, một trong những nhà lãnh tụ kiệt xuất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ông đã có những đóng góp to lớn trong việc vạch ra đƣờng lối, sách lƣợc cho dân tộc.

* Những giá trị về văn hóa

Cùng với những giá trị to lớn về lịch sử, khu di tích LSVH Côn Sơn - Kiếp Bạc còn lƣu giữ cho mình lớp lớp trầm tích của văn hóa Việt Nam mà mỗi chúng ta đều có quyền tự hào, để mỗi khi chúng ta nghĩ đến ta nhƣ đƣợc trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Từ thế kỉ XVIII, thời nhà Trần đã ra đời một dòng thiền thuần Việt, do vua Trần Nhân Tông sáng lập. Thiền phái Trúc Lâm có ba thiền sƣ kiệt xuất là: Đệ nhất tổ - Điều Ngự giác Hoàng Trần Nhân Tông, Đệ nhị tổ - Pháp Loa và Đệ tam tổ - Huyền Quang tôn giả đã từng về Côn Sơn hoàng dƣơng thuyết pháp dựng lên Kì Lân rồi mở rộng thành Chùa Côn Sơn. Đây đƣợc xem là dạng phật giáo chính thức của Đại Việt nên có liên quan mật thiết với triều đại nhà Trần. Côn Sơn - Kiếp Bạc luôn là vùng đất linh diệu. Phật giáo, nho giáo, lão giáo cũng tồn tại và phát triển trên mảnh đất thấm đẫm bản sắc văn hóa thuần Việt này. Còn Kiếp Bạc là nơi trung tâm nội đạo thờ đức thánh Trần Hƣng Đạo.

Từ thời Lê Sơ lễ hội chùa Côn Sơn đã đƣợc tổ chức rất quy củ, sách Đại Nam Thống Chí viết: Phong tục ở đây cứ đến đầu mùa xuân trai gái đến chùa dâng hƣơng hàng tuần mới tan đó là thống hội của mùa xuân.

Lễ hôi Kiếp Bạc có quy mô quốc gia đƣợc hình thành sau khi quốc công tiết chế Trần Hƣng Đạo qua đời ngày 20/8/1300, lễ hội thu hút đông đảo du khách thập phƣơng tham gia.

Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc chứa đựng và phản ánh nhiều vấn đề lịch sử, văn hóa của dân tộc nhằm góp phần giữ gìn di sản văn hóa của cha ông ta để lại. Với đạo lý “uống nƣớc nhớ nguồn” lễ hội đƣợc cộng đồng tổ chức mang tính chất cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp thế hệ trẻ bồi đắp thêm lòng tự hào dân tộc và truyền thống quê hƣơng đất nƣớc.

2.1.4. Vai trò của khu di tích lịch sử văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện.

2.1.4.1. Đối với sự phát triển kinh tế

Khu di tích LSVH Côn Sơn - Kiếp Bạc đƣợc xem là một tiềm năng kinh tế nếu đặt nó đúng vào vị trí kinh doanh của ngành du lịch. Và hiện nay nó đang chiếm một tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế của huyện nói riêng và của cả nƣớc nói chung. Có thể có rất nhiều yếu tố làm nên hiện tƣợng quan

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo vệ khu di tích lịch sử văn hóa côn sơn kiếp bạc ở hải dương hiện nay (Trang 29)