Một số phƣơng hƣớng cơ bản

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo vệ khu di tích lịch sử văn hóa côn sơn kiếp bạc ở hải dương hiện nay (Trang 49)

7. Kết cấu khóa luận

3.1. Một số phƣơng hƣớng cơ bản

3.1.1. Chính sách của Đảng và Nhà Nước ta

Trong chiến lƣợc xây dựng đất nƣớc theo mục tiêu: Dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Di tích đƣợc xem nhƣ một bộ phận hợp thành nền tảng tinh thần xã hội, nó vừa là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Di tích lịch sử văn hóa là một bộ phận cơ bản, trọng yếu của nền văn hóa dân tộc. Thái độ ứng xử đối với di tích lịch sử văn hóa nói lên trình độ nhận thức của mỗi quốc gia, dân tộc, địa phƣơng.

Trong quá trình hoạt động và phát triển của sự nghiệp bảo vệ các khu di tích ở nƣớc ta, Đảng và Nhà nƣớc đã thực hiện quyền quản lý đối với các di tích LSVH, phân định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Thực tế trong nhiều năm qua, đặt ra yêu cầu cấp bách là phải thống nhất nhận thức và xác định những điều kiện quyền quản lý nhà nƣớc đối với các di tích LSVH. Nội dung cơ chế quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đƣợc thể hiện rất rõ trong pháp lệnh “Bảo vệ và sử dụng di tích LSVH và danh lam thắng cảnh” số 14 -LCT của Hội đồng Nhà nƣớc công bố ngày 4 -4 -1984 và quyết định số 482 - VH/ QĐ ngày 3 -5 -1989 của Bộ văn hóa thể thao quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cục Bảo Tồn Bảo Tàng.

Xây dựng những văn bản pháp lý là yêu cầu đầu tiên của sự nghiệp bảo vệ di tích. Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành những văn bản pháp lý làm cơ sở

cho công tác quản lý bảo vệ di tích. Ngày 23 -11 -1945 Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 65/SL ấn định nhiệm vụ của Đông Dƣơng Bác Cổ học viện. Sắc lệnh coi toàn bộ di tích LSVH là tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc phá hủy đình, chùa, đền, miếu và những nơi thời tự khác cùng với những di tích khác chƣa đƣợc bảo vệ, cấm phá hủy bia ký, văn bằng có ích cho lịch sử.

Gần đây để tăng cƣờng pháp chế XHCNvề bảo vệ di tích - Hội đồng nhà nƣớc ban hành pháp lệnh số 14LCT/HĐNN về bảo vệ và sử dụng di tích LSVH và danh lam thắng cảnh. Ngoài ra các báo cáo chính trị của mỗi lần đại hội Đảng toàn quốc đều đề cập đến công tác bảo vệ di tích lịch sử nhƣ một lĩnh vực quan trọng của công tác văn hóa.

Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành trung ƣơng của Đảng lần thứ 4 (khóa VII) có nêu: Xây dựng và phát triển sự nghiệp bảo tồn phát huy truyền thống tốt đẹp của di tích, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Nghị quyết hội nghị trung ƣơng 5 khóa VIII của đảng đã nhấn mạnh: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.Mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc… Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hóa. Bảo vệ và tôn tạo các di tích LSVH và danh lam thắng cảnh của đất nƣớc.

Ngày 18/6/2010 quyết định số 920QĐ -TTg của thủ tƣớng chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích lịch sử, văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng.

3.1.2. Chính sách của Tỉnh, huyện

Để cụ thể hóa vận dụng có hiệu quả các pháp lệnh và thực tế việc bảo vệ di tích ở khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, ban quản lý di tích, ủy ban nhân dân thị xã Chí Linh, sở văn hóa thông tin tỉnh Hải Dƣơng đã ban hành một số tài

liệu nhằm tạo cơ sở cho việc định hƣớng hoạt động của các cơ quan làm nhiệm vụ bảo vệ di tích. Trong đó phải kể đến: “bản quy chế phân cấp quản lý bảo vệ sử dụng di tích danh thắng”. Quy định cụ thể chức năng và nhiệm vụ của các cấp, các cơ quan từ thành thành phố đến quận (huyện), phƣờng (xã) đối với công tác bảo vệ di tích.

Trong tháng 4 và tháng 5 - 2013 Bộ VHTTDL sẽ tiến hành khảo sát, kiểm tra thực hiện nội dung thông tƣ số 19/2013/TTLT-BVHTTD -BTNMT ngày 30 - 12 - 2013 của Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du lịch, Bộ TNMT hƣớng dẫn bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch, tổ chức về việc bảo vệ, phát huy giá trị tại khu di tích.

Ban thƣờng vụ Tỉnh Đoàn Hải Dƣơng tổ chức ra quân các Đội thanh niên tình nguyện hƣớng dẫn phục vụ lễ hội tại khu di tích.

Đã nhiều năm qua nhất là từ khi đổi mới đất nƣớc, Ủy ban nhân dân huyện đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng và vai trò của khu di tích SLVH, đã có nhiều quan tâm đến việc bảo vệ di tích nhƣ đã phân công trách nhiệm của các ban ngành có liên quan đến công tác bảo vệ khu di tích:

Phòng văn hóa thông tin huyện: Tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ khu di tích theo đƣờng lối chủ trƣơng của nhà nƣớc. Tổ chức quản lý tốt các hoạt động tín ngƣỡng, thực hiện nếp sống văn minh.

Ủy ban nhân dân xã: Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành chức năng, các đoàn thể quần chúng trong công tác bảo vệ di tích. Chỉ đạo việc tu bổ sửa chữa đối với những chỗ của khu di tích đã xuống cấp.

Các phòng ban trong xã: Nhƣ mặt trận tổ quốc, công an, hội phụ nữ, hội phật giáo huyện, ủy ban nhân dân phải có sự phối hợp chặt chẽ với phòng văn hóa thể thao, UBND huyện giải quyết tốt các vấn đề công tác bảo vệ di tích LSVH trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo vệ khu di tích lịch sử văn hóa côn sơn kiếp bạc ở hải dương hiện nay (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)