Mô hình trao đổi thông tin.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giao thức truyền thông IEC 61850 trong trạm biến áp (Trang 31)

B. Tiêu chuẩn IEC61850 và những mô hình đối tượng 2.1 Giới thiệu về tiêu chuẩn IEC 61850.

2.3.3.Mô hình trao đổi thông tin.

Giới thiệu.

Phương thức truyền thông tin trong các mô hình phân cấp trong phần 7-4 bằng

cách sử dụng các dịch vụ được định nghĩa trong phần 7-2. Các phương pháp trao

đổi thông tin chủ yếu rơi vào ba loại: Mô hình đầu ra, mô hình đầu vào, mô hình quản lý trực tuyến và tự mô tả. Hoạt động của các dịch vụ dựa trên dữ liệu, thuộc

tính dữ liệu, và các thuộc tính khác thường được chứa trong các LN.

Hình 2.11: Nguyên tắc mô hình đầu ra và đầu vào.

Mô hình dịch vụ đầu ra được tác động từ những lệnh bên trong để có thể xuất tín

hiệu đầu ra thông qua quá trình giao tiếp, hoặc thay đổi trạng thái của một thuộc

tính dữ liệu sau đó báo cáo kích hoạt. Nếu quá trình giao tiếp là một IED theo tiêu chuẩn IEC 61850, dịch vụ này sẽ xuất một tín hiệu đầu ra trực tiếp. Các dịch vụ

truyền thông đầu vào có thể mang thông tin trực tiếp từ giao diện hoặc đã được tính

toán trong IED.

Mô hình đầu ra (Output Model).

Mô hình điều khiển máy cắt (XCBR) của LN với thuộc tính dữ liệu XCBR.Pos-

ctlVal. Trước khi yêu cầu dịch vụ thực hiện kiểm soát sự thay đổi vị trí của một

tắc Local/Remote ở vị trí “remote” và nút khóa liên động (CILO) đã cho phép. Các chuỗi điều kiện cần thỏa mãn có thể là:

+ Công tắc Local/Remote của máy cắt XCBR.Loc

+ Thông tin trạng thái mode của máy cắt XCBR.Mod

+ Kiểm tra điều kiện của các thiết bị

+ Các thuộc tính khác như: khóa liên động, cấu hình xung, mô hình điểu khiển, và thời gian được định nghĩa trong lớp dữ liệu dùng chung DPC.

Hình 2.12: Mô hình đầu ra.

Sau khi tất cả các điều kiện đã thỏa mãn, tín hiệu đầu ra có thể thỏa mãn điều kiện và điều khiển thiết bị thực. Tín hiệu điều khiển có thể xuất lệnh qua giao diện kiểu đi dây truyền thống hoặc có thể thông qua giao diện bus.

Khái niệm mô hình GSE.

Những tin nhắn sự cố trong trạm mô tả việc trao đổi thông tin giữa dữ liệu đầu

vào từ một IED với các dữ liệu đầu ra.

Hình 2.13: Khái niệm mô hình ngõ ra GSE.

Các điều kiện thỏa mãn kiểm tra để hoạt động trước khi sử dụng các tín hiệu đầu ra, được mô tả như một khóa liên động để xác định địa chỉ của phạm vi ứng dụng.

Báo cáo dữ liệu và ghi nhật kí.

Các sự cố bên trong trạm được xem như một phần tử để yêu cầu báo cáo và ghi nhật kí. Thông tin này được tập hợp lại để dùng thiết lập dữ liệu. Dữ liệu này dùng

làm cơ sở cho nội dung báo cáo và ghi nhật kí. Các dữ liệu được lưu lại dùng để

tham khảo cho cơ sở dữ liệu và thuộc tính dữ liệu sẽ thiết lập. Những dữ liệu và giá trị thuộc tính dữ liệu được báo cáo và ghi nhật kí được quy định cụ thể trong thiết

lập dữ liệu.

Hình 2.14: Thiết lập dữ liệu và báo cáo cho một máy cắt.

Xét thuộc tính dữ liệu stVal của dữ liệu MyLD/XCBR1.Pos về vị trí để thấy sự

khác nhau trong thiết lập dữ liệu.

+ Trong trường hợp bên trái, dữ liệu gồm 9 thành phần trong đó có Pos.stVal nếu

thay đổi thành stVal, thì sẽ làm thay đổi giá trị xác nhận trong báo cáo. Trường hợp

bên phải có 2 thành phần dữ liệu, trong đó thành phần .Pos (có 6 thuộc tính dữ liệu:

stVal, q, t, . . .). Nếu có sự thay đổi thành phần trong Pos (thay đổi đặc tính dữ liệu

stVal) sẽ tạo ra sự thay đổi cho tất cả các giá trị thuộc tính dữ liệu của tập hợp các thành phần dữ liệu .Pos (stVal, q, t, ...).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giao thức truyền thông IEC 61850 trong trạm biến áp (Trang 31)