B. Tiêu chuẩn IEC61850 và những mô hình đối tượng 2.1 Giới thiệu về tiêu chuẩn IEC 61850.
2.2.1. Phân tích chức năng ứng dụng và trao đổi thông tin.
Tiêu chuẩn IEC 61850 được hiểu thông qua những mô hình và cơ chế trao đổi
thông tin, mô hình trao đổi thông tin và phương pháp mô hình hóa được xem là nền
tảng của tiêu chuẩn trong việc phân tích những ứng dụng từ việc phân tích thiết bị
thật thông qua mô hình ảo.
Hình 2.4: Mô hình tiếp cận tiêu chuẩn IEC 61850.
Trong tiêu chuẩn việc xác định thông tin và trao đổi thông tin được thực hiện một
cách độc lập và cụ thể (sử dụng mô hình trừu tượng). Tiêu chuẩn này, đã sử dụng
khái niệm ảo, khái niệm này đưa ra một cái nhìn về những khía cạnh của việc trao đổi thông tin từ những LN dùng mô tả hoạt động của thiết bị thực thông qua môi
trường ảo. Chỉ ra những chi tiết được yêu cầu để cung cấp khả năng kết nối tương đồng của các thiết bị. Cách tiếp cận tiêu chuẩn bằng cách chia nhỏ các chức năng
ứng dụng thành các phần nhỏ hơn, sử dụng để trao đổi thông tin, những phần nhỏ
này được gọi là các LN. Ví dụ, mô hình ảo cho một máy cắt, với tên được tiêu chuẩn hóa là XCBR. Một Logical Device (LD) được xây dựng dựa trên một tập hợp
những LN và mô tả được đặc điểm của một IED.
Những phần tử cần được cấu hình trong hệ thống như: LD, LN và Data việc cấu
hình để chọn các LN và Data phù hợp với tiêu chuẩn và thiết lập các giá trị cụ thể
trong từng trường hợp. Những LN có thể đáp ứng từ một đến 30 dữ liệu cho việc
cấu hình. Dữ liệu có thể chứa một hoặc nhiều hơn 20 thuộc tính. Các LN có thể
chứa hơn 100 thông tin cá nhân được tổ chức trong một cấu trúc theo thứ bậc. Nội
dung của LN mô tả cho các dữ liệu và thuộc tính dữ liệu.
Hình 2.5: Mô tả loại thông tin trong LN.
Những LN được hình thành từ những khối trong IED có trong trạm. Ví dụ như
máy cắt (XCBR). Chức năng bảo vệ của các IED được thiết lập là những giá trị như điện áp hay dòng điện nhận từ các VT hay CT. Những chức năng trong thiết bị bảo
Hình 2.6: Nguyên tắc hợp thành của khối thiết bị (IED).