Ngoài mô hình giám sát trạm, giao diện còn mô tả hoạt động đóng cắt của thiết bị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giao thức truyền thông IEC 61850 trong trạm biến áp (Trang 86)

máy cắt thông qua mô hình sự cố trong trạm.

Hình 4.26: Mô hình sự cố trong trạm GSE.

- Mô tả hoạt động từ những mô hình trong mô phỏng đều được giải thích bằng ngôn ngữ mở rộng XML. Phần ngôn ngữ XML được bổ sung trong phần phụ lục.

C. Kết luận.

Nội dung chương này đã giới thiệu tổng quan về ngôn ngữ SCL thông qua những

mô hình đối tượng và những tập tin từ file SCL. Chương này cũng đã trình bày

được những phương án cũng như là yêu cầu trong việc thiết kế và nâng cấp trạm để

có thể áp dụng được tiêu chuẩn IEC 61850.

Trọng tâm của chương này là làm rõ vai trò của SCL trong việc thiết kế trạm theo

tiêu chuẩn tự động hóa IEC 61850. Ngoài ra, chương này cũng đã giới thiệu một số

phần mềm dùng để làm công cụ cấu hình trạm nhằm giúp tiết kiệm được thời gian,

chi phí cho quá trình thiết kế, qua đó giúp cho chúng ta tiếp cận được tiêu chuẩn

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - ĐÁNH GIÁ

5.1. Kết luận.

Nội dung tổng quát của luận văn là một quá trình tập trung tìm hiểu cách thức

thực hiện trao đổi thông tin về dữ liệu giữa các thiết bị, các mô hình đối tượng

thông qua các dịch vụ trừu tượng trong tiêu chuẩn IEC 61850. Chương một đã nêu

ra được tầm quan trọng của hệ thống trạm tích hợp, cùng với đó là giới thiệu về

thiết bị điện tử thông minh đã thay thế được hệ thống rơle truyền thống mang nhiều nhược điểm. Ngoài ra, chương này đã giới thiệu về lịch sử phát triển của hệ thống

mạng Ethernet dùng để kết nối và giám sát các thiết bị trong trạm, từ trướcđến nay đã có rất nhiều giao thức được dùng nhằm làm tăng khả năng kết nối giữa các thiết

bị tích hợp trong trạmnhưng vẫn không đem lại hiệu quả cao. Từ đó, đặt ra là phải

có một giao thức mới đáp ứng được yêu cầu là kết nối được tất cả các thiết bị từ

nhiều nhà cung cấp khác nhau, hai giao thức là UCA 2.0 và IEC 61850 ra đời và

đáp ứng được yêu cầu trên nên được chọn làm giao thức truyền thông nền tảng cho quá trình tự động hóa trong trạm biến áp.

Những mô hình đối tượng từ tiêu chuẩn IEC 61850 ở trong chương 2, đã nêu

được tầm quan trọng của việc sử dụng mô hình ảo trong việc ứng dụng các phần tử Logical Node để điều khiển hay giám sát thiết bị thực. Chương này được xem là kiến thức cơ sở trong việc phân tích các dữ liệu và thuộc tính dữ liệu, từ đó thiết lập được trạng thái hoạt động cho các thiết bị.

Quá trình giám sát hoạt động của trạm thông qua sự giám sát các IED, những hoạt động này được thiết lập thông qua quá trình cài đặt những dịch vụđi kèm trên IED

được giới thiệu trong chương 3. Chương này còn giới thiệu những lớp dữ liệu, thuộc

tính dữ liệu và những mô hình đối tượng dịch vụ, từ đó làm nền tảng cho việc cấu

hình trạm, thiết lập các liên kết giữa những thiết bị với nhau thông qua những phần

tử Logical Node hay sử dụng dịch vụ trên IED như: GOOSE, SV, Report – Log. Với những đặc điểm mang tính ứng dụng của tiêu chuẩn IEC 61850 đã được phân tích trong chương 4. Chương này đã giới thiệu cấu trúc ngôn ngữ SCL trong việc

kế, xây dựng trạm mới theo tiêu chuẩn. Ngoài ra, chương này đã giới thiệu về phần

mềm Kalkitech, với công cụ là phần mềm Kalkitech giúp cho việc xây dựng cấu

hình trạm được dễ dàng hơn.

5.2. Đánh giá hướng phát triển.

Trên cơ sở công nghệ truyền thông hiện đại và cách tiếp cận mới về mô hình đối tượng giám sát điều khiển cũng như cách thức trao đổi dữ liệu của các đối tượng, tiêu chuẩn IEC 61850 tạo ra khả năng tích hợp cao cho các hệ thống tự động hoá

trạm biến áp, vấn đề không tương đồng giữa các thiết bị từ các nhà cung cấp khác nhau dần được giải quyết. Với việc giảm tối đa các dây dẫn tín hiệu, tăng khả năng tương tác giữa các thiết bị, hệ thống sẽ trở nên linh hoạt và tin cậy hơn, đồng thời giảm được giá thành thiết kế cũng như chi phí vận hành, bảo dưỡng. Tuy nhiên để

có thể ứng dụng hiệu quả tiêu chuẩn IEC 61850 trong hệ thống điều khiển tích hợp

trạm biến áp, cách thức thiết kế cần có những thay đổi quan trọng đó là xây dựng

cấu hình phần mềm trên cơ sở đặc điểm thiết bị và phương thức đo lường, giám sát

điều khiển trong bảo vệ trạm.

Trong phạm vi luận văn cơ bản đã đạt được nội dung đặt ra là tìm hiểu cách thức

truyền thông, cách mô hình hóa các đối tượng và dịch vụ trong tiêu chuẩn IEC 61850. Tuy nhiên kết quả vẫn còn khiêm tốn do hạn chế về thời gian cũng như thiếu

các thiết bị thựcđể áp dụng cho việc tiến hành các mô phỏng.

Để tiếp tục cho quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng, trong các nghiên cứu

sau chúng ta sẽ đi sâu vào vấn đề kiểm tra tốc độ truyền dữ liệu mà tiêu chuẩn đạt được thông qua số lượng thông điệp có trong trạm, thực hiện kết nối các IED của

nhiều nhà sản xuất trong cùng hệ thống để kiểm tra tính ổn định và tương tác với

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Huỳnh Nhơn (2010), Thiết kế nhà máy điện và trạm biến áp. Đại học quốc gia

TP. HCM.

[2] Huỳnh Nhơn - Hồ Đắc Lộc (2010). Trạm và Nhà máy điện. Đại học quốc gia

TP. HCM.

[3] Nguyễn Văn Anh (2010). "Tìm hiểu và ứng dụng Protocol IEC 61850”. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh.

[4] Võ Đức Hoàng. (2006) "Nghiên cứu thiết kế lắp đặt hệ thống điều khiển thu

thập dữ liệu các trạm biến áp truyền tải khu vực miền Trung", Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

[5] Hồ sơ kỹ thuật trạm biến áp Thuận An 22/110/220kV. (2010).

[6] GE Energy Services, (2002). “UCA & GE Energy Systems: An Introduction”, Volume 1, SWM0024, Jan. 2002.

[7] B.Kruimer (2003). “Substation Automation – Historical Overview IEC 61850” Seminar, Kema, Amsterdam, August 2003.

[8] IEC 61850 (2003) “Communication networks and systems in substations”. www.iec.ch.

[9] L. Andersson, Ch. Brunner and F. Engler (2003). "Substation automation based on IEC 61850 with new process-close technologies", IEEE Powertech Bologna.

[10]Kalkitech SCL Manager. (2009). http://www.kalkitech.com

[11] Klaus-Peter Brand, V. Lohmann, W. Wimmer. (2003) “Substation Automation Handbook”, Utility Automation Consulting Lohmann. http://www.uac.ch

[12] K.C. Behrendt, M.J. Dood. (2004) “ Substation Relay Data Communications,” Schweitzer Engineering Laboratories 2 Pullman, Washington.

http://www.selinc.com

[13] Lars Andersson, Klaus-Peter Brand, Wolfgang Wimmer. (2001) “The communication standard IEC61850 supports flexible and optimised substation automation architectures”, 2nd International conference on Protection and Control in New Delhi.

[14] K.P.Brand, V.Lohmann, W.Wimmer. (2003). “Substation Automation

Handbook” UAC 2003. ISBN 3-85759-951-5.www.uac.ch

[15] K.P. Brand, C. Brunner, W. Wimmer (2004) “ Design of iec 61850 based substation automation systems according to customer requirements”. ABB

Switzerland Ltd, Baden and Zurich (Switzerland). Session 2004.

http://www.cigre.org

[16] K.P.Brand, M.Janssen, (2005) “The Specification of IEC 61850 based Substation Automation Systems”, Paper presented at DistribuTech 2005, San Diego.

[17] Marzio Pozzuoli. (2003) “Ethernet in Substation Automation Applications Issues and Requirements,” in Proc. Western Power Delivery Automation Conf.

[18] S.A. Kunsman, M.C. Kleman (1997) “High Speed Communications for protective Relaying” presented at the 24th Annual Western protective Relaying Conference, Spokane, WA.

[19] T. Skeie, S. Johannessen, and Ch. Brunner (2002) “Ethernet in Substation Automation”, IEEE Control Systems Magazine, 22(3): 43-51, June 2002.

[20] Sel. (2001). "System Integration Literature".

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giao thức truyền thông IEC 61850 trong trạm biến áp (Trang 86)